You are on page 1of 18

Zhan Zhuang

(Standing Pole)
motgiot99@yahoo.com

Thức thứ nhất: tâm kinh.

Chú ý các điểm đánh A,B,C..., sẽ chú thích sau

A- cầm hơi rút vào, nhắm mắt lại cũng được nếu chỉ muốn dưỡng sinh, nếu
muốn tập cho võ thuật thì mắt hé mở, lưởi để tự nhiên sẽ chạm phần trên lợi
của răng trên, không cong lưởi để chạm vòm như một số khí công gia khuyến
khích. Mắt và cả mặt buông xã

B- vai trầm và hơi đưa ra trước thì như vậy ngực hàm hung và relax (K). Hơi
tách khớp xương tay và vai, khi làm đúng thì

C-hai cùi chỏ sẽ hướng ra ngoài, một phần thật nhỏ lực sẽ đi theo hình mũi
tên vòng cung mà tôi vẽ từ vai xuống bàn tay

D-cổ tay hơi có gốc độ, tức bàn tay hơi nâng lên đồng thời cổ tay để một chút
lực xoắn như hình cuối

E- bàn tay xoè, hổ khẩu mở, ngón tay không căng thẳng nhưng cũng không
quá cong. Trong 5 thức bàn tay có chút khác biệt cũng như khi đi bài quyền
thái cực, bàn tay tuy mở nhưng không giống nhau cho tất cả các thức
G-cạnh ngoài của bàn chân hướng thẳng về phía trước hay hướng vào phía
trong cũng được, như vậy thì cạnh trong của chân (H) sẽ hội tụ hình chữ bát

F-khi G làm đúng và khoảng cách cạnh ngoài của chân tương đương chiều
rộng vai, rùn ngừoi xuống và buông xã thì đầu gối có khuynh hướng đi về
gần nhau, như vậy 3 kinh dương và 3 kinh chân đều đựoc kích thích

J-Đối với người tập võ thì rùn sâu một chút và với cấu trúc đó bàn tọa tự động
đẩy vào, hậu môn tự động khoá. Đối với ngừoi lớn tuổi đứng hơi cao thì bàn
toạ nên cố ý đẩy vào

I-khi B, C làm đúng thì lưng sẽ tròn bạt bối

L- vì tay khuỳnh nên hành giả sẽ thấy cạnh trong cũng như cạnh ngoài cùng
với vai tạo thành vòng tròn và với tính chất mở rộng của nó nên cạnh ttrong
của của tay, nách, cạnh thân có khoảng trống như có thể kẹp trái banh (L)
vậy

M-người không nghiêng ngả, nhìn rất vững chảy, lâu dần tấn sẽ trụ

Nếu làm đúng cách thì nếu có người vổ và lưng hông bụng với sức mạnh thì
hành giả vẫn cảm thấy thoải mái không đau đớn

Hành giả phải cố gắng buông xã không gồng cứng. Cũng như thái cực quyền,
những tư thế khó relax nhưng tập lâu sẽ relax được, lúc đó sẽ hiểu được thế
nào là nhu mà không nhược, cương mà không cường
thức thứ 2: can kinh

Sau khi đứng thức thứ nhất- thí dụ 5 phút-thì chuyển qua thức thứ nhì. Động
tác chuyển thật chậm như đi TCQ.

Khi chuyển, lưng bàn tay hướng vào trong và đối diện nhau, cổ tay hơi vặn
căng, đến khi 2 bàn tay ngang vai thì mới xoay tay, hướng lòng bàn tay vào
người như ôm trăng, khoảng cách từ 1 nắm tay đến 3 nắm tay tuỳ theo cấu
trúc cơ thể của mỗi người. Khoảng cách này tuỳ theo hành giả, sau một thời
gian tập, cảm giác khí lực sẽ là yếu tố xác định cho mỗi người biết được
khoảng cánh nào là đúng cho mình
thức thứ ba: tỳ kinh

sau khi đứng thức thứ nhì- thí dụ 5 phút- thì chuyển qua thức thứ ba. Kéo tay
vào sát ngực, lật bàn tay rồi đẩy từ từ ra
thức thứ tư: thận kinh
Sau khi đứng tỳ kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển qua thận kinh
thức thứ 5: phế kinh
Sau khi đứng thế thứ tư thận kinh- thí dụ 5 phút thì chuyển chậm chậm qua
thức thư 5, theo hình vẽ. Nên chú ý sau khi hoàn tất vị thế thì long bàn tay
hướng qua 2 bên phải trái, chứ không phải hướng vè phía trước. Nhìn hình
cuối bên phải (hình nhìn ngang) sẽ rõ hơn.
Q&A

1. anh motgiot có thể nói rõ hơn về người khi tập trang công hơi đẩy trọng
tâm về phía trước,hoặc phía sau để làm gì không?

Tôi tạm mượn một hình ảnh mà surveyor post Chen style. So sánh 2 hình các
bạn sẽ thấy trọng tâm của Chen đặt ở gót chân. Lối này cho những người
dưỡng sinh lớn tuổi gối đã yếu, thế đứng khó trụ vững chảy, chỉ đụng nhẹ sẽ
ngã ra sau. Đối với người tập võ thì không nên tập lối này. Cho dù người yếu
gối sau một thời gian tập luyện cũng nên dần dần đẩy trọng tâm về giữa bàn
chân, về phương diên khí thì sẽ nối liền Dũng tuyền và hội âm, có khả năng
sửa gối, cũng giúp ích phát kình như là sức búng ra

2. Bí quyết về hình
Lai mượn hình của surveyor post Chen style.

Lối đứng của 2 chân khác nhau. Chen style như kỵ mả của ngoại gia, 2 bàn
chân chữ bát ngược. Nói ngược vì khi nguời tập nhìn xuống sẽ thấy ngược

uic hỏi: 1. Xin anh Một giọt nói kĩ hơn nữa về vấn đề làm sao để thót hậu
môn trong khi đẩy vị trí đan điền ra trước mà lưng vẫn thẳng và phần háng
sát bẹn(hậu môn) lại có ý khép lại.

Lối đứng của Chen làm hở hậu môn, thế là người ta chế ra thót hậu môn. Có
khi người ta chủ trương thót hậu môn trong lúc đi TCQ. Nếu đứng theo tự
nhiên theo tôi chỉ dẩn thì gối tự đi vào, đẩy mông ra một chút phía trươc thì
hậu môn được đóng một cách tự nhiên, nhờ vậy mà relax dễ dàng, ý không
bị tán loạn vì lo nhíp hậu môn

Thứ hai về phương diện đông y, Thận làm chủ, là lò của tinh. Tinh sung thì
khí mãn. Dũng tuyền nằm trên thận kinh. Mặc dầu 5 thức chia ra tim gan tỳ
thận phế nhưng thật ra chúng là mối liên hệ không tách rời, thế đứng khép
gối một cách tự nhiên không gồng gánh làm đường thận kinh thông suốt.
Trong TCQ, những 2 bàn chân theo chữ bát thuận thấy rất nhiều , nhất là
trong lúc chuyển hướng, người ta chỉ thấy phương diện chuyển hướng mà
không thấy sự kích thích thận kinh.

3. anh motgiot nói khi tập trạm trang khí cảm sẽ quyết định khoảng cách
giữa hai tay>>khí cảm như thế nào thì là đúng??

Trả lời: Bạn thích ăn thịt chấm mắm nêm hay nước mắm, chỉ có bạn mới biết.
Sau một thời gian tập luyên bạn sẽ chọn đúng vị thế cho cơ thể của mình.

Hãy nhìn lại hình đính kèm post trên để so sánh. Chen style cho khoảng cách
khá xa giửa2 bàn tay. Lối này dễ cho các cụ, đở mõi. Nhưng với thanh niên
thì nên đâu tay sát hơn, lưng sẽ tròn hơn (bạt bối), khí sẽ bọc tròn thân, tù
nách đến sườn tạo ra nội công thiết bố sam, dĩ nhiên khó relax hơn, nhưng
cái khó đã làm được thì cái dễ lại quá dễ dàng, sau này sử dụng kình từ vai
sẽ mạnh mẽ.

Thường người ta hay nói đến truỵ chỏ, thế là đua nhau cái gì cũng truỵ chỏ.
Không hẳn như vậy, phải hiểu tại sao phải truỵ chỏ thì khi hành trạm trang
hay đi bộ vị TCQ mới chính xác. Trong hình Chen style, trỏ truỵ hơi nhiều, dẽ
cho các cụ dưỡng sinh nhưng không tạo điều kiện nhiều để phát triển bằng
kình và thại kình, đó là chưa nói đến kình từ chỏ

uic lại hỏi : có người bảo tập trạm trang công cũng có thể bị cứng? vậy cứng
ở chỗ nào? Câu hỏi này có thể có 2 ý và có liên quan với phần tôi nói trên
nên xin trả lời ở đây

Thư nhất, tập trạm trang theo lối này và đứng với thời gian dài nên cơ bắp
phải căng thẳng, nhưng lúc nào ta cũng phải relax, có nghia là ta dụng lực tối
thiểu nhất để giữ bộ vị. Giũ bộ vị không có nghĩa cứng nhắc không lay động,
vì khi khí lực di chuyển cực mạnh thì có thể tạo lắc lư hay shaking. Cho dù sự
shaking không phải do khí mà do mỏi mệt lay động thì ta lại càng phải relax,
không dụng sức để kềm chế . Dù sao thì với thời gian tập luyện cơ bắp khi để
bình thường thì mềm nhưng ở nhũng bộ vị liên quan thì cứng một cách tự
nhiên không phải do gòng mà ra, cơ bắp có âm dương cân bằng và flexible
chứ không phải cứng ngắc như các nhà cử tạ, cơ bắp bị rút ngắn

Thứ hai, có người sinh ra đã mang chứng muscle tightness, hoặc do nghề
nghiệp tạo nên, thì như vậy khi tập trạm trang phải chuyển đổi cho phù hợp
với cơ thể. Tôi sẽ nói thên chiến lược relax, ý và hơi thở sau và cấp bậc của
internal work ( nội công) sau

4. Có người e-mail cho tôi hỏi: khi bat dau thi the nao va ket thuc ra sao.

Tôi không trả lời theo thứ tự thời gian cho các bạn mà theo mối liên hệ của
vấn đề, cho nên xin trả lời câu này trước.

Trước khi tập trạm trang ta nên warm-up theo lối của phái TCQ, nhất là động
tác xoay eo phải trái với 2 cánh tay đong đưa hoàn toàn buông thả, làm sao
cảm thấy khớp vai, khớp chỏ khớp cổ tay, các khớp ngón tay như tách ra vì
không có một lực nào kềm chế chúng lại. Các khớp cột sống dản mở, thì bắt
đầu đứng như thế chuẩn bị TCQ, bước chân trái qua trái tuần tự tập 5 thức.
Các bạn có thể đứng thời gian ngắn như 3 phút mỗi thế, cuối cùng vong tay
lên mặt đẩy xuống hạ đièn như khi đóng TCQ, từ tư thế đó thở 5 ,6 hơi thở
sâu nhẹ tự nhiên rồi khởi thái cực đi quyền thái cực. Điều đó sẽ giúp tâm tĩnh
và bạn sẽ đánh TCQ chất lượng hơn.

Nếu muốn chỉ tập trạm trang mà không tập tiếp TCQ thì thông thường các
bạn phải tiến dần đến khả năng đứng lâu 1hay 2 tiếng. Lúc đó bạn kết thúc
trạm trang giống như TCQ rồi bước chân trái 45 độ qua trái, 2 tay vòng lớn
như thức 2 nhưng lòng bàn tay úp xuống đất, hổ khẩu và các ngón mở, độ
cao khoảng ngang hay dưới vú, rồi làm động tác mhư người xây bột, ngược
chiều kim đồng hồ, xoay eo, lúc cánh tay ra trước ngực thì đẩy trọng lượng
trên chân trái 70%, lúc tay về sát ngực thì trọng lại lên chân phải, ý thủ đan
điền. Làm chậm như đánh TC rồi sau đó bước chéo chân phải làm ngược lại.

Về việc các bạn so sánh lối đứng với Vĩnh Xuân thì xin thưa tôi không biết
Vĩnh Xuân nên không so sánh được. Chỉ nhấn mạnh là khoảng cách của 2
cạnh NGOÀI của chân rộng bằng ngang vai, và cạnh NGOÀI song song hướng
thẳng về phía trước (xem hình!)

Bạn Newbie hỏi đứng thấp bao nhiêu là đúng? Tôi đã nói sự khác biệt giữa
các cụ tập dưỡng sinh và với thanh niên nay xin nói rõ thêm. Thông thường
đối với thanh niên thì nên rùn thấp đến khi mình nhìn xuống thấy gối vùa che
ngón chân cái. Có người cho rằng đó là mức giới hạn nhưng master Wang cho
rằng có thể xuống sâu hơn một nắm tay, cái gì kiểm chứng là đúng, chính là
khí, khí là quan toà . Cũng như làm sao biết những bộ vị trong TCQ dòng nào
đúng, thí dụ tỳ bà thế, chính khí là quan toà!

5. Bạn nói : "Toi co tap TCQ ( tu tap ) 3 nam nay , va Bat Quai ( pakua )1 nam
ruoi nay ( tu hoc theo dvd ) . luc nay khi di bat quai va thai cuc quyen , thi
dau ngon tay cua toi ( 5 ngon , nhat la ngon tro ) co dien ( hinh nhu vay ) va
no rung lau lam ca luc sau khi ngung tap 1 vai phut , co khi no di tu cuom tay
ra , co khi di tu cui cho ra ( lau lau moi co ) . Xin hoi anh nhu vay la toi dang
o vi tri nao , toi co tap sai chang ???"
Thấy bạn có ý chí và lòng yêu mến nội gia quyền như vậy tôi cảm động nên
phải trả lời, nhưng vì chưa tới lúc chứ không phải làm ngơ đâu. Tất cả các
câu hỏi của những bạn khác tôi cũng làm vậy, tôi chỉ trả lời khi thấy đúng
thời điểm.

Bạn tập không sai đâu có tiến bộ đó, nhưng một bước tiến quá nhỏ so với
thời gian tập luyên quá dài, vị trí của bạn chỉ mới bước vào ngưỡng cửa nội
gia. Bạn hiên cư ngụ ở đâu vậy?

Theo bạn thì thức thứ nhất là Wu Chi , 1 trong 5 thuc cua quyen sach Qi
Gong cua Lam Kam Chuen và bạn hỏi răng: "Xin ho?i anh Motgiot Theo Lam
Kam Chuen , thi khi chuyen tu thuc 1 qua thuc 2 ta co the đe 2 tay , tay trai
va tay phai up chong len nhau hai huyet lao gong chong nhau , mat ngoai
tay huong ra ngoai , up o vi tri dantien . nhu vay the nay co quan trong
khong ???"

Tôi chưa thấy và chưa biết thức của Lam Kam Chuen thì thật không dám có ý
kiến . Nhưng giả sử thức thú nhất của ông ta giống hệt thức thứ nhất của tôi
thì theo ý kiến chủ quan của tôi -có thể tôi sai- làm như vậy chẳng nhũng
không cần thiết mà còn... Nếu các bạn đi từ thức 1 qua 2, 3 ,4 5 một cách
liên tục không ngừng thì các bạn thấy chúng nối với nhau như mắc xích và
đầy hương vị TCQ và mỹ thuật. Những người già cả không còn khà năng tập
TCQ, tập 5 thức này nối tiếp như đi TCQ với chút kỹ thuật thở cũng gây được
hiệu năng rất tốt
6. Trang công thuật ngữ tiếng anh gọi là gì."
Standing meditation-Stake meditation-post meditation

"Xin anh chỉ rõ chứng muscle tightness "căng cơ" hoặc cứng cơ bắp và các
biện pháp cần khắc phục và lưu ý trong quá trình luyện trạm trang vì em có
cơ địa kiểu như thế này cùng với xương bàn chân rất bé( trong đó yêu cầu
của trạm trang công là trọng tâm đưa vào giữa lòng bàn chân chứ không đưa
vào gót)".

Chứng căng cơ cần phải biết đúng vị thế và chi tiết mới cải sửa trạm trang
cho phù hợp mà tôi nghĩ không thể dùng lời viết được, xương bàn chân bé thì
sao? tôi chưa hiểu câu hỏi này!

Có bạn e-mail cho tôi có một câu hỏi liên hệ nên trả lời chung. Hỏi: khi tap
em co bam mui chan xuong dat de long ban chan vong len, nhung nguoi luon
co xu huong chuyen trong tam ra got chan, vay lam sao de biet duoc la minh
da do trong tam vao giua long ban chan ?

Trả lời: cả bàn chân chạm đất một cách tự nhiên như đứng một cách bình
thường, không nên cố tình tạo bàn chân vòng lên, thì như vậy trọng tâm sẽ
nằm tron vẹn trên bàn chân vững chảy, lâu dần sẽ rooted và centered, tấn sẽ
truỵ mà có nguời đã giải thích bằng những điều huyền hoặc. Mình biết được
đứng đúng trọng tâm vì người sẽ thấy balance, không ngã trứoc ngả sau, khi
balance nên dễ relax. Sau khi tập một thời gian trở thành quen thuộc thì có
thể xủ dụng các ngón chân bám nhẹ xuống. Mới tập thì không cần chú tâm
điểm này, vì sẽ trở ngại cho sự relax, relax là yếu lĩnh số một cần đạt và một
trong những bộ phận để tập trung đàu tiên là vai
7. Nhắm mắt và không nhắm mắt.

Nhắm mắt thì dễ tập trung, dễ relax, nhất là tập chỗ yên tĩnh, vì tay không
nghe, mắt không thấy . Ngược lại hơi mở mắt thì sẽ khó tập hơn. Nhưng khi
đạt được thành quả relax và tập trung thì sẽ ích lợi cho việc luyện tập nội gia
quyền, dù chỗ đông người ồn ào cũng không ảnh hưởng, trong chiến đấu thì
không phải nhắm mắt mới "tùng".

8. Bài này tôi sẽ nói về chiến lược, hơi thở và ý

Tùng là tiền đề cơ bản trong ngoại hình chính xác. Bí quyết của ngoại hình
trong 5 thức đều là một chút căn vặn cổ tay. Như vậy là trong nhu có cương,
trong lỏng có chặt.

Không như nhịp tim, có tính chất tự động. Hơi thở vừa tự động vừa có thể tác
ý, cho nên không biết cách sẽ dễ trái với tự nhiên. Hơi thở liên quan đến khí
nhưng không phải là khí, hình cũng liên quan đến khí, ý cũng liên quan đến
khí. Cho nên luyện khí phải chú ý đến hình, hơi thở và ý. Muốn vậy phải biết
mối tương quan nhân quả của chúng.

Mối tương quan của hơi thở và thân (hình): khi ta chạy bộ một lúc thì hơi thở
sẽ bắt đầu gấp rút theo nhu cầu của cơ thể, nếu lúc đó ta cưỡng lại dùng ý
để bắt hơi thở dài phải sâu là trái tự nhiên sẽ có hại. Khi cơ thể ta ở trạng
thái tĩnh thì hơi thở cũng thuận theo thế tĩnh. Như vậy khi ta luyện trạm
trang, mặc dầu ta ở thể tĩnh nhưng trong thực tế ta chưa "tùng" mà dụng ý
thở dài sâu là mất tự nhiên, không phù hợp, lại gây ra áp lực trên cơ thể, làm
chóng mặt hoa tai.

Vậy cho nên đối với người mới tập, "dụng ý" lên hình hay nói nôm na là để
tâm vào hình thể chính xác. Sau đó "dụng ý" hành "tùng", hay nói nôm na là
để tâm vào buông xã. Tình trạng buông xã càng sâu thì hơi thở sẽ thay đổi
nhẹ nhàng và sâu theo tình trạng cơ thể, đó là phương pháp phù hợp với tự
nhiên.

Buông xã là nhân, hơi thở nhẹ sâu là quả , quả ấy lại lại là nhân tác động lên
buông xã hơn nữa.: Buông xã <=> hơi thở nhẹ sâu

Muốn buông xã thì không thể tách rời ý, nếu tâm ý ta tản mạn không tập
trung thì ta không buông xã được, tâm ta không thể vào thể "tĩnh", không
"tĩnh" thì không "tùng", không tùng mà cố thở sâu dài là hại "thân"

Từ đó có thể nói rằng trong khi đi TCQ, người nào theo lời khuyên động tác
duỗi ra thì thở ra, động tác duỗi vào thì thở vào là không đúng đắn, măc dầu
trong thực tế khi đi vói tốc độ trung bình thì hơi thở của ta sẽ tự nhiên làm
như vậy, nhưng nó làm tự nhiên không phải dụng ý. Các master khi đi TCQ
cực chậm thì hơi thở đâu mà dài đủ để thực hiện, TCQ đâu phải lúc nào cũng
có động tác ra vô nối tiếp vả lại có những động tác rất dài. Rồi trong lúc
chiến đấu hay thôi thủ thì sao, lo bận tâm hơi thở thì sao chiến đấu

Đó là đại khái trên lý thuyết, như vậy cụ thể khi tập ta phải làm sao?
những bước gì?
Mỗi ngừoi khi tập khí công hay trạm trang công phải hiểu nguyên lý rồi đưa
ra chiến lược phù hợp cho mình. Sau đây là chiến lược gợi ý

1-Đứng đúng vị thế: hình đúng


2-Tâm luôn gắn vào hình, dụng lực tối thiểu để giũ bộ vị, đó là dụng ý bất
dụng lực
3-Chú ý đến hơi thở ra, mỗi lần thở ra niệm "buông xả" ,"tùng", "lỏng"....
4-Nếu không thấy không buông xã được thì có thể chia chẻ thành nhiều tiến
trình:
a-mỗi lần thở ra niệm trầm vai, tiếp tục như vậy một thời gian đến khi vai có
thể trầm và xã
b-Kế tiếp có thể lấy cổ làm điểm tập. Vậy khi thở ra niệm " cổ lỏng" hay phối
hợp niẹm "cổ vai lỏng"
c-Kế tiếp là mặt, mặt có thể chia nhỏ như mắt , miệng....
d-Kế tiếp là ngực, bụng, lưng, hạ điền
Nếu không làm được nhiều bộ phận thì tập trung vào mọt bộ phận hay 2 bộ
phận. Sau một thòi gian thì khi niệm lỏng thì tất cả sẽ lỏng.
Nên nhớ là dùng hơi thỏ ra để luyện tùng không có nghĩa là cố kéo dài hơi
thở ra mà chỉ nương theo một cách tự nhiên, nếu cơ thể ta cần một hơi ngắn
thì cứ để cho nó ngắn , hơi dài thì cứ để nó dài.

5-Sau khi thành công thì ta có thể tác ý hơi thở dài thêm một chút để tác
dụng ngược lên "tùng". Khi tùng có thì tĩnh sẽ theo một cách tự nhiên

6-Vì ý tập trung vào việc thực hiện đề mục buông xã nên thân và tâm hay
hình và ý sẽ chập vào nhau, "định" vì vậy sẽ phát sinh. Nếu trong giây phút
lơ đãng thì cứ nhận biết sự lơ đảng rồi lại trở về đề mục buông xã mà không
buồn phiền nóng giận

7-Khi một niệm "xã" mà ta đã lỏng được tất cả các bộ phận là một thành tựu
lớn, lúc đó để tiến cao vào "định" ta có thể niệm chữ xã kéo dài trong hơi thở
ra "xxxaaaaããã...", phương pháp này sẽ loại trừ tạp niệm xen vào

8- Sau một thời gian thì ta có khả năng vô niệm mà vẫn đạt được "tùng tĩnh
định". Nên nhớ rằng trong quá trình tập luyện ấy khí cảm có thể xuất hiện
khác nhau tuỳ theo mỗi người nhưng đừng bận tâm chú ý đến, nó hoạt động
tự nhiên theo con đường của nó, thông thường nó là cảm giác ngoài da trước.
Có người đạt đến tùng tĩnh sâu mà không có khí cãm vì cá tính của người ấy,
không thể nói người đó không đạt, tôi có có biết một người như vậy nhưng
kình lực của anh ta rất mạnh

9-Có sách vở kêu thủ ý đan điền nhưng bạn đừng làm vậy, trong thế tĩnh và
bộ hình, khí luân chuyển liên miên như máu vận động liên tục, khí thuộc
dương, máu thuộc âm, chúng quyện vào nhau, thủ ý đan điền sẽ giới hạn
hoạt động của khí, chỉ khi chấm dứt trạm trang vói tư thế xoay bột thì mới
thủ ý mà thôi.

10-Bạn có thể tập thôi thủ tự do, bạn sẽ mệt, hơi thở của bạn trong dồn dập,
bắp thịt của bạn rả rời, nhưng bạ vẫn có thể tập trạm trang liền sau đó. Bạn
sẽ thấy rằng bạn sẽ buông xã hơn vì bắp thịt mõi, hơi thở của bạn từ dồn dập
đến lắng diệu
11-Đến một lúc nào đó tự bạn sẽ khám phá khí luân chuyển từ ngoài da rồi
da bạn như thở, nguời ta gọi là thở bằng da, sau đó nó đi vào thịt xương và
cuối cùng là tuỷ. Làm cách nào thì tự bạn sẽ biết được mà tôi không cần phải
nói ở đây . Cao thâm hơn ta nhận ra rằng không có các bộ phận cơ thể tách
rời mà tất cả chỉ là một, một khối đang thở, một khối khí đang vận hành. Và
sau đó một cảm giác hoà nhập tan hoà với vũ trụ. Sau khi đạt "tùng tĩnh
định", lúc đó ta có thể chuyển lên cấp "định quán"có thể đắt đạo quả. Đại sư
Wang đắt đạo quả lúc hành thiền trạm trang bên Nhật trong lúc một vài hoa
tuyết rơi chạm vào đầu ông!

Sự thành công bao nhiêu của hành giả hoàn toàn lệ thuộc vào căn cơ và tinh
tấn. Trong giai đoạn đầu của nội gia đòi hỏi phải kiên nhẫn và hành liên tục,
như người đun nước, mở lủa lên một lúc thì tắt, rôi mở lửa nữa, lại tắt... nước
không bao giờ sôi. Chỉ khi nào mở lửa liên tục đến khi nuớc sôi, lúc đó vặn
lửa nhỏ xuống nhưng nước vẫn sôi.

9. Xin Hoi anh motgiot Ngu Hanh Tram trang la gi. Hinh y quyen ( Xingyi
Quan ) tram trang co nhieu loai Co su tap luyen di theo loi vong tron nhu bat
quai quyen ma vong tron di dong nho hon "

Đáp: tên không quan trọng, nó chỉ là ước lệ để dể hiểu trong đối thoại. Năm
thức trên bạn có thể gọi là ngũ hành trạm trang vì nó liên đới đến ngũ tạng,
tim gan tỳ phế thận, mà theo đông y thì chúng đựoc giải thích theo ngũ
hành: phổi thuộc kim, gan thuộc mộc, thận thuộc thuỷ, tim thuộc hoả, thổ
thuộc tỳ. Bạn có thẻ gọi là nội công thiết bố sam trạm trang công vì khí bao
bọc ngũ tạng để tránh thương tổn như người mặc áo giáp sắc.

Theo dòng phái của tôi thì 5 thức trạm trạng công trên hài hoà với TCQ vì thể
hình của nó, sau đó là 8 thức trạm trạng để mở bát mạch, nó hài hoà với
nhũng người đã có trình độ cao trong TCQ. HYQ dùng ngũ hình quyền làm
trạm trạng, mà ngũ hình quyền dụng kim mộc thuỷ thổ hoả cho nên muốn
gọi là ngũ hình trạm trang cũng không chết con ma nào. Nếu bảo Hình ý
trạm trang có nhiều loại, có loại đi theo vòng tròn thì như vậy là mâu thuẩn
với nghĩa của "trạm trang" (đứng cột trụ)

Khi học BQC thì chúng tôi lại có trạm trang cho cấp thắp và cấp cao.

Sẵn nói về tên thức, trong HYQ có 12 bài thú quyền, đại sư Wang giải thích,
không phải hổ quyền vì bắt chước con hổ, ưng quyền vì bắt chước chim ưng,
vậy long quyền thì bắt chước con gì, vì ai có thấy con long đâu. Ông nói,
trong nội gia quyền hệ thống kinh mạch của con người khác với con vật, cấu
trúc bên trong cũng khác, con người đi thẳng v.v..cho nên những động tác
design trong nội gia hoàn toàn từ con ngưòi và cho con người, phù hợp với
con người. Sau đó thấy động tác nào giống với cái gì hay con gì thì đặt tên để
tiên việc nói chuyện, nhưng đại đa số không biết điều này đã quan trọng hoá
tên thức, chẵng những vậy còn cố tình lấy tên thức làm kim chỉ nam nên đã
đi lạc đường

Cũng vậy, khi chúng tôi học TCQ chúng tôi không học tên thức chỉ học cái nội
dung, cái chất chứa, cái yếu lĩnh từng động tác. Sau khi hoàn tất trọn bài thì
chúng tôi mới học tên thức, và không bắt buộc, vì không muốn tên thức ảnh
hưởng tâm lý vào động tác. Ông nói, nếu người nào có thiên tài thi phú và óc
tưởng tượng dồi giàu có thể đặt tên lên lại hay hơn, cái bản chất mới quan
trọng, cái tên đại diên không quan trọng.

Một điểm khác mà tôi nhớ là ông yêu cầu, nếu tin và chấp nhận dòng phái
này thì không được đọc những sách hay tham khảo những dòng khác khi
chưa đủ trình độ, nó chỉ làm cho confuse, bị dao động. Lúc đó tôi không hài
lòng nhưng nghĩ rằng nếu làm theo nhũng gì ông chỉ dẫn mà thành tựu được
50% như ông thì cũng đủ rồi vì vậy tôi mới an tâm tập luyện, sau khi thành
tựu đến mức độ nào đó thì ông lại khuyến khích tham khảo và khuyến khích
giao tiếp với những hệ phái khác và tự mình sẽ biết cái nào đúng cái nào sai
vì lúc đó khí và kình là quan toà của chính mình

Xét lại những câu hỏi thì tôi còn nợ câu hỏi của rotdalat, mà tôi phải trả lời
cuối vì nó thuộc loại câu hỏi cao siêu, hẹn gặp lần sau khi tôi có thời giờ:
"rotdalat : em muốn hỏi một số vấn đề mà em nghĩ là cũng có nhiều người
muốn biết:
1)theo anh nói thì việc tập trạm trang ko trực tiếp tạo ra kình(tức là
power).theo kinh nghiệm của anh,từ khi tập trạm trang>>có khí cảm>>khí
thông suốt tới đầu ngón tay(mà hình như hiện tượng thường gặp là cảm giác
các ngón tay căng lên,hơi tê nhẹ)>>có thể dùng làm nền tảng tạo ra
power>>ứng dụng được vào chiến đấu>>thực sự chiến đấu bằng kình lực là
bao lâu?
2)em hơi tò mò,muốn hỏi cảm giác dụng kình nó như thế nào?có thể mô tả
hay ko?cảm giác khi dụng trường kình có khác đoản kình ko?hay là tuỳ theo
hình mà kình tự biến?
3)là một người đã luyện tập đến độ có thành tựu nhất định,theo anh thì
chuyện như truyền thuyết là kình tự sinh hộ thể đến mức chó cắn vào cũng
gẫy răng có thể có thật hay ko?
4)em có được chứng kiến 2 người luyện "phách ko chưởng" có thể đứng cách
xa vài m phất tay 1 cái tắt hàng loat nến?trường hợp này là kình làm tắt
nến,hay là họ dùng kình để tăng tốc độ +sức vung tay tạo gió làm tắt nến
(em thấy họ vung tay chẳng nhanh lắm)

10. Câu hỏi này bạn đã post 2 lần chứng tỏ nó quan trọng với bạn. Câu hỏi
này tuy thấy đơn giãn nhưng phức tạp, vì nó quan hệ đến khái niệm như khí,
lực, khí lực, kình... và quan hệ với mục tiêu của người tập. Nó dính líu với câu
hỏi của rotdalat mà tôi chưa trả lời.

Tuy nhiên, tôi có thể nói một khía cạnh nhỏ và vắn cho câu hỏi này như sau:

1-Nếu bạn muốn thì cứ tập cả 2


2-Nếu tập ngồi bạn sẽ dễ có khí cảm nhưng không giúp cho kình so với trạm
trang
3-Tâp ngồi không gíup cho lực, nên khó có khí lực và kình lực
4-Nếu không có thì giờ nhiều thì tại sao phải chia chẽ chúng. Thí dụ bạn có
một tiếng đồng hồ thì bạn sử dụng một tiếng ấy cho trạm trang tốt hơn là
chia xẻ với thiền ngồi (nói trên phương diện võ thuật)
5- Nếu muc tiêu của bạn không phải võ thuật thì bạn không cần tập trạm
trang
6-Nếu mục tiêu của bạn là sức khoẻ thì trạm trang vẫn tốt hơn,
7- Nếu mục tiêu của bạn là đạo quả thì chọn cái nào cũng được
11. Ông Vương hương Trai nghiên cứu về nội gia quyền nói chung và Hình ý
quyền nói riêng từ đó sáng lập ra Ý quyền., chũ Hình bị vứt bỏ. Khi nghe chữ
"Ý" phần lớn đều có tư tưởng Ý=>Khí=>Power=>Magic Power.

Trong Yiquan Academy website: http://www.yiquan.com.pl/ có viết:


"And still much bigger misunderstanding is thinking about direct link
between internal martial arts and supernatural powers. This is not the actual
transmissions of skills characteristic for neija. Those who are looking for this
in neija are on quite wrong path.. They are trying to find something else than
those systems actually offer, and they neglect what is really there, what is
the core of neija. In the result they are not able to make much progress.
Their knowledge of neija is limitedto fantastic speculations. AND THE VEW
THAT QI=MAGIC POWERE IS REALLY AT BASIS OF THOSE
MISUNDERSTANDING."

Theo quan điểm của Ý Quyền, những ai nghĩ rằng khí có thể tạo ra sức mạnh
siêu nhiên là một ngộ nhận trong nội gia, kiến thức của họ bị giới hạn trong
hoang tưỡng, kết quả là họ không thể phát huy những gì mà nội gia quyền
thật sự mang đến. Bài tham luận viết tiếp, Ý quyền sáng tạo bởi Chinese, in
China, trên căn bản của HYQ. Nhưng sự va chạm với khoa học của tây
phương đã ảnh hưởng đến sự sáng tạo này. Ý quyền ra đời trong giao thời
giữa Đông và Tây. Những khái niệm và phương pháp cổ điển được xác định lại
và phát triển. Vương hương Trai đã nhìn lại hệ thống cỗ điển của mình bằng
khoa học. "Wang Xiangzhai using the concept of qi in early period, when he
wrote " The right path of Yiquan". But in later book " Central pivot of the way
of fist" (also known as " Theory of dachengquan"), representtative for more
mature version of yiquan, he did not use this and many other traditional
concepts anymore. Như vậy quan điểm khí đã bị ông vứt đi để tránh những
hiểu lầm "but what was important behind it, in the context specific for
martial arts, including internal arts was preserved"

Để nêu lên quan điểm của các dong phái danh gia khác, tôi xin lấy Tim
Cartmell làm đại diện vì Tim đã học ngoai gia quyền, 8 dẳng Karate, sau đó
đã đeo đuổi nội gia quyền học với rất nhiều danh thủ ở Taiwan và Trung quốc
kể cả con gái của Tôn lộc Đường và cháu nội của ông là Sun Bao An, anh nói:
" what I found from my 10 years of study in China is that there is an inverse
relationship between the amount teachers talked about qi and mysterious
concepts, and their ability to fight. Meaning that the instructors that I found
who had the most martial ability and we're the most proficient in their
martial art talked about qi the least. I found that the people who were talking
about qi and mysterious concepts were usually not very good at the martial
arts.... A lot of the people I ran across that taught the internal, especially Tai
Ji Quan, did a lot of form, qi gong, breathing, and pushing hands, but when it
came to actual fighting, they weren't very proficient" và anh kết luận: "
When I learned the internal my teachers went into much greater detail about
the actual mechanics of body alignment and relaxation. As I progressed and
met different teachers and got different ideas, I came to understand more
and more about being able to generate power without effort and not
opposing force with force. I think the keys are relaxation, correct anatomical
alignment and using your mind to lead the movement of your body.".
Như vậy qua kinh nghiệm tiếp với nhiều vị thầy, người nào càng nói nhiều về
khí với tính chất huyền bí, luyện đủ trò khí công, hít thở, học đủ loại TCQ, thì
lại dở võ trong thực tế chiến đấu. Theo anh, qua những sự chỉ dạy của các
thầy có thực tài thì kình lực xuất phát từ relax, hoà hợp ý và hình, sự đúng
đắn của hình trên phương diện cơ chế.
References

Qi Gong cua Lam Kam Chuen

You might also like