You are on page 1of 26

-1-

Lượng tử
Tóm tắt lý thuyết:
1. Hiện tượng quang điện: Khi chiếu một chùm sáng thích hợp (có bước
song ngắn) vào một tấm kim loại thì nó làm cho các êlectrôn bị bật ra gọi là
các electrom quang điện.
2. Theo thuyết lượng tử, các nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ
hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục, mà thành từng phần riêng biệt, đứt
hc
quãng. Mỗi phần đó mang một nămg lượng hoàn toàn xác định ε = hf = ,
λ
trong đó h là hằng số plăng h = 6,625.10-34Js, f là tần số của ánh sáng. Mỗi
ánh sáng đó gọi là lượng tử ánh sáng, hay phôtôn. Như vậy ánh sáng được
coi như một dòng các phôtôn.
3. Các định luật quang điện
a. Định luật thứ nhất: Đối với mỗi kim loại làm catốt, hiện tượng quang điện
chỉ xảy ra khi bước sóng λ của ánh sáng kích thích nhỏ hơn giới hạn quang
điện λ0 của kim loại đó:
hc
λ0 =
A
h=6,625.10-34Js: Hằng số Plăng
c=3.108m/s: vận tốc ánh sáng
A: Công thoát của kim loại làm Catốt
b. Định luật thứ hai: Cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ lệ thuận với
chùm sáng kích thích
c. Định luật thứ ba: Động năng ban đầu cực đại của các electron không phụ
thuộc vào cường độ vào chùm sáng kích thích, mà chỉ phụ thuộc vào bước
sóng của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại dùng làm catốt
4. Tế bào quang điện:
a. Cấu tạo:
Tế bào quang điện là một bình chân không nhỏ trong đó có hai điện cực
Anốt A và catốt K.
- Anốt là một vòng dây kim loại
- Catốt có dạng một chỏm cầu làm bằng kim loại
-Ánh sáng do hồ quang phát ra, được chiếu qua kính lọc F để lấy thành phần
đơn sắc nhất định chiếu vào catôt
b. Dòng quang điện bão hoà: Khi hiệu điện thế giữa Anốt và catốt tằng đến
một giá trị nhất định thì tất cả cac elctron bị bứt ra đều bay tới Anốt và khi
đó dòng qung điện đạt bão hoà.
c. Hiệu điện thế hãm:
-2-

Muốn cho dòng quang điện triệt tiêu hoàn toàn thì phải đặt vào anốt và catốt
một hiệu điện thế hãm Uh nào đó (UAK < 0, tức là Anốt nối cực âm còn Catốt
nối cực dương)

A K

5. hiệu suất lượng tử:


- np là số phôtôn đập vào catốt, ne là số electron bị bứt ra trong một giây thì
Hiệu suất lượng tử được tính bằng công thức
e n
H= n .100
p
- Công suất của chùm sáng: P= n p .ε
- Cường độ dòng quang điện bão hoà: Ibh= ne .e
6.Hệ thức Anhstanh:
c V2
h = hf = A + me o max
λ 2
A: Công thoát của kim loại làm catốt
Vomax: Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện.

………………………………………………………………………………
-3-

Các dạng bài tập


Dạng 1. Lượng tử ánh sáng, Số phôtôn phát ra từ ngọn đèn,
dòng quang điện bão hoà
Câu 1. Xác định giới hạn lượng tử ánh sáng ứng với quang ánh sáng thấy (
400nm ≤ λ ≤ 700nm)
Câu 2. Xác định năng lượng của phôtôn của bức xạ điện từ trong sóng FM
có tần số 100MHz
Câu 3. Một nguồn LASER mạnh phát ra những xung bức xạ có năng lượng
3000J; bức xạ phát ra có bước sóng 480nm. Có bao nhiêu phôtôn trong mỗi
xung như vậy
Câu 4. Một ngọn đèn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 6000 A0 sẽ phát
ra bao nhiêu phôtôn trong 10s nếu công suất của đèn là 10W.
Câu 5. Một ngọn đèn Na có công suất P=100W. Bước sóng của ánh sáng
vàng do đèn phát ra là λ = 0,589µm . Hỏi trong 30s đèn phát ra bao nhiêu
phôtôn
Câu 6. Trong thời gian 1 phút có 12.106 electron tách ra khỏi catốt của tế bào
quang điện để về Anốt. Tính cường độ dòng quang điện bão hoà
Dạng 2. Số Electron tách ra khỏi catôt, Hiệu suất
lưọng tử, Giới hạn quang điện
Câu 1. Cường độ dòng quang điện bão hoà là Ibh=0,32mA. Tính số electron
tách ra khỏi Catốt của tế bào quang điện trong t =20s, biết chỉ có 0,8 số
electron tách ra được chuyển về Anốt
Câu 2. Khi chiếu 1 bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,5µm vào bề mặt của
một tế bào quang điện tạo ra dòng bão hoà Ibh=0,32A. Công suất bức xạ đập
vào catốt là P=1,5W.
Tính hiệu suất lượng tử
Câu 3. Bề mặt có ích của Catốt của tế bào quang điện nhận được 1 công suất
chiếu sáng là P=3mW. Cường độ dòng quang điện bão hoà là Ibh=6,43.10-6A.
Tính:
- Số phôtôn mà catốt nhận được trong mỗi giây
- Số Electron bị bật ra trong mỗi giây
- Hiệu suất lượng tử
Câu 4. Một nguồn sáng có công suất 2W, phát ra những sóng ánh sáng có
bước sóng λ = 0,597 µm toả ra đều theo khắp mọi hướng. Hãy tính xem ở
khoảng cách bao xa người ta còn trông thấy được nguồn sáng này biết rằng
mắt còn thấy nguồn sáng khi có ít nhất 80 phôtôn phát ra từ nguồn này lọt
-4-

vào con ngươi mắt trong mỗi giây, con ngưới có đường kính khoảng 4mm.
bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng trong khi quyển
Dạng 3. Vận tốc ban đầu cực đại của quang điện Electron
Câu 1. Một đèn phat ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,4µm được dùng
để chiếu vào một tế bào quang điện. Công thoát đối với kim loại dùng làm
catốt A=2,26eV
a. Tính giới hạn quang điện
b. Tính vận tốc cực đại của các electron bị bật ra khỏi catốt
c. Bề mặt có ích của catốt nhận được công suất chiếu sáng P=3mW. Cường
độ dòng quang điện bão hoà của tế bào quang điện là Ibh=6,43.10-6A
Tính số phôtôn n mà catốt nhận được trong mỗi giây và số electron n; bị bật
ra trong mỗi giây suy ra hiệu suất lượng tử
Câu 2. Công tối thiểu để bứt một êlectron ra khỏi mặt kim loại là 1,88eV.
Dùng lá kim loại đó làm catốt trong một tế bào quang điện. Hãy xác định:
a. Giới hạn quang điện của kim loại đã cho
b. Vân tốc ban đầu cực đại của electron bắn ra khỏi mặt tấm kim loại khi
chiếu vào đó ánh sáng có bước sóng λ = 0,489µm
c. Số electron tách ra khỏi mặt kim loại trong một phút giả thiết rằng tất cả
các electron tách ra đều bị hút về phía anốt và dòng quang điện bão hoà đo
được là I=0,26mA
d. Hiệu điện thế giữa Catốt và anốt để dòng quang điện bị triệt tiêu.
Câu 3. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catốt của tế bào quang
điện là λ0 = 0,35µm
a. Tính công thoát của kim loại ra Jun và eV
b. Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron khi chiếu ánh sáng có bước
sóng λ = 0,3µm
c. Biết công suất của nguồn ánh sáng chiếu tới catốt nhận được P=1W và
giả thiết cứ 100 phôtôn đập vào mặt Catốt thì có một Electrôn đến được
Catôt. Tính cường độ dòng quang điện bão hoà
Câu 4. Công thoát của Cêsi là 1,6.10-19J
a. Tính giới hạn quang điện của Cêsi
b. Nếu chiếu ánh sáng vàng có bước sóng 4890A0 thì electron thoát ra khỏi
Cêsi với vận tốc ban đầu cực đại là bao nhiêu
Câu 5. Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,25µm và
λ2 = 0,3µm vào một tấm kim loại M, người ta thấy vận tốc ban đầu cực đại
của electron lần lượt là V1=7,31.105m/s và V2=4,93.105m/s
Biết h=6,625.10-34Js, C=3.108m/s, e=1,6.10-19C
a. Từ các số liệu trên hãy xác định khối lượng của Electron
b. Tính giới hạn quang điện
-5-

Câu 6. Khi chiếu ánh sáng có bước sóng λ1 = 0,25µm thì vận tốc ban đầu cực
đại của các quang êlectron bứt ra là V1max=6,6.105m/s
a. Tính giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catôt
b. Để vận tốc ban đầu cực đại tăng lên gấp đôi. Thì bước sóng của ánh sáng
chiếu vào được tính theo công thức:
λ0 λ1
λ2 =
4λ0 − 3λ1
Tính λ2 đó
Câu 7. Khi chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,405µm vào bề mặt
Catốt của một tế bào quang điện, tạo ra một dòng điện bão hoà có cường độ
i. Biết giới hạn quang điện của kim loại làm catốt là λ0 = 0,686µm
a. Tính công thoát của kim loại làm Catôt
b. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron
c. Giả sử rằng trong trường hợp lý tưởng cứ mỗi một phôtôn đến đập vào
mặt của Catốt làm bứt ra một electron quang điện. Tìm giá trị của cường độ
dòng điện bão hoà i biết công suất của bức xạ trên là 1,5W
Câu 8. Catốt của một tế bào quang điện có công thoát electron là 3,74eV
1. Tìm giới hạn quang điện của kim loại làm Catốt
2. Tìm vận tốc ban đầu cực đại khi chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 0,25µm
3. Tìm số electron bứt ra khỏi Catốt trong một giây biết rằng mọi electron
đều bị hút về phía Anốt và cường độ dòng bão hoà là Ibh=0,5mA
Dạng 4. Tìm xem hiện tượng quang điện có xảy ra
hay không
+ Tìm giới hạn quang điện λ0
+ So sánh λ0 với bước sóng λ của ánh sáng chiếu tới:
- Nếu λ < λ0 : hiện tượng quang điện sảy ra
- Nếu λ > λ0 : hiện tượng quang điện không sảy ra
Câu 1. Công thoát của kim loại dùng làm catốt tế bào quang điện là A
=2,588eV. Hỏi khi chiếu vào catốt 2 bức xạ có tần số lần lượt là
f1=7,5.1014Hz và f2=5.1014Hz thì có hiện tượng quang điện không? Nếu có
hãy tính vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi catốt
Câu 2. Khi chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 4200 A0 vào catốt của
một tế bào quang điện làm bằng Kali thì vận tốc ban đầu cực đại của các
quang electron bứt ra khỏi catốt là V1=6.205m/s
- Khi chiếu ánh áng có bước sóng λ2 = 4890 A0 vào catốt làm bằng Cêsi thì
vận tốc ban đầu cực đại là V2=4,81.105m/s
a. Tìm giới hạn quang điện của Kali và Cêsi
-6-

b. Nếu chiếu ánh sáng có bước sóng λ = 6550A0 lần lượt vào hai tế bào trên
thì cường độ dòng quang điện bão hoà trong mỗi tế bào là bao nhiêu, biết
rằng công suất ánh sáng chiếu tới Catốt là P=1W và cho rằng cứ 100 phôtôn
chiếu tới catốt thì có một electron đến được Anốt.
Câu 3. Công tối thiểu để làm bứt electron ra khỏi mặt lá kim loại là 1,88eV
a. Tính giới hạn quang điện của kim loại đó
b. Tính vận tốc ban đầu cực đại của các electron bứt ra khỏi tấm kim loại đó
khi nó được chiếu lần lượt bằng ánh sáng có bước sóng:
- λ1 = 0,489µm
- λ2 = 0,750µm
Câu 4. a) Hiện tượng quang điện là gì? Điều kiện để sảy ra hiện tượng quang
điện
b) Chiếu chùm bức xạ có bước sóng λ = 2000A0 vào một tấm kim loại. Các
electron bắn ra có động năng cực đại là 5eV
Hỏi khi chiếu vào tấm kim loại đó lần lượt 2 bức xạ có bước sóng:
- λ1 = 16000 A0
- λ2 = 1000 A0
Thì có hiện tượng quang điện sảy ra hay không? Nếu có, hãy tính động năng
ban đầu cực đại của các electroon bắn ra.
Dạng 5. Đồ thị theo Uh theo f và λ
Câu 1. Giới hạn quang điện của Cêsi là λ0 = 0,66µm
a. Tính công thoát A của Cêsi
b. Ánh sáng chiếu vào kim loại trên có tần số thay đổi trong khoảng từ
0,05.1015Hz đến 1015Hz. Hãy lập biểu thức của hiệu điện thế hãm Uh theo f
vao λ
c. Vẽ đồ thị của Uh theo f vao λ
C âu 2. Giá trị của hiệu điện thế hãm Uh đo với tần số khác nhau đối với kim
loại đồng được ghi trong bảng sau:
f(Hz) 1,2.1015 1,5.1015 2.1015 3.1015
Uh(V) 0,825 2,0625 4,125 8,25
1. Dựa trên số liệu vẽ đồ thị của Uh theo f viết biểu thức Uh theo f
2. tính:
- Hằng số Plăng h
- Công thoát A và bước sóng giới hạn λ0 của đồng
Biết: e=1,6.10-19C; C=3.108m/s
Dạng 6. Hiệu điện thế hãm
-7-

Hiệu điện thế Uh là hiệu điện thế giữa Anốt và Catốt vừa đủ để làm dòng
quang điện triệt tiêu (Lúc này UAK<0, tức là Anốt nối cực âm còn Catốt nối
cực dương)
- Cách tìm Uh
c
+ Công thoát: A = h λ
0
+ Tìm động năng ban đầu cực đại:
1 2 c
mvo max = h − A
2 λ
+ Hiệu điện thế hãm Uh cho bởi công thức:
1
eU h = mVo2max
2
……………………………………………………………………………….
Câu 1. Công tối thiểu để bứt một điện tử ra khỏi mặt một lá kim loại là 2eV.
Người ta chiếu ánh sáng có bước sóng 0,42 µm vào lá kim loại ấy được dùng
làm Catốt của tế bào quang điện. Để dòng quang điện triệt tiêu ta phải đặt 1
hiệu điện thế hãm là bao nhiêu.
Câu 2. Khi chiếu vào Catốt của một tế bào quang điện ánh sáng đơn sắc có
bước sóng λ = 0,46 µm thì dòng quang điện sẽ triệt tiêu nếu nối vào Anốt và
Catốt của tế bào với hiệu điện thế hãm UAK ≤ −0,81V .Tính công thoát và giới
hạn quang điện của kim loại dùng làm Catốt
Câu 3. Hiệu điện thế hãm của electron trong một kim loại sẽ thay đổi như
thế nào nếu bước sóng của ánh sáng kích thích giãm từ 400nm xuống còn
360nm
Câu 4. Hãy xác định tân số ánh sáng cần thiết để bứt được electron ra khỏi
kim loại nào đó, biết tần số giới hạn của kim loại là f 0=6.1014Hz và sau khi
thoát ra các electron này bị hãm bởi hiệu điện thế 3V
Câu 3. Để xác định hằng số Plăng người ta rọi vào Catốt của một tế bào
quang điện các ánh sáng đơn sắc. Với ánh sáng có bước sóng λ = 620nm
Dòng quang điện bắt đầu triệt tiêu nếu giữa Anốt và Catốt có hiệu điện thế
hãm Uh. Khi dùng ánh sáng có bước sóng λ2 = 1,25λ thì hiệ điện thế hãm
giãm 0,4V
1. Xác định hằng số Plăng theo các số liệu đó, biết c=3.108m/s; e=1,6.10-19C
2. Công thoát các electron đối với kim loại làm Catốt là bao nhiêu. Biết rằng
khi dùng ánh sáng có bước sóng λ3 = 1,5λ thì hiệu điện thế hãm còn một
nữa.
Câu 4. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,405µm vào bề mặt Catốt của một
tế bào quang điện, ta được một dòng quang điện bão hoà cường độ i, Có thể
làm triệt tiêu dòng điện này bằng hiệu điện thế hãm Uh=1,26V.
-8-

a. Tìm vận tốc ban đầu cực đại của êlêctroon quang điện
b. Tìm công thoát của electron đối với kim loại làm catốt.
c. Giả sử cứ một phôtôn đập vào catốt làm bứt ra một electron (H=100%). Ta
đo được i = 49mA. Tính số phôtôn đập vào catốt mỗi giây. Suy ra công suất
của nguồn bức xạ
Câu 5. Khi chiếu bức xạ tần số f1=2,2.1015Hz vào một tấm kim loại thì có
hiện tượng quang điện và các electron quang điện bắn ra đều bị giữa lại bởi
hiệu điện thế hãm U1=6,6V. Khi chiếu bức xạ f2=2,538.1015Hz vào kim loại
đó thì các electron bị giữ lại bởi điện thế hãm U2=8V
a. Xác định hằng số Plăng
b. Xác định giới hạn quang điện của kim loại này
c. Khi chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1' = 0,4µm và λ'2 = 0,56µm
vào kim loại trên thì hiện tượng quang điện có sảy ra không
Nếu có tìm hiệu điện thế hãm tương ứng.
Cho biết: e =1,6.10-19C; c=3.108m/s
Câu 6. Muốn hãm lại hoàn toàn các electron bị bứt ra khỏi một kim loại bởi
ánh sáng có f1=2,2.1015Hz thì phải đặt hiệu điện thế hãm Uh1=6,6V
Với ánh sáng có tần số f2=4,5.1015Hz tjhì hiệu điện thế hãm Uh2=16,5V
Từ số liệu trên hãy tính hằng số Plăng
Câu 7. Chiếu một ánh sáng có bước sóng λ = 0,489µm lên kim loại Kali dùng
làm catốt của một tế bào quang điện.
1. Biết hiệu điện thế hãm Uh=0,39V. tìm công thoát electron và giới hạn
quang điện của Kali
2. Biết cường độ dòng quang điện bão hoà I bh=5mA, và công suất của ánh
sáng chiếu tới là P=1,25W, tìm tỉ số giữa các electron thoát ra số hạt
phôtôn(Hiệu suất lượng tử)
Câu 8. Cho ánh sáng có bước sóng nhỏ hơn bước sóng giới hạn quang điện
λ0 chiếu vào catốt của một tế bào quang điện. Nối hai cực của tế bào quang
điện với nguồn điện một chiều. Hiệu điện thế giữa hai cực của tế bào là 80V.
Một micro-ampe chỉ 3,2 µA
a. Tính số phôtôn đã gây ra hiện tượng quang điện đập vào catốt trong một
giây.
b. Tính nhiệt lượng toả ra ở anôt của tế bào quang điện trong mỗi giây. giả
sử rằng các electron khi rời catốt đều có vận tốc v0=4.105m/s
Dạng 7. Điện thế cực đại của vật kim loại cô lập khi
có hiện tượng quang điện
Lý thuyết:
-9-

+ Electron bứt ra khỏi vật kim loại cô lập thì vật mang điện tích dương ứng
với điện thế ϕ
+ Công cản do điện thế ϕ gây ra: e ϕ
+ Electron bứt ra càng nhiều, ϕ càng lớn để đến lúc:
1
e ϕ max = mVo2max
2
thì các electron không bứt ra nữa. Lúc đó ϕ max là điện thế cực đại của kim
loại cô lập
hc 1
+ Mặt khác: − A = mVo2max
λ 2
hc 1
Từ đó suy ra e ϕ max = − A = mVo2max
λ 2
………………………………………………………………………………

Câu 1.Một quả cầu bằng đồng cô lập về điện được chiếu sáng bởi hai bức xạ
điện từ có bước sóng λ = 0,14µm . Giới hạn quang điện của đồng là
λ0 = 0,3µm . Tính điện thế cực đại quả cầu.
Câu 2. Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 200nm và
λ2 = 400nm vào tấm kim loại M thì hiệu điện thế hãm tương ứng là
U1=4,15V và U2=1,05V
Biết e=1,6.10-19C và c=3.108m/s
a. Tìm hằng số Plăng, Công thoát A và bước sóng giới hạn λ0 của M
b. Chiếu bức xạ λ = 500nm vào tấm kim loại trên được đặt cô lập về điện thì
điện thế cực đại trên tấm kim loại là bao nhiêu
Câu 3. a. Tìm vận tốc cực đại ban đầu của electron được bứt ra khỏi Cêsi
nếu nó được chiếu bằng ánh sáng có bước sóng λ = 0,5µm . Công thoát của
Cêsi là A =1eV
b. Tấm kim loại trên được đặt cô lập về điện thì điện thế cực đại bằng bao
nhiêu khi chiếu bức xạ λ = 0,5µm
Câu 4. Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát
electron là A0=7,23.10-19J
a. Xác định giới hạn quang điện của kim loại
b. Một tấm kim loại đó, cô lập được rọi sáng đồng thời hai bức xạ: Một có
tần số f1=1,5.1015HZ và một có bước sóng λ2 = 0,18µm . Tính điện thế cực đại
trên tấm kim loại
c. Rọi bức xạ có tần số f1 vào tế bào quang điện kể trên, để không một
electron nào về được anốt thì hiệu điện thế giữa anốt và catốt bằng bao nhiêu
Câu 5. Công thoát của Kali là A =2,25eV
1. Tính giới hạn quang điện của Kali
- 10 -

2. Đặt một tấm kim loại bằng Kali cô lập về điện và mỗi lượt chiếu đồng
thời hai bức xạ có tần số sau đây:
a. f1=7,5.1014Hz và f2=5.1014Hz
b. f1=7,5.1014Hz và f2=1015Hz
Hãy tính hiệu điện thế cực đại trên tấm kim loại trong mỗi trường hợp.
Câu 6. Catốt của một tế bào quang điện làm bằng kim loại có công thoát là
A0=7,23.10-19J
a. Xác định giới hạn quang điện của kim loại đó
b. Một tấm kim loại đó, cô lập, được rọi bằng đồng thời hai bức xạ: một có
tần số f1 = 1,5.1015 Hz và một có bước sóng λ2 = 0,18µm . Tính điện thế cực
đại trên tấm kim loại
c. Khi rọi bức xạ có tân số f1 vào tế bào quang điện kể trên để không một
electron nào về được anôt thì hiệu điện thế giữa anot phải là bao nhiêu.
Câu 7. Khi chiếu lần lượt hai bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,25µm và
λ2 = 0,3µm vào một tấm kim loại M người ta thấy vận tốc ban đầu cực đại
của các electron quang điện lần lượt là V1 = 7,31.105 m / s và V2 = 4,93.105 m / s
Biết h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s; e =1,6.10-19C
1. Từ các số liệu trên hãy xác định khối lượng me của electron và giới hạn
quang điện của kim loại M
2. Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ vào tấm kim loại trên được đặt
cô lập về điện thì điện thế cực đại đạt được 3V. Tính bước sóng của bức xạ
đó
Câu 8. Một quả cầu kim loại cô lập về điện khi chiếu bức xạ λ1 = 0,3µm thì
nó có điện thế cực đại là ϕ1 = 2,06V khi chiếu λ2 = 0,5µm thì điện thế cực đại
là ϕ 2 = 0,41V
1. Tính công thoát của kim loại làm quả cầu
2. Nếu chiếu bức xạ có λ = 0,4µm thì điện thế cực đại trên quả cầu bằng bao
nhiêu.
Câu 9. Khi chiếu lần lượt vào mặt tấm kim loại Cêsi bức xạ có bước sóng
λ1 = 350nm và λ2 = 450nm thì thấy vận tốc ban đầu cực đại tương ứng của
các electron quang điện khác nhau k=2 lần.
1. Tính giới hạn quang điện của Cêsi
2. Tấm kim loại Cêsi được nối đất qua
điện trở R= 1MΩ và chiếu bằng bức xạ
có bước sóng λ = 400nm đủ mạnh để tấm
kim loại đạt điện thế cực đại. Tính cường độ dòng điện qua điện trở R.
Dạng 8. Chuyển động của Electron quang điện trong điện
trường và từ trường
- 11 -

a) Chuyển động của electron trong điện trường đều:


- Lực điện trường: → →
F = −e. E
→ →
→ F − e E
- Gia tốc của electron: a = =
me me
b) Chuyển động electron trong từ trường đều:
- Lực Lorent: eBV0
F
- Gia tốc hướng tâm: a = m
e
m eVo
- Bán kính: R =
eB
………………………………………………………………………………
Câu 1. Giới hạn quang điện của nhôm là λo = 0,332µm
1. Tính công thoát của nhôm
2. Một điện cực phẳng bằng nhôm được rọi bằng bức xạ tử ngoại có bước
sóng λ = 0,083µm . Electron quang điện có thể rời ra bề mặt điện cực khoảng
tối đa là bao nhiêu nếu điện trường đều cản lại chuyển động của electron có
độ lớn E=7,5V/cm. Tính thời gian tương ứng .
Mô tả chuyển động của electron sau khi đạt khoảng tối đa này
Câu 2. Một tế bào quang điện với catốt bằng Cêsi có công thoát là A=3.10-
19
J. Ta chiếu vào tế bào 1 chùm đơn sắc có bước sóng λ = 0,434µm
a. Tính vận tốc ban đầu cực đại của các quang electron bứt ra khỏi catốt.
b. Tách 1 chùm hẹp electron nói trên và cho đi vào 1 điện trường đều với
E=100V/m sao cho ận tốc ban đầu vuông góc với đường sức của điện trường
- Lập phương trình quỹ đạo của electron trong điện trường
- Tính độ dịch ngang ( theo phương điện trường) của hạt electron khi nó đi
được một khoảng l=5cm so với vị trí ban đầu.
Câu 3. Hạt Electron quang điện tách ra từ catốt của một tế bào quang điện
với vân tốc V0 được cho bay vào một tụ điện có cường độ điện trường E theo
phương song song với hai bản tụ. Sau khi ra khỏi tụ hạt E tiếp tục bay đến
đập vào màn phát quang cách tụ một khoảng L và tạo điểm sáng tại M
eElL
1. Chứng minh S=SH = mV 2
0
2. Tính công thoát A của Catốt, biết bước sóng ánh sáng λ = 0,3µm ;
E=66V/m; l=5cm; L=10cm; S=8cm
M
+ S

A H
- 12 -

V0
-
l L

Câu 4. a. Tính vận tốc ban đầu cực đại của V0 của electron quang điện biết
hiệu điện thế hãm là 1,8V
b. Không còn hiệu điện thế hãm nữa, với vận tốc vừa tính thì electrom sẽ
dịch chuyển được bao xa khi nó chịu 1 điện trường cản E=50v/m(V0 cùng
phương với đường sức điện trường)
Câu 5. Chiếu bức xạ λ vao một điện cực phẳng thì electron bứt ra được cho
đi vào điện trường đều với hai bản tụ song song
Khi đi ra khỏi tụ electron chuyển động theo phương hợp với phương ban đầu
góc 450
Biết :
- Chiều dài bản tụ : l=5cm
- Khoảng cách 2 bản tụ : d=1cm
- Hiệu điện thế hai bản tụ : U=0,5V
1. Tính vận tốc ban đầu V0 của electron
2. Tính bước sóng bức xạ chiếu tới, biết công thoát của electron là A=5,5.10-
19
J
Câu 6. Một hạt electron bay vào khoảng không gian giữa hai bản tụ điện
phẳng với vận tốc v0=2,5.107m/s theo phương nghiêng một góc 150 so với
bản tích điện dương bỏ qua tác dụng của trọng lực. khoảng cách giữa hai bản
tụ là d=1cm. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U=220V. Electroon bay ra khỏi
tụ điện theo phương song song với hai bản tụ. Tính chiều dài l của mỗi bản
tụ:

+++ ++

-------
- 13 -

Câu 7 Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,546µm lên mặt kim loại
dùng làm catốt của một tế bào quang điện, thu được dòng quang điện bão
hoà i=2mA. Công thoát của bức xạ điện từ là P =1,515W
1. Tính hiệu suất lượng tử
2. Giả sử các electron đó đựơc tách ra khỏi bằng màn chắn lấy một chùm
hẹp hướng vào từ trường đều có cảm ứng từ B=10-4T. sao cho B vuông góc
với phương ban đầu của vận tốc của electron. Biết quỹ đạo của electron có
bán kính cực đại là r=23,32mm
a. Xác định vận tốc ban đầu cực đại của electron
b. Tính giới hạn quang điện của kim loại lamg catốt
Câu 8 Catốt của một tế bào quang điện có giới hạn quang điện là
λ0 = 0,35µm . Chiếu vào catốt bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,25µm
1. tính động năng ban đầu cực đại của electron quang điện và hướng nó vào

1 từ trường đều B sao cho vận tốc ban đầu V0 ⊥ → B
Xác định bán kính cực đại cỷa quỹ đạo electron khi đi trong từ trường với
B=10-4T
Câu 9 1. Bước sóng giới hạn của kim loại M là λ0 = 0,545µm , nếu chiếu vào
kim loại M nói trên bức xạ có bước sóng λ = 4200A0 thì vận tốc ban đầu cực
đại của các electron là bao nhiêu
2. Hướng e mới bức xạ ra vào một từ trường đều với B=10-4T sao cho:
a. V vuông gó với B: tính bán kính chuyển động của electron
b. V song song với B thì e chuyển động như thế nào
c. V hợp với B một góc 300 thì e chuyển động theo hình xoắn ốc với bán
kính R’. Tính R’
Câu 10Khi rọi vào catốt phẳng của một tế bào quang điện một bức xạ có
bước sóng λ = 0,33µm thì có thể làm dòng quang điện triệt tiêu bằng cách nối
anốt và catốt của tế bào với hiệu điện thế U AK ≤ −0,3125V
a. Xác định giới hạn quang điện của kim loại
b. Anốt của tế bào cũng có dạng bản phẳng song song với catốt cách catốt
đoạn d=1cm. Khi rọi chùm bức xạ hẹp vào tâm của catốt thì bán kính lớn
nhất trên bề mặt catốt mà các electron tới đập vào là bao nhiêu.
Câu 11.Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,546µm lên mặt kim loại dùng làm
catốt của một tế bào quang điện. Các electron bị bứt khỏi catốt được tách ra
bằng màn chắn để tạo một chùm hẹp hường vào một từ trường đều có cảm
ứng từ
- 14 -

→ →
B vuông góc với phương của vận tốc đầu v0 của các electron. Biết rằng
B=10-4T và quỹ đạo của các electron có bán kính cực đại R=23,32mm
a. Xác định vân tốc ban đầu cực đại của các electron quang điện
b. Tính giới hạn quang điện của kim loại làm catốt

ôn tập
Câu 1. Một tế bào quang điện có catốt được làm bằng asen(As). Công thoát
của electron đối với asen bằng 5,15eV
1. Nếu chiếu một chùm sáng đơn sắc có tần số f=1015Hz vào tế bào quang
điện đó, thì có xảy ra hiện tượng quang điện không
2.Thay chùm sáng trên bằng một chùm sáng đơn sắc khác có bước sóng
λ = 0,2 µm . Xác định vận tốc cực đại của electron khi nó vừa bật khỏi catốt
3. Vẫn giữ chùm sáng kích thích có bước sóng λ = 0,2µm chiếu vào catốt và
nối tế bào quang điện với nguồn điện một chiều. Cứ mỗi giây, catốt nhận
được năng lượng của chùm sáng P=3mJ. Khi đó cường độ dòng quang điện
bão hoà là I =4,5.10-6A
a. Hỏi trong một giây, catốt nhận được bao nhiêu phôtôn và có bao nhiêu
electron bị bật ra khỏi catốt?
b. Tính hiệu suất lượng tử
Câu 1. Cho một tế bào quang điện:
1. Khi chiếu vào catốt của tế bao quang điện một bức xạ đơn sắc có bước
sóng λ = 0,495µm thì hiện tượng quang điện sảy ra. Để triệt tiêu dòng quang
điện giữa anốt và catốt phải có một hiệu điện thế hãm Uh. Hỏi hiệu điện thế
hãm phải thay đổi bao nhiêu nếu như bước sóng của bức xạ trên giãm 1,5 lần
2. Cho công thoát điện tử của catốt A=1,875eV. Chiếu một bức xạ đơn sắc
có bước sóng λ ' vao catốt của tế bào quang điện tách một chùm điện tử hẹp
bắn ra từ catốt cho đi vào điện trường đều của một tụ điện phẳng tại điểm O
cách đều hai bản tụ. Vận tốc ban đầu V0 của các điện tử có phương song
song với hai bản tụ (hình vẽ). Biết hiệu điện thế giữa hai bản tụ U=0,45V,
khoảng cách giữa hai bản tụ d=2cm, chiều dài của tụ l=5cm. Bỏ qua trọng
trọng lực, tính bước sóng λ ' để không có điện tử nào bay ra khỏi catốt
++++++++++ +++++

----------- ---------
l
Câu 3. Kim loại dùng làm catốt của tế bào quang điện có công thoát là 1,8eV
- 15 -

1. Chiếu vào catốt một ánh sáng có bước sóng λ = 600nm từ một nguồn sáng
có công suất 2mW. Hỏi dòng quang điện bão hoà bằng bao nhiêu, biết rằng
cứ 1000 hạt phôtôn đập tới catốt thì có 2 electron bật ra
2. Tách từ chùm electron bắn ra một electron có vận tốc lớn nhất rồi cho
bay từ A đến B trong một điện trường mà hiệu điện thế U AB=-20V. tìm vận
tốc electron tại điểm B.
Câu 4. 1. Phát biểu định luật quang điện
2. Công thoát của kim loại đồng là 4,47eV
a. Tính giới hạn quang điện λ0
b. chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ < λ0 vào một tấm kim loại bằng
đồng đặt cô lập thì tấm đồng đạt điện thế cực đại là 5V. Tính bước sóng của
bức xạ trên
Câu 5. Chiếu lần lượt hai bức xạ λ1 = 0,555µm và λ2 = 377nm vào catốt của
một tế bào quang điện thì thấy hiệu điện thế hãm có độ lớn gấp 4 lần nhau.
a. Tìm giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catốt. Đó là kim loại nào
b. Chiếu λ1 , tìm điều kiện của hiệu điện thế UAK để không có dòng quang
điện
c. Đặt hiệu điện thế UAK=+1V vào tế bào quang điện. tìm vận tốc cực đại của
electron khi tới anốt
d. Coi rằng anốt và catốt là các bản phẳng song song và cách nhau một
khoảng d=1cm. Tìm bán kính lớn nhất của miền trên anốt có các electroon
quang điện đập vào trường hợp này vẫn chiếu bức xạ λ1 vào tâm catốt và
UAK=+1V
Câu 6. Khi chiếu lần lượt bức xạ điện từ có bước sóng λ1 = 0,25µm và
λ2 = 0,3µm vào một tấm kim loại, ta thấy vận tốc ban đầu cực đại tương ứng
với hai bước sóng nói trên của electron quang điện là V1=7,31.105m/s và
V2=4,93.105m/s
a. Xác định khối lượng của electron và giới hạn quang điện
b. Chiếu vào kim loại nói trên một bức xạ điện từ có bước sóng λ thì thấy
điện thế cực đại mà nó đạt được khi cô lập là 3V. Tính bước sóng λ của bức
xạ điện từ.
Cho h=6,625.10-34Js; c=3.108m/s; e=1,6.10-19C
Câu 7. Chiếu hai bức xạ có bước sóng λ1 = 400nm và λ2 = 0,25µm lần lượt
lên catốt một tế bào quang điện thì thấy vận tốc ban đầu cực đại của các
electron quang điện có độ lớn gấp đôi nhau.
1. Tính công thoát A và giới hạn quang điện λ0 của kim loại làm catốt
2. Tính độ biến thiên hiệu điện thế hãm giữa hai lần chiếu xạ
- 16 -

Câu 8. Chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,56µm vào catốt của một tế bào
quang điện, electron thoát ra từ catốt có động năng ban đầu thay đổi từ 0 đến
5,38.10-20J
a. Nếu thay bức xạ khác có bước sóng λ1 = 0,75µm thì có hiện tượng quang
điện không
b. Nếu dùng bức xạ có λ2 = 0,405µm thì hiệu điện thế hãm làm triệt tiêu dòng
quang điện bằng bao nhiêu
Câu 9. Khi chiếu vào catốt của một tế bào quang điện một bức xạ điện từ có
bước sóng λ = 0,1854µm thì hiệu điện thế hãm là UAK=-2V
a. Xác định giới hạn quang điện của kim loại làm catốt
b. Nếu chiếu vào catốt của tế bào quang điện đó một bức xạ có bước sóng
λ ' = λ / 2 và vẫn duy trì hiệu điện thế hãm giữa anốt và catốt là U AK=-2V thì
động năng cực đại của các quang electron khi tới anốt bằng bao nhiêu
Câu 10. Catốt của một tế bào quang điện được làm bằng kim loại có công
thoát của electron là 1,93eV
1. tìm giới hạn quang điện của kim loại làm catốt
2. Chiếu vào catốt của tế bào quang điện một ánh sáng đơn sắc có bước sóng
a. Tính năng lượng của phôtôn ứng với ánh sáng đó
b. Tính vận tốc ban đầu cực đại của electron khi bứt ra khỏi catốt
c. Đặt catốt của tế bào quang điện ở điện thế bằng 0. Tính điện thế ở anốt để
trong mạch không có dòng quang điện
Câu 11. Chiếu bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,4µm vào catốt (K) của một
tế bào quang điện. Cho công thoát electron của kim loại làm catốt là A=2eV
a. Chứng tỏ rằng có hiện tượng quang điện xảy ra. Tính động năng ban đầu
cực đại của các electron
b. Để làm triệt tiêu dòng quang điện phải đặt hiệu điện thế UAK giữa Anốt và
Catốt bằng bao nhiêu
c. Đặt giữa anốt và catốt hiệu điện thế dương UAK=5V. Tính động năng cực
đại của các electron của electron quang điện khi tới anốt
Câu 12. Chiếu một bức xạ điện từ có bước sóng λ = 0,4µm vào catốt của một
tế bào quang điện thì có hiện tượng quang điện, để triệt tiêu dòng quang điện
dùng hiệu điện thế hãm Uh=-1,5V
a. Tìm công thoát của electron bứt ra khỏi catốt
b. Giả sử hiệu suất quang điện là 20%, tìm cường độ dòng quang điện bão
hoà, biết công suất của chùm bức xạ chiếu tới catốt là 2W

Tia Rơngen
Lý thuyết:
I. Ống Rơngen:
- 17 -

a. Cấu tạo:
- Ống Rơngen đơn giãn là những ống tia catốt, trong đó có lắp thêm một
điện cực bằng kim loại có nguyên tử lượng lớn và khó nóng chảy( như
platin, vônfam…) để chắn dòng tia catốt. Cực kim loại này gọi là đối catốt.
- Đối âm cực thường được nối với anốt.
- Hiệu điện thế giữa anốt và catốt khoảng vài vạn vôn.

- K +
A

Tia Rơnghen

b. Bản chất của tia Rơngen:


Khi đặt dưới hiệu điện thế lớn làm cho electron bị bứt ra khỏi đối âm
cực(catôt) và được tăng tốc trong điện trường và bay vào tới đập vào đối
catốt làm cho phát ra một bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước
sóng tia tử ngoại gọi là tia Rơngen.
c. Tính chất của tia Rơngen:
- Tia Rơnghen là một loại sóng điện từ
- Tia Rơngen có khả năng đâm xuyên
- Tia Rơngen được dùng trong y tế
- Tia Rơngen tác dụng rất mạnh lên kính ảnh
- tia Rơngen có khả năng Iôn hoá chất khí
- Tia Rơngen có khả năng phá huỷ tế bào, giết vi khuẩn
d. Năng lượng của tia rơngen, cường độ trong ống Rơngen, Độ tăng nhiệt độ
của đối catốt
- Năng lượng của electron bay tới đập vào đối catốt thể hệin dưới dạng động
1
năng: W= me .v 2 = eU
2
Năng lượng này chuyển một phần thành năng lượng của tia Rơngen:
hc
hf x = ≤ eU
λx
hc hc
λx ≥ → λmin =
eU eU
- Cường độ dòng điện qua ống Rơngen:
I=ne
- Độ tăng nhiệt độ của đối catốt:
Q=mc. ∆t
- 18 -

Dạng 1. Vận tốc Electron khi tới đối catốt bước sóng
ngắn nhất của tia Rơngen
Câu 1. Hiệu điện thế anốt và catốt của ống Rơnghen là U = 20KV. Bỏ qua
động năng electron khi bứt ra khỏi catốt
Tính:
1. Vận tốc electron khi tới đối catốt
2. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen mà ống có thể phát ra
Câu 2. Hiệu điện thế giữa Anốt và catốt của ống Rơnghen là 4,8kV. Hãy
tính:
a. Bước sóng nhỏ nhất của tia Rơnghen mà ống có thể phát ra
b. Số electron đập vào đối catốt trong mỗi giây và vận tốc của electron khi
tới đối catốt. Biết rằng cường độ dòng điện đi qua ống là 1,6mA
Câu 3. Trong ống Rơnghen, cường độ dòng điện đi qua ống là 0,4mA và
hiệu điện thế giữa Anốt và Catốt là 6kV. Hãy tìm bước sóng nhỏ nhất của tia
Rơnghen mà ống phát ra, số electron tới đập vào đối catốt trong mỗi giây và
vận tốc của electron khi tới đối catốt
Câu 4. Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là 5A0
a. Tính năng lượng của phôtôn Rơnghen tương ứng, vận tốc của electron tới
đập vào đối catốt và hiệu điện thế giữa hai cực của ống
b. Khi ống Rơnghen đó hoạt động, cường độ dòng điện qua ống là 0,002A.
tính số electron đậpvào đối catốt trong một giây và nhiệt lượng toả ra trên
đối catốt
c. Để tăng độ cứng của tia Rơnghen tức la để giãm bước sóng của nó, người
ta cho hiệu điện thế giữa hai cực tăng thêm ∆U = 500V . Tính bước sóng ngắn
nhất của tia Rơnghen phát ra khi đó.
Dạng 2. Tần số cực đại của tia Rơnghen - Động năng
êlectron làm nóng đối catốt
Câu 1. Trong chùm tia rơnghen phát ra từ ống Rơnghen người ta thấy có
những tia có tần số lớn nhất và bằng fmax=3.1018Hz
1. tính hiệu điện thế giữa Anốt và Catốt
2. Cường độ dòng quang điện qua ống là I =5mA. Tính lượng electron tới
đập vào đối catốt trong 1 phút
3. Tính nhiệt lượng làm nống đối catốt trong một phút biết rằng 95% động
năng electron đã chuyển thành nhiệt lượng trên
Câu 2. Trong ống Rơnghen, số electron đập vào đối catốt trong mỗi giây là
n=5.1015 (hạt), vận tốc mỗi hạt là 8.107m/s. hãy tính:
1. Cường độ dòng quang điện qua ống và hiệu điện thế giữa anốt và catốt bỏ
qua động năng của electron khi bứt ra khỏi catốt
- 19 -

2. Bước sóng nhỏ nhất trong chùm tia Rơnghen do ống phát ra. Giải thích sự
tạo thành tia Rơnghen có bưoc sóng nhỏ nhất
3. Đối catốt là một khối bạch kim diện tích 1cm2 dày 2mm. Hỏi sau bao lâu
khối bạch kim đó nóng tới 15000C, nếu nó không được làm nguội bằng dòng
nước lạnh. Giả sử 99,9% động năng của electron đập vào đối catốt chuyển
thành nhiệt năng đốt nóng đối catốt
Cho biết: Nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của tấm bạch kim là:
C=120J/kgK; D=21.103kg/m3. Nhiệt độ trong phòng là 200C
Dạng 3. Lưu lượng và thời gian nước chảy qua đối
catốt
Câu 1. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống Rơngen là U=1,2KV và cường độ
dòng điện qua ống là I = 0,8mA. Cho rằng toàn bộ độnh năng của electron
đập vào đối catốt dùng để làm nóng đối catốt
1. tính nhiệt lượng mà đối catốt nhận được trong một giây
2. Để làm nguội đối catốt người ta cho dòng nước chảy bên trong. Nhiệt
lượng ở lối ra cao hơn lối vào là 100C. Tính lưư lượng dòng nước
Biết -Nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước là:
C = 4200 J / KgK ; D = 1000kg / m 3
Câu 2. Một ống Rơnghen hoạt động dưới hiệu điện thế 50000V khi đó
cường độ dòng điện qua ống là 5mA. Cho rằng chỉ có 1% năng lượng của
chùm electron được chuyển hoá thành năng lượng của tia Rơnghen, và năng
lượng trung bình của các tia sinh ra bằng 75% năng lượng của tia tia có bước
sóng ngắn nhất
a. tính số phôtôn tia Rơnghen phát ra trong mỗi giây
b. Đối catốt được làm nguội bằng một dòng nước có nhiệt độ 100C, hãy tính
lưư lượng (lít/phút) nước phải dùng để giữ cho nhiệt độ catốt không thay
đổi, biết rằng khi ra khỏi ống thì nhiệt độ của nước là 250C. Nhiệt dung riêng
của nước là 4,2.103J/Kg.K
Câu 3. Trong ống Rơnghen, cường độ dòng điện đi qua ống là 0,8mA và
hiệu điện thế giữa anốt và catốt là 1,2kV
a. tìm số electron đập vào đối catốt mỗi giây và vận tốc của electron khi tới
đối catốt
b. Tìm bước sóng ngắn nhất của tia rơnghen có thể phát ra
c. Đối catốt là một bản Platin có diện tích 1cm2 và dày 2mm. giả sử toàn bộ
động năng của electron đập vào đối catốt dùng để đốt nóng bản Platin đó.
Hỏi sau bao lâu nhiệt độ của bản tăng thêm được 10000C.
Cho biết khối lượng riêng của platin và nhiệt dung riêng là:
D=21.103kg/m3; C=0,12kJ/kgK
- 20 -

Câu 4. Một ống Rơnghen phát ra một chùm tia có bước sóng ngắn nhất là
5.10-11m.
a. Tính hiệu điện thế giữa anốt và catốt và động năng cực đại của các
electron tới đập vào đối catốt. Biết cường độ dòng điện qua ống là 0,01A,
tính số elelectron đập vào đối âm cực trong mỗi giây
b. Người ta làm nguội đối catốt bằng một dòng nước lạnh mà nhiệt độ lúc ra
khỏi ống lớn hơn nhiệt độ lúc vào là 400C
Tính khối lượng nước chảy qua đối catốt trong mỗi phút. Cho biết nhiệt
dung riêng của nước là 4,186kJ/kg.K
Dạng 4. Biết độ tăng nhiệt độ của đối catốt tìm cường độ
dòng điện trong ống Rơngen
Câu 1. Một ống Rơnghen phát ra bức xạ có bước sóng nhỏ nhất là λ = 5A0
1. Tính hiệu điện thế giữa Anốt và Catốt
2. Đối Catốt là một khối Platin có khối lượng m=4g và sau 10 phút thì nhiệt
độ của nó tăng thêm 10000C(khi không có dòng nước qua đối catốt). Cho
rằng toàn bộ động năng của các electron đến đập vào đối catốt được chuyển
thành nhiệt. Tính cường độ dòng điện qua ống Rơnghen.
Biết: - Nhiệt dung riêng của Platin là: C = 120J/độ
- Hằng số Plăng h=6,6.10-34Js
- Vận tốc ánh sáng: C=3.108m/s
Tổng hợp:
Câu 2. Trong chùm tia Rơnghen phát ra từ một ống Rơnghen, người ta thấy
có những tia có tần số lớn nhất và bằng fmax=5.1018Hz
1. Tính hiệu điện thế giữa 2 cực của ống và động năng của electron bứt ra
khỏi catot.
2. Trong 20s người ta xác định được có 1018 electron đập vào đối catốt. tính
cường độ dòng qua ống
3. Đối Catốt được làm nguội bằng dòng nước chảy luồn bên trong. Nhiệt độ
ở lối ra cao hơn lối vào là 100C. Tính lưư lượng nước theo đơn vị m3/s của
dòng nước đó. Xem gần đúng rằng 100% động năng của chùm electron được
chuyển thành nhiệt lượng làm nóng đối catốt.
Cho biết nhiệt dung riêng và khối lương riêng của nước là: C=4286J/kgK;
D=1000Kg/m3
Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai cực của ống Rơnghen là U=18KV
1. Tính vận tốc electron trước khi đập vào đối catốt
2. Đối catốt làm bằng kim loại M có khối lượng m=0,5g, nhiệt dung riêng
c=120/kgk. Cứ mỗi phút nhiệt độ của đối catốt tăng thêm 6009(Khi không có
dòng nước làm nguội). Tính cường độ dòng điện qua ống. Cho rằng tất cả
động năng của electron đã làm nóng đối catốt
- 21 -

Câu 4. Trong ống Rơnghen electron chuyển động đến sát đối catốt với vận
tốc 9.104km/s
1. Tính động năng của electron trước khi đập vào đối catốt và hiệu điện thế
giữa anốt và catốt
2. Catốt là thanhPlatin có khối lượng 3g, nhiệt dung riêng là C=146,3J/kgk.
Toàn bộ động năng của electron đã chuyển thành năng lượng để đốt đối catốt
. Cường độ dòng qua ống là 0,07mA. Tính độ tăng nhịêt độ trong 30s
3. Cho chùm electron nói trêb đi vào một tụ điện có E=6,25.103V/m theo
phương song song với hai bản. chiều dài mỗi bản tụ là l=20cm
-Lập phương trình quỹ đạo chuyển dộng của electron trong tụ
-Tính độ dịch theo phương vuông góc với bản tụ.

…………………………………………….
…………………………………………….
Mẫu nguyên tử BO(Quang phổ hydro)
Lý thuyết:

Dạng 1. Tìm lại công thức tính bước sóng của vạch
quang phổ bằng lý thuyết
Câu 1. Công thức thực nghiệm xác định bước sóng vạch quang phổ của
nguyên tử Hidrô là λ cho bởi công thức:
1 1 1
= R( − )
λ n12 n22
Với n2>n1Tìm l ại bằng lý thuyết và tính R
13,6eV
Biết: En= − 2
n
1 1 1
Câu 2. Dựa vào công thức: λ = R( n 2 − n 2 ) với R=1,09737.107 (1/m)
1 2
Hãy tìm bước sóng các vạch α β γ , H δ và vạch tiếp theo( tức vạch
H , H , H
thứ 5) trong dãy Banme. Từ đó, xác định các vạch nói trên nằm trong vùng
nào(hồng ngoại, nhìn thấy, tử ngoại).
- 22 -

Dạng 2. Tính bước sóng, tần số và mối quan hệ giữa


các bước sóng của các vạch quang phổ
Câu 1. Một nguyên tử từ trạng thái dừng có mức năng lượng EM=-1,5eV
sang trạng thái có năng lượng EL=-3,4V. Tìm bước sóng của bức xạ được
phát ra.
Câu 2. Năng lượng của các trạng thái dừng trong nguyên tử Hidrô lần lượt là
EK=-13,6eV; EL=-3,4eV; EM=-1,51eV; EN=-0,85eV; EO=-0,54eV. Hãy tìm
bước sóng của các bức xạ tử ngoại do nguyên tử hidrô phát ra
Câu 3. Vạch thứ 2 trong dãy Lyman có bước sóng λ31 = 0,103µm .
1. Vạch thứ nhất trong dãy Lyman có bước sóng λ21 = 0,122µm . chứng tỏ
trong dãy Banme có một vạch quang phổ có bước sóng có quan hệ với hai
bước sóng trên. Tìm bước sóng đó
2. Vạch thứ ba trong dãy Lyman có bước sóng λ41 = 0,097 µm . chứng tỏ rằng
trong dãy Parsen có một vạch quang phổ có bước sóng có quan hệ với 2
bước sóng λ31 và λ41 đã cho. Tính bước sóng đó
Câu 4. Cho biết bước sóng ứng với 3 vạch quang phổ của nguyên tử Hidrô
trong dãy Pasen ở vùng hồng ngoại là λ1 = 1,875µm λ2 = 1,282µm , λ3 = 1,093µm
và vạch đỏ (H α ) trong dãy Banme là λα = 0,656µm
a. Hãy tính các bước sóng λ β , λγ , λδ ứng với 3 vạch lam (H α ), chàm (H β ),
tím (H δ )
b. Vẽ sơ đồ biểu diễn các mức năng lượng và sự chuyển mức năng lượng
của electron tương ứng với các vạch quang phổ trên
Câu 5. Êlectron trong nguyên tử hidrô chuyển từ quỹ đạo L ứng với mức
năng lượng E2=-3,4eV về quỹ đạo K ứng với mức năng lượng E1=-13,6eV
a. Tính bước sóng λ của bức xạ phát ra
b. Chiếu bức xạ có bước sóng λ nói trên vào catốt của một tế bào quang
điện làm bằng kim loại có công thoát A=2eV. Tính động năng ban đầu cực
đại của electron và hiệu điện thế hãm dòng quang điện Uh
Câu 6. Trong quang phổ của hidrô các bước sóng λ của các vạch quang phổ
như sau:
λ21 = 0,121568µm , λ32 = 0,656279 µm , λ43 = 1,8751µm
a. tìm tần số ứng với các bức xạ trên
b. Tính tần số vạch quang phổ thứ 2, thứ 3 của dãy Lyman
Câu 7. Biết bước sóng ứng với hai vạch đầu tiện trong dãy Lyman của quang
phổ hidrô là λ L1 = 0,122µm và λ L 2 = 103nm . biết mức năng lượng của trạng
thái kích thích thứ hai trong quang phổ hidrô là –1,51eV
1. tìm bước sóng của vạch H α trong quang phổ nhìn thấy được
- 23 -

2. Tìm mức năng lượng của trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích thứ
nhất( theo đơn vị eV)
Câu 8. Bước sóng của vạch quang phổ đầu tiện trong dãy Lâimn là λ0
=122nm, của vạch H α và H β trong dãy Banme lần lượt là λ1 = 656nm ,
λ2 = 486nm Hãy tính:
Bước sóng của vạch quang phổ thứ hai trong dãy Lâimn và vạch đầu tiên
trong dãy Pasen
Dạng 3. Bước sóng dài nhất và ngắn nhất trong các
dãy
Lý thuyết:
Ta có khi electron chuyển từ mức năng lượng m về mức năng lượng n cho
trước ta có:
hc 1 1
= 13,6eV ( − )
λ n 2 m 2
Bước sóng dài nhất ứng với: m=n+1
Bước sóng ngắn nhất ứng với: m= ∞
………………………………………………………………………………..
Câu 1. Áp dụng công thức tính bước sóng của vạch quang phổ Hidrô:
1 1 1
= R( − ) Với R=1,1.107m/s
λ n 2 m 2
Hãy tính các bước sóng dài nhất và ngắn nhất trong dãy Lyman, Banme và
Parsen.
Câu 2. Cho ba vạch có bước sóng dài nhất trong ba dãy quang phổ Hdro là
λ1L = 0,1216 µm (Lyman), λ1B = 0,6563µm (Banme) và λ1P = 1,8751µm (Parsen)
1. Có thể tìm được bước sóng của các vạch nào khác
2. Cho biết năng lượng cần thiết tối thiểu để bứt điện tử ra khỏi nguyên tử
Hdrô là 13,6eV tính bước sóng ngắn nhất của vạch quang phổ trong dãy
Parsen
Dạng 4. Năng lượng Iông hoá
Lý thuyết:
Năng lượng Iôn hoá của nguyên tử H2 là năng lượng phải cung cấp để
electron chuyển từ mức năng luợng E1 đến mức năng lượng E∞ = 0
W = E ∞ − E1 = 0 − E1 = 13,6(eV )
Câu 1. 1. Năng lượng Iôn hoá của nguyên tử Hidrro là gì? Tính năng lượng
Iôn hoá nguyên tử Hidrô
2. Năng lượng Iôn hoá của nguyên tử Hêli là gì? (Hêli có 2 năng lượng Iôn
hoá)
- 24 -

Năng lượng Iôn hoá thứ nhất của Hêli bằng 23,6eV.
Một nguyên tử Hêli ở trạng thái kích thích có năng lượng –21,4eV. Khi
chuyển xuống trạng thái cơ bản nó phát ra bức xạ có bước sóng bằng bao
nhiêu, vạch tương ứng thuộc miền gì của quang phổ?
Câu 2. Bước sóng dài nhất trong dãy Lyman là 0,1215µm , bước sóng ngắn
nhất trong dãy Banme là 0,365µm
Biết: h=6,625.10-34Js; e=1,6.10-19C
1. Với các số liệu trên hãy tìm năng lượng cần thiết để bứt electron ra khỏi
nguyên tử của nó khi electron ở trên quỹ đạo K
2. Biết năng lượng của electron trong nguyên tử Hidrô có biểu thức:
Rh
En = −
n2
Với: R là hằng số, n là số nguyên 1, 2, 3….
N=1 ứng với quỹ đạo K, n=2 ứng với quỹ đạo L,…
Tìm R
Câu 3.Các mức năng lượng của nguyên tử hidrô có trạng thái dừng được xác
13,6eV
định bằng công thức: E n = − với n là số nguyên; n=1 ứng với mức cơ
n2
bản K; n =2, 3, 4.. ứng với mức kích thích L, M, N..
a. Tính ra Jun năng lượng Iôn hoá của nguyên tử hidrô
b. Tính ra mét bước sóng của vạch đỏ H α trong dãy Banme
Câu 4. Vạch đầu tiên trong dãy Lyman và vạch cuối cùng trong dãy Banme
trong quang phổ hidrô lần lượt có bước sóng là λ1 = 0,365µm và
λ2 = 0,1215µm . Dựa vào đó hãy tính năng lượng Iôn hoá của nguyên tử hidrô
Dạng 5. Năng lượng kích thích của nguyên tử hidrô
Lý thuyết:
Năng lượng kích thích nguyên tử hidrô có thể là năng lượng của phôtôn hoặc
động năng của electron bắn vào hạt nhân.
- Đối với phôtôn: Nguyên tử hidrô chỉ hấp thụ những phôtôn có năng lượng
đúng bằng hiệu mức năng lượng:
hf = E m − E n
- Đối với động năng của electroon: Khi cung cấp cho electron năng lượng W
thì electron chuyển từ quỹ đạo n lên quỹ đạo m ta có:
Em ≤ W+En < Em+1
Câu 1. Muốn thu được 3 vạch và chỉ 3 vạch quang phổ thì năng lượng kích
thích nguyên tử Hidrô là bao nhiêu và tính bước sóng của 3 vạch quang phổ
ấy
Câu 2. Có những vạch quang phổ nào xuất hiện khi kích thích nguyên tử
Hodrô ở trạng thái cơ bản bằng các electron có năng lượng W=12,5eV
- 25 -

Câu 3. Ba vạch quang phổ đầu tiên trong dãy Lyman của nguyên tử Hidrô có
bước sóng lần lượt là λ1 = 1216 A0 , λ2 = 1026 A0 và λ3 = 973 A0 . hỏi nếu
nguyên tử hidrô bị kích thích sao cho electron lên quỹ đạo N thì nguyên tử
có thể phát ra những vạch nào trong dãy Banme? Tính bước sóng của các
vạch đó.
Câu 4. Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có tần số f=2,924.10 15Hz vào một
khối khí hidrô ở nhiệt độ và áp suất thích hợp, khi đó trong quang phổ phát
xạ của hidrô chỉ có ba vạch ứng với các tần số f1, f2, f3 biết f1=f;
f2=2,4669.1015Hz và f3<f2
a. Giải thích sự hình thành các vạch quang phổ nêu trên, vẽ sơ đồ biễu diện
sự chuyển mức năng lượng ứng với các vạch quang phổ đó
b. Tính bước sóng của ba vạch bức xạ đơn sắc nói trên. Nói rõ các bức xạ
này thuộc dãy nào trong quang phổ hidrô, mắt người có thể nhìn thấy mấy
vạch?
Câu 5. 1. Xác định độ biến thiên năng lượng của electron trong nguyên tử
hidrô khi nó chuyển từ mức năng lượng M(n=3) về mức năng lượng K(n=1)
và bước sóng của bức xạ phát ra
2. Xác định các bước sóng cực đại và cực tiểu của các vạch trong dãy Pasen
3. Một phôtôn có năng lượng 16eV làm bật electron ra khỏi nguyên tử hidrô
ở trạng thái cơ bản. tính vận tốc của electron khi bật ra khỏi nguyên tử
Câu 6. Các mức năng lượng của nguyên tử hidrô được xác định bởi công
E0
thức: E n = − 2 với E0=13,6eV, n là số nguyên 1, 2, 3,…( ứng với các mức
n
năng lượng K, L, M, N…)
1. Kích thích nguyên tử hidrô ở trạng thái cơ bản bằng việc hấp thụ phôtôn
có năng lượng thích hợp, bán kính quỹ đạo của lectroon tăng lên 9 lần. tìm
các bước sóng khả dĩ của bức xạ mà nguyên tử có thể phát ra.
2. Khi chiếu lần lượt vào nguyên tử hidrô ở trạng thái cơ bản các bức xạ mà
phôtôn có các năng luợng 6eV, 12,75eV và 18eV. Trong mỗi trường hợp đó,
nguyên tử hidrô có hấp thụ phôtôn không? Và nếu thì nguyên tử sẽ chuyển
lên trạng thái nào?
Dạng 6. Tìm vận tốc, số vòng quay bán kính quỹ đạo
dừng, năng lượng trong nguyên tử hidrô
Câu 1. Nguyên tử hidro gồm một hạt nhân quay xung quanh nó lực tương
tác giữa hạt nhân và electron là lực culông
Tìm vận tốc của electroon khi nó chuyển động trên quỹ đạo có bán kính
r0=5,3.10-11m(quỹ đạo K). Tù đó tìm số vàng quay của electron trong một
đơn vị thời gian
- 26 -

Biết: K=9.109Nm2/C2; me=9,1.10-31kg, e=1,6.10-19C


Câu 2. Biết bán kính quỹ đạo dừng thứ n nghiệm đúng:
h
2πr = n
mV
CMR: r=n2r0. Tính r0
Biết: K=9.109Nm2/C2; me=9,1.10-31kg, e=1,6.10-19C, h=6,625.10-34Js
Câu 3. Thế năng của electroon trong nguyên tử Hidrô là:
2
Et=- K e (r là bán kính nguyên tử)
r
Chứng minh rằng năng lượng của nguyên tử Hidrô ở trạng thái dừng thứ n
13,6eV
là: E n = −
n2
Biết: K=9.109Nm2/C2; me=9,1.10-31kg, e=1,6.10-19C, h=6,625.10-34Js

You might also like