You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

KHOA BẢO HỘ LAO ĐỘNG


 

BÁO CÁO KIẾN TẬP


Đề tài :
“Tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại Công ty TNHH
Hữu Thịnh – 216 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội”.

Giảng viên hưỡng dẫn : TS. LƯU VĂN CHÚC


Sinh viên thực hiện : Nhóm 3 , lớp B12

Hà Nội, tháng 5 năm 2008

1
I. Mở đầu

Như chúng ta đã biết phương tiện bảo vệ cá nhân là các dụng cụ, trang bị mà
người lao động phải sử dụng để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các yếu tố gây nguy
hiểm và các tác động xấu phát sinh trong quá trình lao động do điều kiện thiết bị,
công nghệ, tổ chức và các giải pháp kỹ thuật vệ sinh, an toàn…chưa hoàn chỉnh.

Hiện nay, ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển trên thế giới nói
chung dây chuyền công nghệ còn lạc hậu, người lao động còn phải trực tiếp tiếp
xúc với các yếu tố nguy hiểm, có hại. Nên việc phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân là điều tất yếu, nhằm mục đích bảo vệ họ khỏi những tác hại nghề nghiệp
trong quá trình sản xuất.

Việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được pháp luật quy định rõ ràng
trong Bộ luật lao động, trích dẫn Điều 95: “ Người sử dụng lao động có trách nhiệm
trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao
động và cải thiện điều kiện lao động cho người lao động…”; Điều 101: “ Người lao
động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được cấp đầy đủ phương tiện
bảo vệ cá nhân. Người sử dụng lao động phải đảm bảo các phương tiện bảo vệ cá
nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật”; phương
tiện bảo hộ lao động bao hàm nghĩa rộng hơn phương tiện bảo vệ cá nhân, còn
phương tiện bảo vệ cá nhân( Personal protective equipment) được trang bị cho
từng cá nhân một. Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành thông tư số
10/1998/TT-BLĐTNXH ngày 28/05/1998 về việc quy định, hướng dẫn thực hiện chế
độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Thông tư đã hướng dẫn rất rõ các mục: đối
tượng áp dụng, yêu cầu đối với phương tiện bảo vệ cá nhân, điều kiện được trang
bị phương tiện bảo vệ cá nhân, nguyên tắc cấp phát, sử dụng và bảo quản phương
tiện bảo vệ cá nhân và công tác tổ chức thực hiện.

Thực tế, việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại các cơ sở sản xuất
đều không chuẩn theo các quy định của luật pháp bảo hộ lao động cũng như thông
tư hướng dẫn về vấn đề này. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó sau khi tham quan tại
công ty TNHH Hữu Thịnh, địa chỉ: số 216 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

2
II. Nội dung và kết quả khảo sát.

1. Thông tin chung liên quan đến doanh nghiệp :

 Tên: Công ty TNHH Hữu Thịnh


 Địa chỉ: số 216, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
 Giám đốc: Trần Văn Song
 Số lao động: 60 người
 Doanh thu: 30 tỷ/ năm
 Công nghệ và thiết bị sử dụng:

- Nguyên vật liệu chủ yếu được sử dụng trong sản xuất là các loại thép cây V,
I, U, thép tấm, thép tròn và một số nguyên liệu là sản phẩm của các công ty khác.
Phương thức sản xuất của công ty là phương thức sản xuất đơn chiếc theo từng
công đoạn.

- Quy trình sản xuất sản phẩm chính của công ty gồm 3 công đoạn chính với
nhiều nguyên công như:

+ Quá trình tạo phôi

CẮT CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU

ĐƯA VÀO MÁY CƯA

ĐƯA VÀO MÁY ĐỂ GIA CÔNG

3
+ Quá trình lắp: Sau quá trình tạo phôi, các bộ phận sẽ được lắp ráp lại thành
một sản phẩm hoàn chỉnh.

+ Quá trình hoàn thiện: thiết bị sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh sẽ được mài,
sửa, hiệu chỉnh, sơn.

2. Hình ảnh về sản phẩm của công ty :

Máy đóng gạch đang được hoàn thiện (ảnh : ĐHĐ)

4
Ngổn ngang các nguyên vật liệu (ảnh : ĐHĐ)

3. Danh mục các thiết bị và đặc trưng kỹ thuật:

+ Máy khoan
+ Taro (thủ công bằng tay)
+ Máy cưa, cắt, mài…
+ Thiết bị hàn hơi…

- Theo lý thuyết, người ta đã biên soạn được thành hệ thống, cụ thể, có tính
kháI quát cao. Danh mục này gồm có 44 yếu tố phân chia thành 4 nhóm:

Nhóm 1 Các yếu tố vật lý, gồm 24 yếu tố( vật văng bắn, tia laze…)

Nhóm 2 Các yếu tố hoá học, gồm 12 yếu tố ( axit, kiềm, dung môI hữu cơ…)

Nhóm 3 Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật, gồm 2 yếu tố( vi trùng, rắn, muỗi,
vắt…)
Nhóm 4 Các yếu tố bất lợi về không gian, vị trí, tư thế lao động, điều kiện địa
lý, thời tiết, khí hậu…gồm 6 yếu tố.

5
- Thực tế tại cơ sở các yếu tố nguy hiểm và có hại, nguy cơ gây chấn thương
và bệnh tật, phương tiện bảo vệ cá nhân đang sử dụng tại cơ sở gồm có :

6
III. Nhận xét

Tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại công ty Hưu Thịnh nhìn
chung là chưa tốt, còn nhiều điều bất cập chưa thoả mãn được tiêu chí: “ Đúng, đủ,
đảm bảo chất lượng”. Có nhiều cách lý giải cho việc này của cán bộ phụ trách
hướng dẫn nhóm 3 đi tham quan công ty.

Tại nơi sản xuất có rất nhiều yếu tố nguy hiểm vật lý như: phoi sắt, sản phẩm
thừa của công đoạn cắt sắt tấm ngổn ngang trên lối đi, nhưng người lao động không
có giầy bảo hộ thay vào đó là những đôi tông bằng xốp, giầy các loại khác nhau,
dép…Quần áo bảo hộ lao động không có, hoặc đã cũ, rách không còn đảm bảo
được yêu cầu đề ra, công nhân tại một số khâu không sử dụng găng tay vải bạt
như: bốc dỡ sắt, thép. Kính hàn được sử dụng không thường xuyên, một số công
nhân còn dùng bàn tay che mắt khi hàn…

Công nhân không sử dụng đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân (găng tay, giầy, kính chắn…)
khi sử dụng máy cắt. (ảnh : ĐHĐ)

Khi được hỏi cán bộ phụ trách trả lời một số câu rất không chuẩn, ví dụ: Khi
được hỏi về vấn đề công nhân không sử dụng đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá
nhân, nhóm 3 nhận được câu trả lời: “ Đôi khi cũng phải thoáng một chút chứ các

7
cháu, công nhân làm việc nóng bức…”; “ Kính hàn có đấy nhưng để ở trong kho, khi
nào họ cần họ chạy vào kho lấy”…

Rõ ràng, khâu quản lý của công ty rất kém. Cụ thể: công ty trang bị cho công
nhân một số phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết nhưng mang tính hình thức,
không được sử dụng, gây lãng phí. Chính vì thế nhiều thợ hàn đã dũng bàn tay thay
cho kính hàn cho tiện vì ngại vào kho lấy.

Khi bất cẩn, tai nạn lao động dễ dàng xảy đến với những công nhân này. (ảnh : ĐHĐ)

Công ty cũng không có cán bộ phụ trách về công tác bảo hộ lao động. Khi
được hỏi về vấn đề này, cán bộ dẫn nhóm 3 trả lời “ công ty không có cán bộ phụ
trách về công tác bảo hộ lao động vì số lượng lao động quá ít, chủ yếu là do người
lao động tự làm và tự kiêm công tác bảo hộ luôn, công ty từ trước tới nay chưa từng
xảy ra một vụ tại nạn lao động nào cả.”

Thiết nghĩ, chính vì để công nhân tự kiêm nhiệm như vậy nên đã dẫn đến
tình trạng lộn xộn trong việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân. Người sử dụng
lao động cung cấp thì mang tính hình thức, người lao động sử dụng cũng mang tính
hình thức. Và khi xảy ra tai nạn lao động thì người lao động phải chịu hậu quả đầu

8
tiên về sức khỏe của chính họ, tiếp theo mới là người sử dụng lao động. Đáng là
người lao động không nhận thức được điều đó.

Tóm lại, buổi đi tham quan tại công ty Hưu Thịnh rất bổ ích, mang tính thực tế
rất cao, nó đã giúp cho nhóm 3 nói riêng và tập thể lớp B12 nói chung có cái nhìn
thực tiễn hơn về tình hình sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân tại các cơ sở sản
xuất kinh doanh.

Báo cáo này còn nhiều thiếu xót về nội dung, rất mong nhận được sự góp ý
của thầy giáo.

Nhóm 3 xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã tạo điều kiện cho nhóm có được
một buổi tham quan rất thiết thực.

You might also like