You are on page 1of 17

Phẩm chất tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Soi về tư duy cách mạng và chủ nghĩa yêu

nước

Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước,
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
nhưng công lao chính của Người là đã nâng chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam lên tầm cao mới khi những vấn đề của thời đại tác động
vào dân tộc Việt Nam và những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi. Ở Hồ Chí Minh, đức, tài, tâm, bản lĩnh,
nhân cách, phong cách đã hội tụ lại thành phẩm chất. Bài viết của PGS. TS. Đức Vượng - Hội đồng Lý luận
Trung ương.

1. Đạo đức cộng sản còn xa, nhưng đạo đức cách mạng là mỗi ngày, là cả đời.

Hồ Chí Minh nói "đức và tài", như Người cũng nói "tài và đức". Trong Di chúc thiêng liêng, Người nói đến "hồng và
chuyên".

Phẩm chất không phải là phạm trù trừu tượng, mà là phạm trù lịch sử cụ thể. Nó chứng minh hành vi của con
người, quy định nghĩa vụ của người này với người khác và với xã hội. Nó phản ánh sự cống hiến và sự tử tế của
mỗi con người trong cộng đồng xã hội.

Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường cách mệnh. Vào đề, Người nói ngay đến yếu tố "tư cách người
cách mệnh".

Năm 1947, Người viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc. Vào đề, Người nói ngay đến học tập, rèn luyện đạo đức cách
mạng.

Năm 1958, Người viết tác phẩm Đạo đức cách mạng. Trước tiên, Người nói về chống chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện
đạo đức cách mạng.

Năm 1960, Người viết tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Mở đầu, Người đề
cập đức tính gương mẫu của đảng viên: "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau".

Có thể nói, hầu hết các trước tác của Hồ Chí Minh đều nói đến đạo đức cách mạng.

Khổng Tử nói đến đạo đức phong kiến. M.Gandhi nói đến đạo đức giống nòi. K.Marx, F.Engel, V.I.Lenin nói đến
đạo đức cộng sản. Còn Hồ Chí Minh suốt đời nói đến đạo đức cách mạng.

Với Hồ Chí Minh, đạo đức cộng sản là cái còn xa vời, nhưng đạo đức cách mạng thì nó biểu hiện ngay trong cuộc
sống hàng ngày, nó chứng minh hành vi của con người trong hằng giờ của cuộc sống. Bởi vì, như Hồ Chí Minh đã
giải thích rất rõ trong tác phẩm Đường cách mệnh, là cách mạng làm thay đổi từ cái cũ ra cái mới, cách mạng là đổi
mới.

2. Hồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng là một trong những biểu hiện rõ nhất của
phẩm chất cách mạng Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó ăn sâu bám rễ trong lòng dân tộc Việt Nam qua hàng
nghìn năm lịch sử. Lòng yêu nước của mỗi con người Việt Nam tạo thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Môi trường kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá thay đổi theo lịch sử, cho nên chủ nghĩa yêu nước ở mỗi thời đại khác
nhau cũng có nội dung khác nhau, nó được quy định bởi những điều hiện kinh tế - xã hội. Một dân tộc tràn đầy chủ
nghĩa yêu nước là một dân tộc mạnh. Một dân tộc thiếu chủ nghĩa yêu nước là một dân tộc yếu.

Hồ Chí Minh nhận định chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và nó cũng giữ nguyên giá trị trong thời kỳ xây dựng lại đất nước. Người nhận định, nhân dân lao động là những
người yêu nước chân chính, những người biểu hiện lợi ích dân tộc thật sự. Vì vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải
chuyển chủ nghĩa yêu nước từ thời chiến sang chủ nghĩa yêu nước thời bình.

Chủ nghĩa yêu nước thời bình được thể hiện bằng sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, dân giàu, nước mạnh, đạt
nhiều thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, về lối sống xã hội chủ nghĩa, những giá trị đạo đức và những
ý tưởng mới. Nó phát sinh hằng ngày, hằng giờ trong mỗi con người chân chính, trong phong trào thi đua của
những người lao động tiên tiến, trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng và tiến bộ xã hội, cho sự tổ chức công việc
một cách khoa học. Nó biểu hiện sự không khoan nhượng đối với những khuyết điểm, thiếu sót.

Hồ Chí Minh không phải là người Việt Nam đầu tiên yêu nước, nhưng công lao chính của Người là đã nâng chủ
nghĩa yêu nước Việt Nam lên tầm cao mới khi những vấn đề mới của thời đại tác động vào dân tộc Việt Nam và
những vấn đề mà dân tộc Việt Nam đòi hỏi.

3. Phẩm chất tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở cuộc đời hoạt động không biết mệt mỏi vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.

Muốn giải phóng được giai cấp, trước hết phải giải phóng dân tộc. Giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp là tiền đề
đi đến giải phóng con người. Cả ba hợp thành giải phóng xã hội.

Với Hồ Chí Minh, con người bao giờ cũng là vốn quý nhất, là tâm điểm mà xã hội cần tập trung giải quyết.

Hồ Chí Minh nói cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Cây có đơm hoa kết trái, cành lá sum suê, đều ở cái gốc đó
mà ra. Nhưng muốn có cán bộ, trước hết phải xây dựng con người. Muốn trở thành cán bộ, trước hết phải trở
thành con người.

Trong đội ngũ của chúng ta, nhiều người chưa biết làm người đã xông vào làm cán bộ, rút cục, những người đó
đều là những cán bộ hư hỏng, lòng lang dạ sói, trở thành cặn bã của xã hội.

4. Giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ ở Việt Nam - phẩm chất tư tưởng cao quý của Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên nêu khái niệm "cách mạng dân tộc dân chủ" (cách mạng phản đế và thổ địa) ở một
nước thuộc địa, nửa phong kiến như Việt Nam.

Xét cho cùng, Hồ Chí Minh đi tìm đường cứu nước cũng là để giải quyết vấn đề dân tộc và dân chủ. Người cho
rằng, nếu không giải quyết được hai vấn đề này, thì nhân dân Việt Nam mãi mãi là vong quốc nô.

Theo Người, dân tộc được thể hiện ở độc lập dân tộc. Dân chủ được thể hiện ở vấn đề ruộng đất cho nông dân và
tự do cho nhân dân. Hai vấn đề này hợp thành dân tộc và dân chủ trong chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nếu chỉ giải
quyết vấn đề dân tộc mà không giải quyết vấn đề dân chủ, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa già, khi nhân dân vẫn
mất quyền tự do dân chủ.

Người nói: "Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhưng nếu nước độc lập mà
dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì". Đó là chân lý của dân tộc.

Năm 1949, Hồ Chí Minh biết bài: Dân vận. Đay là một tác phẩm rất có giá trị về phẩm chất tư tưởng cao cả.

Người khẳng định: "NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ".

Nội dung của một nước dân chủ theo quan điểm của Người là:
"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.

Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.

Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.

Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.

Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.

Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân".

Việt Nam chưa có truyền thống dân chủ, cũng chưa trải qua nền dân chủ tư sản bởi do thực dân, đế quốc, phong
kiến bưng bít. Chính vì vậy, chúng ta hiện đang vẫn còn trong tình trạng dân chủ hình thức, dân chủ bề ngoài.
Nhiều cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý do chưa nghiên cứu về dân chủ, chưa nắm được thực chất của nền dân
chủ, nên sa đà vào tập trung quan liêu, cửa quyền, ban phát theo lối chủ quan duy ý chí. Đây là một điểm yếu kém
của đội ngũ cán bộ chúng ta mà c(ĐCSVN) - Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên
trong tác phẩm Đường Kách Mệnh[1] đến bản Di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến
vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của người cách mạng.

Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần
cách mạng cũng như phương pháp tư duy, nhất là phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ
nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại,
Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu. Ngay từ khi Đảng ta chưa ra đời,
không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên của Người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên ở nước ta
theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người cách mạng. Trong trang đầu cuốn
Đường Kách Mệnh - Người đã ghi 23 nét tư cách của một người cách mạng trong ứng xử với mình, với người, với
đời, với việc. Đó là những chuẩn mực.

Trên cơ sở nhận thức về nền tảng của việc hình thành đạo đức mới, vấn đề đạo đức cách mạng được Người nhắc
lại nội dung tương tự khi nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hóa, năm 1947, nhưng cụ thể hơn [3], gồm 5 điểm: một,
Mình đối với mình; hai, Đối với đồng chí mình phải thế nào?; ba, Đối với công việc phải thế nào?; bốn, Đối với nhân
dân; và năm, Đối với đoàn thể. Với những lời căn dặn này cho thấy, Người đã đặt vấn đề đạo đức cách mạng một
cách rất lôgic và có cơ sở khoa học về các quan hệ lợi ích. Hầu như các nguyên tắc đạo đức Người đề ra trước hết
cho mình thực hiện, sau đó mới để giáo dục người khác, có thể nêu ra một số chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách
mạng theo tư tưởng của Người, như sau:

1/ Nếu bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách Mệnh, Người chỉ đề ra những nguyên lý
chung thể hiện mối quan hệ giữa ba khía cạnh, phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà người
cách mạng cần quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng đạo đức cách mạng; thì ngay trong phiên
họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo
đức cách mạng đối với người có chức, có quyền trong Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, Người đề nghị: “Mở
một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm, chính” để “làm cho dân tộc
chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”.

Người coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là
chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất,
thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo
đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với họat động hàng ngày của mỗi con người và có
quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước, hiếu với dân. Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm,
chính. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư và ngược lại. Người có tinh thần chí công vô tư là người
ham làm những việc ích nước, lợi dân, không ham địa vị, công danh, phú quý, không nghĩ đến quyền lợi cá nhân.
Người cho rằng những cán bộ, đảng viên có đầy đủ đức tính nêu trên sẽ đứng vững trước mọi thử thách, hơn nữa
yêu cầu họ phải thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với người, với việc và với chính mình.

Người từng nói: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó
cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến
đến chỗ chí công, vô tư. Mình đã chí công, vô tư thì khuyết điểm sẽ càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng
thêm. Nói tóm tắt, tính tốt ấy gồm có 5 điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [4]. Có thể thấy rằng từ các khái niệm đạo
đức cũ như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, Người đã đưa vào đây nội dung đạo đức mới bằng cách giải thích nó theo
quan niệm mới, với một nội dung hoàn toàn khác, rất cách mạng, phản ánh các mối quan hệ một cách rõ ràng, cụ
thể và dễ hiểu.

2/ Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Người mở rộng, đưa vào đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách
mạng, vượt qua những hạn chế của tư tưởng đạo đức truyền thống và nâng lên thành tư tưởng đạo đức mới, mà
tiêu biểu nhất là các khái niệm: trung, hiếu, nhân, nghĩa… “Từ trung với vua thành trung với nước; từ hiếu với cha
mẹ mình thành hiếu với dân; từ nhân chỉ là nhân ái thành nhân dân, từ cần cho riêng mình thành cần cho cả xã hội;
từ kiệm cho riêng mình thành tiết kiệm chung phục vụ cho đất nước; từ liêm nghĩa là liêm khiết, không tham nhũng,
nghĩa là chỉ giữ cho bản thân mình trong sạch, Người mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từ chính
nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, Người chuyển sang vấn đề thiện, ác; làm việc chính, là người
thiện; làm việc tà là người ác”[5]. Người nhấn mạnh: “Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo đức
cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải
trái, giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân”[6]. Trung vơí nước, hiếu với dân được coi là nội
dung cơ bản nhất, bao trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ giữa con
người với Tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước” là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân
tộc, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn đều là của
dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy, nên
“hiếu” trong tư tưởng của Người chính là “Hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là xem người dân như đối tượng
dạy dỗ, ban ơn mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. Ở người, lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn, lời nói luôn đi
đôi với việc làm. Cuộc đời của Người là minh chứng sinh động về tư tưởng tận trung với nước, tận hiếu với dân.

3/ Nếu như trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người - công dân đối với Tổ quốc, đối với nhân
dân, thì yêu thương con người là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Người cho đây là phẩm chất
cao đẹp nhất của con người. Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp bức, bóc
lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ hàng ngày với những
người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi độ
lượng với ngươì khác. Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người,
tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy
mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình.

4/ Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và
hiện đại tạo ra trong quan niệm về đạo đức cách mạng sự hài hòa về các mối quan hệ lợi ích. Theo Người, tinh
thần quốc tế trong sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng
nếu tinh thần yêu nước không chân chính, tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc
chủ nghĩa, hẹp hòi, sô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc. Từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia
dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt
qua biên giới quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác.

Cần nhấn mạnh là tuy có những cách định nghiã khác nhau về nội hàm các khái niệm đạo đức cách mạng, nhưng
nhìn chung ở Người đều có sự nhất quán về tinh thần cách mạng và phương pháp tư duy. Từ các khái niệm, phạm
trù của các tư tưởng đạo đức đã có từ trước như: nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, đến cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư; từ trung, hiếu, đến thiện, ác... bao giờ Người cũng có cách giải thích riêng về những chuẩn mực đạo đức phù
hợp dễ hiểu, dễ chấp nhận với từng đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân: trí thức, quân đội, công an, công nhân,
nông dân, phụ nữ, phụ lão, các cháu thiếu niên và nhi đồng... Đề cao đạo đức mới, Người đã thể hiện một tầm nhìn
xa trông rộng về nhân cách con người. Những phẩm chất mà Người nêu ra là nhằm hướng con người tới cái thiện,
cái tốt, cái cao cả, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thoái hóa, biến chất có thể xảy ra, đặc biệt là
chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham nhũng, lãng phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên được
đề cập đến trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân là nói về Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo
đức, Người viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách
mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người
lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”[7].

Tóm lại, từ bài viết đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đến bản Di chúc cuối cùng, dù ở những thời điểm
lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng đều có sức thuyết phục rất cao, có sức sống
mạnh mẽ và có giá trị lâu bền. Bởi đó là sự thống nhất giữa lời nói, tư tưởng và hành động. Người đặt vấn đề đạo
đức cách mạng từ lĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực tiễn, đưa đạo đức cách mạng vào chính sự nghiệp cách
mạng, coi đó là một trong những nguyên tắc hoạt động cách mạng, phản ảnh các quan hệ mới về lợi ích tạo ra nền
tảng vững chắc của chính quyền cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng./.

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG VÀ TU DƯỠNG ĐẠO ĐỨC CM


Đã tiếp thu, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cách mạng không phải ai cũng thực hiện được. Theo Bác Hồ, thì chỉ có
những người có cái tâm trong sáng mới đủ bản lĩnh và năng lực lãnh hội được những chuẩn mực của đạo đức
cách mạng. Và, khi đạo đức cách mạng đã vững rồi thì “giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy
vũ không khuất phục”. Đây cũng là phẩm chất của người đảng viên cộng sản. Đức tính trên cũng được coi là khí
phách của đấng trượng phu của thời phong kiến. Nhưng với người cán bộ cách mạngm, đạo đức cách mạng dù
bất luận hoàn cảnh nào đều phải giữ mình; trước sự giàu sang không thể làm cho mình thèm muốn, sự nghèo khó
cũng không thể làm cho mình lay chuyển, nao núng; uy quyền, võ lực, hay dù phải đứng trước cái chết cũng không
thể làm cho mình khuất phục, đầu hàng.

Hồ chủ tịch trong phòng làm việc ở căn cứ Việt Bắc.

Chúng ta biết rằng, học trên sách vở thì rất dễ, nhưng việc lãnh hội, rèn luyện và thực hành là cực kỳ khó. Cho nên,
muốn có được đạo đức cách mạng, mỗi cán bộ, đảng viên cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:

Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt.

Nói đi đôi với làm, nêu gương tốt làm việc tốt. Đây không chỉ là nguyên tắc rèn luyện mà còn là sự phân biệt giữa
đạo đức cách mạng và phi đạo đức cách mạng. Chúng ta biết, nói mà không làm là đặc tính của giai cấp bóc lột,
cho nên, lời nói phải đi đôi với việc làm và phải thực hiện việc làm gương - đó là đạo đức của người cách mạng.
Bác từng nói: "Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền", "trước mắt quần chúng,
không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản mà ta được họ yêu quý. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư
cách đạo đức". Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước. Hô hào dân tiết
kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã..” Cho nên, đảng viên phải làm gương mọi mặt cho quần chúng noi theo. Thực
hiện đúng lời dạy của Bác “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Việc làm gương phải thực hiện ở mọi nơi, mọi
việc, phải quán triệt trong toàn Đảng và toàn hệ thống chính trị, từ cán bộ cấp Trung ương đến tận cơ sở.

Bác Hồ kính yêu là tấm gương nói đi đôi với làm. Cho nên, ở Người có sức thuyết phục lớn, có một sức hút mãnh
liệt làm cho cả dân tộc, các giai tầng xã hội, các thế hệ người Việt Nam đều tin tưởng, kính phục, yêu quý và đi
theo lời kêu gọi của Người. Các vị lãnh tụ cộng sản và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới cũng kính yêu
Người.

Xây đi đôi với chống.

Nghĩa là đồng thời với việc giáo dục, xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng phải đi đôi với đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân, chống những hành vi phi đạo đức.

Việc xây dựng đạo đức cách mạng không phải dễ dàng, bởi ai lại không thích quyền lực, ai thấy vàng, tiền bạc, nhà
cao cửa rộng lại không ham, cho nên đấu tranh để thắng những ham muốn của bản thân mình là một cuộc đấu
tranh gay go và phức tạp. Nhưng nếu chúng ta kiên quyết thì sẽ thành công. Hơn nữa, trong Đảng, trong mỗi con
người vì những lý do khác nhau, nên không phải mọi người đều tốt. Bác Hồ chỉ rõ những kẻ địch cần chống trước
hết là chống thói quen và truyền thống lạc hậu; và đặc bịêt là chống chủ nghĩa cá nhân đang ẩn chứa trong mỗi con
người, khi có điều kiện tác động nó sẽ phát triển. Cho nên, Bác yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên "trước hết phải đánh
thắng lòng tà là kẻ thù trong mình". Và phải phê phán đấu tranh loại bỏ hàng trăm thứ bệnh do chủ nghĩa cá nhân
gây ra vì nó là vật cản nguy hiểm cho việc xây dựng đạo đức cách mạng. Cho nên, chúng ta chống là nhằm để xây
dựng, đi liền với xây và lấy xây làm chính, lấy gương tốt để giáo dục và xây dựng đạo đức cách mạng cho mỗi
người và đạo đức trong Đảng.

Tu dưỡng bền bỉ suốt đời.

Bác đã chỉ rõ: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do quá trình đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng
ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong".

Việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm của mỗi người và sự
đóng góp xây dựng của tập thể của quần chúng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ
xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Nhưng tốt, xấu, hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự giáo dục
và rèn luyện mà nên. Cho nên, vấn đề là chúng ta phải biết và dám dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật bản thân con
người mình và dựa vào tập thể để thấy cái tốt, cái hay để phát huy, cái xấu, cái ác để khắc phục. Đã là con người
thì khó tránh khỏi vấp phải khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải dũng cảm nhìn nhận sai lầm, khuyết điểm để sửa
chữa, khắc phục. Và, việc tu dưỡng đạo đức cách mạng phải gắn liền với thực tiễn hoạt động cách mạng, phải bền
bỉ, ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Bác đã viết “tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại.
Lúa phải chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc cũng mọc lên lu bù. Tư tưởng
cộng sản phải rèn luyện mới có được. Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ. Vì vậy
gột rửa chủ nghĩa cá nhân ví như rửa mặt thì phải rửa hàng ngày".

Cho nên, xây dựng, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng và chống chủ nghĩa cá nhân là phải được tiến hành
đồng thời, thường xuyên, bền bỉ, suốt đời trong quá trình hoạt động cách mạng.

Trên đây là 3 nguyên tắc cơ bản rèn luyện đạo đức của cá nhân để trở thành người có đạo đức cách mạng. Mỗi
cán bộ, đảng viên nếu thực tâm làm theo lời Bác thì sẽ hoàn toàn thực hiện được. Vì những điều Bác dạy, không
phải chỉ có vĩ nhân hay lãnh tụ mới thực hiện được, mà mọi người đều thực hiện được vì đó là những điều rất bình
dị trong cuộc sống của mỗi ngườii có thể khắc phục được.

Bài 5: NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA NGƯỜI
ĐẢNG VIÊN CỘNG SẢN
THURSDAY, 11. OCTOBER 2007, 16:04:50
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Đi sâu nghiên cứu di sản tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, chúng ta thấy Bác có những lời dặn dò về những chuẩn
mực đạo đức cụ thể cho từng đối tượng, từ cán bộ, đảng viên, nông dân, trí thức, công an, bộ đội, cho đến văn
nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, thiếu niên. Ở đây, chúng ta đi sâu nghiên cứu những chuẩn mực của nền đạo đức
cách mạng, mà Bác Hồ yêu cầu cán bộ, đảng viên phải xây dựng:

TRUNG VỚI NƯỚC, HIẾU VỚI DÂN, QUYẾT TÂM PHẤN ĐẤU SUỐT ĐỜI HY SINH VÌ ĐỘC LẬP, TỰ DO CỦA TỔ
QUỐC VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Xét về mối quan hệ của đạo đức thì Bác Hồ đặt ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ giữa dân với nước, giữa nhân
dân với tổ quốc. Đây là mối quan hệ chi phối tất cả các mối quan hệ khác. Chính vì vậy, Bác Hồ đặt phẩm chất
trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của người đảng viên. Trung hiếu là khái niệm thuộc đạo đức
truyền thống nhưng được Bác Hồ vận dụng theo quan điểm mới phù hợp với hoàn cảnh mới của lịch sử.

Bác Hồ với thiếu nhi

Theo quan điểm Bác Hồ, “trung với nước, hiếu với dân” có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì “dân là dân
của nước, nước là nước của dân”. Nghĩa là nhân dân là chủ của đất nước. Còn theo quan điểm của đạo đức
phong kiến, coi nước là của vua, vua là người quyết định tất cả, còn dân chỉ có nhiệm vụ làm tôi trung theo quan
điểm “Quân xử thần tử thần bất tử bất trung” (Vua xử tôi phải chết thì tôi phải chết, không tuântheo lệnh vua là tôi
không trung thành). Rõ ràng, quan điểm của Bác hoàn toàn khác hẳn với quan niệm của đạo đức phong kiến. Bác
Hồ chỉ rõ: “Trung là trung với tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân”. Và cũng chính Người là biểu tượng cao đẹp thể
hiện phẩm chất này. Suốt cuộc đời vì dân, vì nước. Đến khi chuẩn bị vĩnh biệt thế giới này Bác cũng tính toán sao
cho khỏi tốn kém thì giờ và tiền bạc của nhân dân đối với việc riêng của mình. Bác khẳng định: “Bất kỳ bao giờ, bất
kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích là làm cho ích nước, lợi dân”.

Còn “hiếu với dân” được Bác cụ thể hóa bằng chủ trương “Đảng và Chính phủ là đày tớ của nhân dân”, “chính
quyền phải có trách nhiệm lo cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho
dân có học hành”. Bác còn chỉ rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của
nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt, Đảng và
chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng ta và Chính phủ có lỗi. Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống
dưới, đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân”. Bác dạy rằng cán bộ các cấp đều là “công bộc của
dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân”. Và, “việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh”. Phẩm chất trung với nước, hiếu với dân được coi là hạt nhân cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh.

YÊU THƯƠNG, QÚI TRỌNG CON NGƯỜI

Qua nghiên cứu, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân
tộc kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ nghĩa. Bác Hồ
đã xác định phẩm chất yêu thương, quý trọng con người là một trong những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cách
mạng cao đẹp nhất của người đảng viên.

Lòng yêu thương con người của Bác Hồ trước hết là dành cho đại đa số nhân dân lao động, người nghèo khổ, bị
áp bức, bóc lột trên hành tinh chúng ta. Tình yêu thương con người của Bác thật bao la. Tình yêu thương con
người đối với đồng bào mình, Bác Hồ chỉ có một ham muốn duy nhất là: “Tôi chỉ có một ham muốn duy nhất, ham
muốn tột bật là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,
áo mặc, ai cũng được học hành”. Đối với Bác Hồ, cả cuộc đời chỉ vì dân, vì nước không có gì lớn lao và quý báu
hơn dân với nước. Thương yêu dân tộc mình, thương yêu con người. Bác từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích
là phấn đấu cho quyền lợi của tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra
vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo, là vì mục đích đó”.

Tấm lòng yêu thương con người của Bác Hồ còn được thể hiện rõ trong quan hệ đồng chí, đồng đội, anh em.
Nhưng đối với bản thân mình Bác đòi hỏi phải nghiêm khắc, nhưng đối với bạn bè, đồng chí phải rộng rãi, đòi hỏi
tất cả mọi người phải có sự tôn trọng con người, tôn trọng lẫn nhau. Đối với cán bộ, đảng viên, Bác dạy học chủ
nghĩa Mác-Lênin là để thương yêu nhau hơn. Bác nói: “Học chủ nghĩa Mác-Lênin là để sống với nhau cho có
nghĩa, có tình”. Đối với Bác chỉ có nâng con người lên, chứ không cho phép hạ thấp, vùi dập con người xuống, dù
cho họ có khuyết điểm, thiếu sót. Vì vậy, phải thực hiện tự phê bình và phê bình nhằm nâng cao điểm tích cực, hạn
chế những tiêu cực để mỗi người,ngày càng tốt hơn, có ích hơn cho Đảng, cho đất nước. Và, Bác khuyên mọi
người trong tự phê bình phải thẳng thắn, chân thành để giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Bác dạy “Ở đời ai cũng có
chỗ tốt, chỗ xấu. Ta phải khéo nâng cao chỗ tốt, khéo sửa chữa chỗ xấu cho họ”. Đối với Đảng, Bác đòi hỏi “Đảng
phải thương yêu cán bộ, nhưng thương yêu không phải vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp cho họ
học tập thêm, tiến bộ thêm”.

Tình thương yêu con người, thương yêu nhân dân của Bác càng thể hiện rõ hơn trong Di chúc của Bác. Trong Di
chúc, Bác căn dặn Đảng và Chính phủ thực hiện công việc đầu tiên trong hàn gắn vết thương sau chiến tranh là
“Đầu tiên là công việc đối với con người”. Đầu tiên là đối với cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung
phong; đối với các liệt sĩ; với cha, mẹ, vợ, con thương binh, liệt sĩ; với phụ nữ, nông dân…. cuối cùng là những nạn
nhân của chế độ cũ…Bác không bỏ xót đối tượng nào cả, thể hiện một tấm lòng thương yêu đối với tất cả mọi
người.

CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH

Đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” theo Hồ Chí Minh là nền tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo
đức cách mạng. Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, đảng viên lấy đó để điều chỉnh, soi rọi, thực hiện
trong mọi hoạt động. Cần kiệm, liêm, chính - cũng là phẩm chất của đạo đức truyền thống, nhưng được Bác Hồ
đưa vào những nội dung theo yêu cầu mới, khác cơ bản về đối tượng thực hiện. Trong chế độ phong kiến cũng
nêu những khái niệm cần, kiệm, liêm, chính, nhưng họ bắt nhân dân thực hiện để phục vụ cho quyền lợi của họ,
chứ giai cấp phong kiến không bao giờ thực hiện. Còn đối với Bác Hồ, đề ra cần, kiệm, liêm, chính là bắt buộc cán
bộ, đảng viên phải làm gương thực hiện để nhân dân noi theo, đem lợi ích cho dân, cho nước.

Tháng 3-1947, do nhu cầu “kháng chiến, kiến quốc” Bác kêu gọi thi đua xây dựng “đời sống mới là cần, kiệm, liêm,
chính” và giải thích rất rõ, dễ hiểu. Tháng 6-1949, để tiếp tục răn dạy cán bộ về đạo đức, Bác viết tác phẩm “Cần,
kiệm, liêm, chính”. Bác coi bốn đức tính “cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính của người cán bộ cách mạng,
như trời có bốn mùa, đất có bốn phương. Bác viết:

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.

Người có bốn đức: Cần, kiệm. liêm, chính.

Thiếu một mùa thì không thành trời.

Thiếu một phương thì không thành đất.

Thiếu một đức thì không thành người".


Sau đó, Bác còn viết bốn bài báo đăng trên báo Cứu quốc giải thích rõ nội hàm bốn đức tính này.

Trước hết, nói về cần: “Cần - làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc
ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để ngày mai. Phải nhớ rằng: Dân đã lấy tiền mồ hôi, nước mắt để trả lương
cho ta trong những thì giờ đó. Ai lười biếng tức là lừa gạt dân.” Bác yêu cầu mọi người phải cần, cả nước phải cần,
Bác viết:

“Người siêng năng thì mau tiến bộ.

Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no.

Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh.

Cả nước siêng năng thì nước mạnh giàu.”

Tóm lại, cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm, cả đời. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng
liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”. Nhưng không phải quá trớn, phải biết nuôi dưỡng tinh
thần và sức lực để làm việc cho lâu dài. Bác cho rằng “lười biếng là kẻ địch của cần”, vì vậy, lười biếng cũng là kẻ
địch của dân tộc.

- Nói về Kiệm: Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của dân, của nước, của bản thân mình; tiết kiệm từ
cái to, tới cái nhỏ. Kiệm là không xa xỉ, không lãng phí, không bừa bãi.

Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống trong công tác. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau,
như hai chân của con người.

Cần mà không Kiệm, “thì làm chừng nào xào chừng ấy” cũng như cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào
chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

Bác yêu cầu “phải lãnh đạo tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm”. Vì “dân đủ ăn, đủ mặt thì
những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa ra sẽ đễ dàng thực hiện. Nếu dân đói, dốt, bệnh thì chính sách của
ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được”.

Cho nên, Kiệm mà không Cần, thì không tăng thêm, không phát triển được. Mà vật gì không tiến tức là thoái.

Nhưng tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải “xem đồng tiền bằng cái nống” gặp việc đáng làm cũng không
làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải ép bộ đội, nhân dân nhịn ăn, nhịn mặc; nhưng khi không nên
tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho tổ quốc, thì bao
nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới là kiệm. Việc đáng tiêu mà không tiêu là bủn xỉn, chứ
không phải là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ. Việc đáng làm trong một giờ mà kéo dài hai, ba giờ là xa
xỉ. Cán bộ, đảng viên ăn sang, mặc đẹp trong lúc đồng bào còn nghèo, thiếu cơm, thiếu áo là xa xỉ. Vì vậy, xa xỉ là
có tội với tổ quốc, với đồng bào.

Nói về “liêm”, Bác viết: “Những người ở các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều tìm dịp phát tài,
hoặc xoay tiền của Chính phủ hoặc khoét đục của nhân dân. Đến khi lộ ra, bị phạt thì mất hết cả danh giá mà của
phi nghĩa đó cũng không được hưởng. Vậy những người trong công sở phải lấy liêm làm đầu”.

“Liêm là trong sạch, không tham lam”, “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng
xu, hạt thóc của nhà nước, của nhân dân”, “không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham tâng bốc mình”.

Trong các bài viết khác, Bác viết: “Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm, cũng như chữ kiệm phải đi đôi với chữ cần.
Có liệm mới liêm được”. Và, Bác dẫn lời Khổng Tử nói: “Người mà không liêm, không bằng súc vật”. Cụ Mạnh Tử
nói: “Ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy”.

Nói về chính, Bác viết: “Một người phải cần, kiệm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn toàn. Trên quả đất có
hàng muôn triệu người sống, số người ấy có thể chia thành hai hạng: Người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có
trăm công, nghìn việc, song, những công việc ấy có thể chia làm hai thứ: việc chính và việc tà.

Làm việc chính, là người thiện.

Làm việc tà, là người ác.

Siêng năng (cần), tiết kiệm (kiệm), trong sạch (liêm), chính là thiện; còn lười biếng, xa xỉ, tham lam là ác, là tà.

Bác còn dặn: “Mình là người làm việc cần phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ
đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công minh, chính trực, không nên vì tư ân, tư huệ hay tư thù, tư
oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con, bầu bạn mà
bố họ vào chức nọ, chức kia. Chớ vì sợ mất lòng mà dìm những kẻ có tài hơn mình. Phải trung thành với Chính
phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm quan cách mạng”.

Chính còn có nghĩa là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với
người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành khiêm tốn, đoàn kết. Đối với
việc thì để công lên trên lên trước việc tư. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được “việc thiện dù nhỏ mấy
cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng phải tránh”. Theo Bác Hồ thì, cần, kiệm, liêm, chính là những đức tính không
thể thiếu đối với cán bộ, đảng viên. Bởi vì “cán bộ các cơ quan, đoàn thể; cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền
nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút”. “Những người trong các
công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ được cần, kiệm, liêm, chính thì dễ trở nên tai hại, biến
thành sâu mọt của dân”. Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo văn minh, tiến bộ của một dân tộc. “Một dân tộc biết
cần, kiệm, liêm là một dân tộc văn minh, tiến bộ”.

Người cán bộ giữ được cần, kiệm, liêm, chính là người chí công, vô tư là chính tâm, thân dân - là người có ý thức
phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của tổ quốc, của Đảng lên trên hết.

Bài 4: NGƯỜI CÁCH MẠNG PHẢI CÓ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG LÀM NỀN
TẢNG
THURSDAY, 11. OCTOBER 2007, 16:01:47
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin về xây
dựng Đảng. Song, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, mà còn đề
cập đến một phương diện khác, đó là xây dựng Đảng về đạo đức cách mạng. Bác Hồ đã mở rộng nội hàm về công
tác xây dựng Đảng bao gồm chính trị, tư tưởng, tổ chức và về đạo đức, lối sống. Đây là đóng góp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về mặt lý luận trong công tác xây dựng Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin.
Người đã cho ra đời nhiều văn kiện quan hệ đến vận mệnh của Tổ quốc

Qua nghiên cứu cho thấy từ rất sớm, Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là gốc của người cách mạng.
Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Bác đã nêu "Tư cách một người cách mạng" ở mục đầu tiên. Bác đề cập đạo
đức cách mạng trong 3 mối quan hệ: Tự mình, đối với người, đối với việc.

Tư cách một người kách mệnh:

+ Tự mình phải:

Cần kiệm

Hoà mà không tư

Cả quyết sửa đổi mình

Cẩn thận mà không nhút nhát

Nhẫn nại (chịu khó)

Hay nghiên cứu, xem xét

Vị công, vô tư

Không hiếu danh, không kiêu ngạo

Nói thì phải làm

Giữ chủ nghĩa cho vững

Ít lòng tham muốn về vật chất

Bí mật.

+ Đối với người phải:

Với từng người thì khoan thứ

Với đoàn thể thì nghiêm


Có lòng bày vẽ cho người

Trực mà không táo bạo

Hay xem xét người.

+ Làm việc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng

Quyết đoán

Dũng cảm

Phục tùng đoàn thể.

Theo Bác, muốn làm cách mạng thắng lợi thì người cán bộ cách mạng phải có đạo đức. Vì sự nghiệp cách mạng
rất to lớn và bao giờ cũng khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân và toàn Đảng. Vì vậy, nếu
người cách mạng không có đạo đức thì khó có sức chịu đựng dẻo dai và không thể hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng.

Bác quan niệm, đạo đức cách mạng như gốc của cây, như nguồn của sông. Bác viết “cũng như sông thì có nguồn
mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc,
giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình hủ hóa,
xấu xa thì làm nổi việc gì?”.

Điều đó cho thấy, Bác Hồ của chúng ta hiểu rõ sức mạnh to lớn của đạo đức cách mạng. Bác từng nói: “Làm cách
mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề,
một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng, đi được xa. Người cách
mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”. “Mọi việc
thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không”. “Có đạo đức cách mạng thì
gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè lùi bước…”, “khi gặp thuận lợi và thành công nhưng vẫn
giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, “lo hoàn thành nhiệm vụ
cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa”.

Bác Hồ thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng: “Đảng ta là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời đại
biểu cho quyền lợi của dân tộc”. Bác yêu cầu người cách mạng phải thấy rõ điều đó và phải phấn đấu hết mình cho
sự nghiệp cao cả và sứ mệnh lịch sử vẻ vang đó. Trong bài viết về đạo đức cách mạng năm 1958, Bác nêu rõ bản
chất và nội dung của đạo đức cách mạng, đồng thời cũng nêu rõ những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và đấu
tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Trong bài viết này, Bác nêu 5 phẩm chất đạo đức mà cán bộ, đảng viên phải phấn
đấu rèn luyện, gìn giữ. Đó là:

- Đạo đức cách mạng là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân.

- Là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng.

- Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu,
quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu.

- Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết.

- Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý
kiến của quần chúng.
Những nội dung trên là phẩm chất cơ bản mà Bác Hồ đòi hỏi người cách mạng phải để làm nền tảng.

Hồ Chí Minh và đạo đức thời đại mới


Cập nhật: 20/4/2007 14:21
Trong di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bao giờ Người cũng phân định rõ ràng tính phải và trái, đúng
và sai, thiện và ác, xây và chống… Điều đó khiến mỗi người Việt Nam chúng ta đều nhận thấy và tìm thấy
những vấn đề đạo đức rất gần gũi với mình, để hướng tới cái chân, thiện, mỹ trong cuộc sống. Và di sản
của Người cho đến ngày hôm nay đã trở thành những chuẩn mực chung của đạo đức thời đại mới.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành chuẩn mực chung
cho đạo đức thời đại mới

Trung với nước, Hiếu với dân

Tháng 5/1945, Bác từ Pác Bó về Tân trào (Tuyên Quang) để cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân
chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền.

Ở Tân Trào, các đồng chí địa phương đã làm cho Bác một căn nhà lá khá xinh xắn. Đó vừa là nhà nghỉ,
vừa là nơi để Bác làm việc. Đồng chí Võ Nguyên Giáp lúc ấy được sống và làm việc gần bên Bác. Lần
nào đồng chí đến cũng thấy Bác đang cặm cụi với công việc. Mọi giấy tờ, chỉ thị Bác đều ghi chép và
đánh máy rõ ràng.

Cao trào kháng Nhật cứu nước lúc bấy giờ đang sôi sục từ Bắc chí Nam. Toàn thể nhân dân hướng về Việt
Minh, khí thế Cách mạng hừng hực khắp nơi. Trung ương đã quyết định tích cực chuẩn bị cho cuộc họp
toàn quốc của Đảng và quốc dân đại hội đại biểu ở Tân Trào. Nắm vững thời cơ Cách mạng, Bác quyết
định thời gian họp vào tháng 7/1945. Đúng thời gian đó, Bác bị mệt và sốt mấy hôm liền, thậm chí còn sốt
cao và mê sảng. Nhưng khi vừa tỉnh, Bác đã vội vã bàn bạc công việc và lắng nghe tình hình. Bác nhắc
cán bộ phải khẩn trương chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Bác nói: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh
tới đâu, dù phải đốt cháy của dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".
Ý chí và quyết tâm của bác đã trở thành ý chí và quyết tâm của toàn đảng, toàn dân ta, trở thành nguồn sức
mạnh to lớn, có ý nghĩa quyết định đưa đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 lịch sử.

Yêu thương con người

Với Bác, tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Trong di chúc, Người
căn dặn Đảng phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau. Đây là tình thương yêu dựa trên nguyên tắc tự
phê bình và phê bình một cách nghiêm túc, chân thành giữa những con người có cùng ý tưởng. Với người
lao động, Bác luôn động viên tinh thần họ với những việc làm cụ thể; với thiếu niên nhi đồng, Bác giành
trọn niềm tin yêu đúng như câu nói “Trẻ em hôm nay là thế giới của ngày mai”.

Một câu chuyện cảm động về tình thương yêu Bác giành cho người lao động đến hôm nay vẫn còn nguyên
giá trị và là điều đáng để tất cả chúng ta phải suy ngẫm. Đó là câu chuyện về cây xanh muôn đời trong khu
di tích Hồ Chủ tịch.

Vào một đêm mùa Đông, Bác thức giấc khi nghe tiếng chổi tre quét lá bên đường của người lao công. Bác
biết mùa này lá rụng nhiều, người lao công sẽ rất vất vả. Vậy nên một lần sang Trung Quốc công tác, Bác
thấy một loại cây xanh tốt cả mùa đông mà lá không rụng. Bác nghĩ phải nhân giống loại cây này ở Việt
Nam, như vậy các cô chú lao công mới đỡ vất vả quét lá rụng hàng ngày. Bác đã mang về 1 cây và trồng
ngay trong khu nhà sàn và tự tay chăm sóc. Bác đặt tên cây đó là cây xanh muôn đời. Đến hôm nay cây
xanh muôn đời đó vẫn xanh tốt quanh năm như tình yêu của Bác với những người lao công quét rác. Một
việc làm tuy nhỏ nhưng mang ý nghĩa lớn lao về tình thương yêu người lao động của Chủ tịch Hồ Chí
Minh kính yêu.

Cần, kiệm, liêm, chính

Từ “Đường Kách mệnh”, cuốn sách đầu tiên đào tạo, bồi dưỡng những người cách mạng trẻ tuổi, đến “Di
chúc”, văn bản cuối cùng trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhắc đến cần kiệm liêm chính, chí
công vô tư.

Mỗi chữ cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư đều được Bác Hồ giải thích rất rõ, rất cụ thể, rất dễ hiểu.
Riêng về chí công vô tư, Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc. Khi làm bất cứ
việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”… Theo Bác, chí công vô tư về
thực chất là nối tiếp và có quan hệ mật thiết với cần, kiệm, liêm, chính. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến
chí công vô tư, ngược lại, đã chí công, vô tư, một lòng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện
được cần, kiệm, liêm, chính “và có được nhiều tính tốt khác”. Tính tốt ấy gồm có năm điều: nhân, nghĩa,
trí, dũng, liêm.

Có được phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, con người sẽ thực sự vững vàng trước mọi khó
khăn, thử thách. Nhưng nói dễ, làm khó. Để có được phẩm chất này, trước hết mỗi người phải tự vượt qua
chủ nghĩa cá nhân, nhất là những lợi ích do chức, quyền, danh, lợi đem lại vốn rất hấp dẫn và diễn ra hằng
ngày.

Câu chuyện về một lá thư đặc biệt của Bác gửi cho đồng chí trợ lý Cục lãnh sự Liên Bang Xô Viết là bài
học Người dạy mỗi chúng ta về cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Người viết: "Khi tôi đi công tác, các
đồng chí có đưa cho tôi 100 Rúp để tiêu vặt và đưa cho đồng chí thư kí Vũ Kỳ của tôi 60 Rúp. Tổng cộng
là 160 Rúp. Nhưng do không có dịp sử dụng đến nên hôm nay, tôi nhờ đại diện Đại sứ quán của chúng tôi
gửi lại các đồng chí số tiền trên. Mong các đồng chí nhận lại. Số tiền đó tuy không nhiều nhưng còn có
nhiều người khác cần sử dụng hơn tôi…”.

Ở Hồ Chí Minh, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư,
giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương
tâm và vinh dự", thành biểu tượng của đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà
còn là biểu tượng của đạo đức, văn minh nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng
thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang
diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội. Sở dĩ bản anh hùng ca Việt
Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi
nhân vật phi thường đó". Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh trở nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp
những đức tính đó, Người còn là tấm gương mà nhiều người khác có thể noi theo".

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người.

CT HCM HIỆN THÂN …

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một thời đại mới, một nền văn hóa mới, đạo đức mới trong lịch
sử dân tộc. Người đã làm rạng rỡ Tổ quốc ta, nhân dân ta, truyền thống quang vinh của Đảng ta. Người nói:
"Đảng ta là đạo đức, là văn minh" và chính Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh" và chính
Người là hiện thân của sự thống nhất đạo đức - văn minh đó.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chẳng những để lại cho chúng ta một sự nghiệp cách mạng vẻ vang chưa từng có trong
lịch sử dân tộc, Người còn để lại cho chúng ta một di sản vĩ đại, đó là tấm gương sáng ngời về phẩm chất đạo
đức, tượng trưng cho những gì cao đẹp nhất trong tâm hồn, ý chí, nhân cách của dân tộc và của loài người.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí minh là một tấm gương đạo đức của một vĩ nhân - một lãnh tụ cách mạng vĩ đại,
một người cộng sản vĩ đại, nhưng đó đồng thời cũng là tấm gương đạo đức của một người bình thường, ai cũng
có thể học theo để làm một người cách mạng, một người công dân tốt hơn.

Vấn đề số một trong đạo đức của một vĩ nhân - cũng như của một người bình thường là vấn đề lý tưởng, vấn đề
lẽ sống: Sống cho ai? Sống vì cái gì? "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đó là lý tưởng, là lẽ sống mà cũng là
học thuyết chính trị - đạo đức của Hồ Chí Minh, của dân tộc Việt Nam. Ham muốn tột bậc của Người là làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành.

Chính ham muốn mãnh liệt ấy đã tạo cho Người một ý chí, một nghị lực phi thường để "giàu sang không thể
quyến rũ, nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Cho đến khi phải từ biệt thế giới này,
điều luyến tiếc duy nhất của Người vẫn chỉ là "không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa".

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một bậc đại trí, đại đồng, hy sinh chẳng quản, gian nguy không sờn. ở
những thời điểm then chốt của lịch sử, với tầm nhìn xa trông rộng của một "phượng hoàng đại ngàn", Hồ Chí
Minh đã sáng suốt và dũng cảm đi tới những phán quyết lịch sử. Năm 1945, khi thời cơ cách mạng đã đến,
Người chỉ thị: "Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được độc lập" Vào giữa những năm
60, lợi dụng khó khăn của ta, khi phong trào cộng sản quốc tế có xung đột và chia rẽ nghiêm trọng, đế quốc Mỹ
đã ồ ạt đổ hơn nửa triệu quân vào miền nam Việt Nam và tăng cường cho không quân, hải quan ném bom, bắn
phá dữ dội miền băc, hòng đưa chúng ta trở lại thời kỳ đồ đá! Trước tình thế đó, Người vẫn thể hiện quyết tâm
và khí phách của toàn Đảng, toàn dân ta: "Dù nó ném hóa biển cũng phải giải phóng miền nam cho kỳ được!"
(xem báo Nhân Dân ngày 24-5-1970). Thật "hiếm có một nhà lãnh đạo nào, trong những giờ phút thử thách, lại
tỏ ra sáng suốt, bình tĩnh, gan dạ, quên mình, kiên nghị và dũng cảm một cách phi thường như vậy" (1).

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của tinh thần: Thắng không kiêu, khó không nản. Cuộc đời Hồ Chí Minh là một
chuỗi những năm tháng vô cùng gian khổ: hai lần ngồi tù, một lần lãnh án tử hình; có giai đoạn hoạt động rất
sôi nổi, được đánh giá cao, có giai đoạn bị hiểu lầm, ngộ nhận, lâm vào cảnh "như là sống ở bên lề, ở bên ngoài
của Đảng (Xem Hồ Chí Minh Toàn tập, t.3, tr 90). Vượt qua được thử thách khổ ải, tù đày đã rất khó, nhưng
vượt qua được thử thách do bị hiểu lầm, nghi kị còn day dứt hơn nhiều. Để kiên trì chân lý, giữ vững quan điểm
độc lập, tự chủ, Người đã bình tĩnh, chủ động vượt qua những năm tháng khó khăn đó. Lê-nin từng nói: không
sợ đói, không sợ chết, chỉ sợ không chiến thắng được phút yếu đuối của bản thân. Trong khó khăn, Người vẫn
luôn luôn "tự khuyên mình": muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng phải cao. Dù có lúc phải "hoá lệ thành thơ"
thì điều đó cũng chỉ vì nhân dân, vì Tổ quốc chứ không phải vì cảnh ngộ cá nhân.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức của một lãnh tụ hết lòng thương yêu, quý trọng đối với nhân dân, luôn luộn tin
tưởng vào trí tuệ và sức mạnh của nhân dân, cho nên mọi chủ trương, chính sách đều xuất phát từ nhu cầu và
lợi ích của nhân dân, luôn luôn dựa vào dân, "lấy dân làm gốc". Người giáo dục cán bộ phải nêu cao tinh thần
phục vụ, tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bởi
"nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì".

Để làm tròn trách nhiệm là người đầy tớ trung thành của nhân dân, Người dạy cán bộ phải gần dân, hiểu tâm lý,
nguyện vọng của dân, lắng nghe ý kiến của dân. của "những người không quan trọng", không được lên mặt
"quan cách mạng", cậy quyền cậy thế, đè đầu cưỡi cổ dân. Mặc dù uy tín rất cao, có sức hấp dẫn rất lớn, được
toàn dân suy tôn là "Cha già của dân tộc" nhưng không bao giờ Người xem mình đứng cao hơn nhân dân. Người
coi việc phải gánh chức Chủ tịch cũng như việc "người lính vâng mệnh lệnh quốc dân ra mật trận". Nhận được
thư, quà chúc mừng của nhân dân, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn tự tay viết thư trả lời, cảm ơn một
cách thân tình, chu đáo, nêu một tấm gương ứng xử rất văn hóa, đầy khiêm nhường và kính trọng đối vớii nhân
dân.

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực. Bác Hồ là "muôn vàn tình thân
yêu" đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu thương đó, có chỗ cho mọi người, không quên, không bỏ sót
một ai. Trái tim mênh mông của người ôm trọn mọi nỗi đau khổ của nhân dân. Người nói một cách cảm động:
"Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng; gộp những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia
đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi". Tình thương yêu đó được mở rộng đối với nhân dân lao động toàn thế
giới. Đối với những người lầm lạc, ngay cả đối với những người chống đối hay kẻ thù, Người cũng thể hiện một
lòng khoan dung, độ lượng hiếm có. Kẻ thù xâm lược đã gây nên bao tội ác man rợ đối với nhân dân ta, nhưng
khi chúng đã thất thế, đầu hàng hay bị bắt, Người luôn luôn nhắc nhở chúng ta phải đối xử với chúng một cách
khoan hồng, phải làm "cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh, văn minh hơn bọn đi giết người, cướp
nước".

Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức chí công vô tư, đời riêng trong sáng, nếp sống giản dị và đức khiêm tốn phi
thường. Cần kiệm, giản dị, ít lòng ham muốn về vật chất, đó là "tư cách của người cách mạng". Người đề ra và
tự mình gương mẫu thực hiện. Cũng như V.I.Lê-nin, Người coi khinh mọi sự xa hoa, không ưa chuộng những
nghi thức trang trọng. Một cốt cách giản dị, một sự giản dị vĩ đại. Cuộc đời của Người, từ một thợ ảnh bình
thường ở ngõ hẻm Công-poanh đến khi làm Chủ tịch nước, sống giữa thủ đô Hà Nội, vẫn là một cuộc đời thanh
bạch, giản dị, tao nhã. Khách nước ngoài vào thăm nhà sàn của Bác Hồ đã rất xúc động khi được biết Người
không hề có một chút của riêng. Đó là một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần kiệm, liêm chính.

Nét nổi bật trong đạo đức Hồ Chí Minh là sự khiêm tốn phi thường. Mặc dù có công lao rất lớn, Người không để
ai sùng bái cá nhân mình, mà luôn luôn nêu cao sự nghiệp anh hùng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Người nói: Quần chúng mới là người làm nên lịch sử và lịch sử là lịch sử của chính họ chứ không phảl của một cá
nhân anh hùng nào.

Bấy nhiêu đức tính cao cả chung đúc lại trong một con người đã làm cho tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở
nên siêu việt, vô song, "khó ai có thể vượt hơn. Nhưng với sự kết hợp những đức tính đó, Người còn là tấm
gương mà nhiều người khác có thể noi theo" (2).

Sinh thời, Hồ Chí Minh đã viết nhiều về tấm gương đạo đức của V.I.Lê-nin. Rèn luyện theo tấm gương đó, Hồ Chí
Minh đã để lại cho dân tộc và nhân loại một tấm gương trọn vẹn, mười phân vẹn mười. ở Hồ Chí Minh, đạo đức
đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức cách mạng và đạo
đức đời thường. Do đó, Người đã trở thành "tinh hoa và khí phách, lương tâm và vinh dự", thành biểu tượng của
đạo đức và văn minh, không phải chỉ của Đảng ta, dân tộc ta, mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh
nhân loại. Đúng như bạn bè quốc tế đã đánh giá: "Giữa lúc vàng thau lẫn lộn, đồng chí Hồ Chí Minh trở thành
trung tâm và tượng trưng cho cuộc xung đột lớn lao đang diễn ra giữa cái cũ và cái mới, giữa chủ nghĩa đế quốc
và chủ nghĩa xã hội… Sở dĩ bản anh hùng ca Việt Nam thu hút được lòng yêu mến của hàng trăm triệu người
trên thế giới, chính là vì nó được tiêu biểu bởi nhân vật phi thường đó"(3).

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người.

You might also like