You are on page 1of 5

Luận văn tốt nghiệp

Chương I:

TỔNG QUAN, MỤC TIÊU VÀ GIỚI HẠNG CỦA ĐỀ TÀI

1. Tổng quan:
Ở nước ta hiện nay, khoa học và công nghệ đang là nền tảng và động lực thúc
đẩy mạnh mẽ quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong đó Viễn
Thám là một công nghệ mới có nhiệm vụ nghiên cứu, quản lý tài nguyên thiên
nhiên như đất, nước, khoáng sản, rừng và giám sát môi trường , góp phần quan
trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ
của khoa học máy tính, việc nghiên cứu và ứng dụng viễn thám được đẩy mạnh.
Viễn thám gồm có viễn thám chủ động và viễn thám bị động. Viễn thám bị động là
việc thu nhận thông tin chủ yếu dựa vào năng lượng sóng điện do các vật thể phản
xạ hay bức xạ được thu nhận bời bộ cảm biến. Viễn thám bị động bị hạn chế do
ảnh hưởng của thời tiết và phụ thuộc nhiều vào năng lượng mặc trời. Trong khi đó,
viễn thám chủ động, vệ tinh chủ động phát năng lượng về phía vật thể rồi thu nhận
lại năng lượng do sóng phản xạ lại từ vật thể. Năng lượng phát đi nằm trong dải tần
sóng vô tuyến cao tần (1cm đến 1m) do vậy rất ít chịu ảnh hưởng của điều kiện
thời tiết và không phụ thuộc bức xạ mặt trời nên có thể thu nhận ảnh cả ngày lẫn
đêm. Viễn thám chủ động được sử dụng rất nhiều trong việc giám sát tài nguyên
trên thế giới và Việt Nam.
Vậy viễn thám là gì? Viễn thám được định nghĩa như một khoa học nghiên
cứu các phương pháp thu nhận, đo lường và phân tích thông tin đối tượng (vật thể)
mà không có những tiếp xúc trực tiếp với chúng.[1] Về bản chất, viễn thám là công
nghệ nhằm xác định và nhận biết các đối tượng hoặc các điều kiện môi trường
thông qua các đặc trưng riêng về phản xạ hoặc bức xạ điện từ.
Có thể nói viễn thám bắt đầu xuất hiện khi con người phát minh ra kỹ thuật
chụp ảnh 1826. Bức ảnh đầu tiên, chụp bề mặt Trái Đất từ khinh khí cầu, được
thực hiện vào năm 1858 bởi nhà nhiếp ảnh người Pháp tên là Gaspard Felix
Tournachon. Tác giả đã sử dụng khí cầu để đạt độ cao 80m, chụp ảnh vùng Bievre,
Pháp. Năm 1894 Aine Laussedat đã khởi dẫn một chương trình sử dụng dùng ảnh
cho mục đích thành lập bản đồ địa hình.
Ngành hàng không phát triển, tạo điều kiện chụp ảnh của khu vực được lựa
chọn và có sự điều khiển. Những bức ảnh đầu tiên chụp từ máy bay đã được
Wilbur Wright thực hiện vào năm 1909 trên vùng Centocalli ở Italia. Vào giữa
những năm 1930, người ta đã sáng chế ra chụp ảnh màu và đồng thời bắt đầu thực
hiện nhiều nghiên cứu nhằm tạo ra các lớp cảm quang nhạy với bức xạ gần hồng
ngoại, có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ ảnh hưởng tán xạ và mù khí quyển.

SVTH: Phan Nguyên Việt 1


Luận văn tốt nghiệp

Năm 1929 ở Liên Xô cũ đã thành lập viện nghiên cứu ảnh hàng không Leningrad,
viện đã sử dụng ảnh hàng không để nghiên cứu địa mạo, thực vật thổ nhưỡng.
Trong chiến tranh thế giới thứ hai ( 1914- 1918) tiến hành những thí
nghiệm, nghiên cứu tính chất phản xạ phổ của bề mặt địa hình và chế thử các lớp
cản quang cho chụp ảnh màu hồng ngoại đã được tiến hành. Kỹ thuật rada được
phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này, nhằm phát hiện các vật thể bay. Ngày nay,
ứng dụng của nó trong lĩnh vực thăm dò tài nguyên đã trở nên rất đa dạng và
phong phú. Người ta đã sử dụng nhiều hệ thống radar khác nhau để nghiên cứu đại
dương, khí quyển, các cấu trúc trên bề mặt và gần bề mặt của vỏ…
Đầu năm 1960 cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia Hoa Kỳ NASA
(National Aeronautics and Space Administration) tiến hành nghiên cứu sử dụng
ảnh hồng ngoại màu và ảnh đa phổ . Sau đó, chế tạo thành công các bộ cảm biến có
độ phân giải cao đặt trên vệ tinh nhân tạo đã cung cấp thông tin hữu ích cho nghiên
cứu lớp phủ thực vật, cấu trúc địa mạo, nhiệt độ và gió bề mặt đại dương…làm cho
việc nghiên cứu vô cùng thuận lợi và hiệu quả.
Đến đầu những năm 60, khi mà các vệ tinh Trái đất đầu tiên được phóng
vào quỹ đạo đã mở ra một hướng mới cho việc ứng dụng những thành tựu của
công nghệ vũ trụ trong việc nghiên cứu các đối tượng của bề mặt trái đất. Tháng 4
năm 1960 vệ tinh quan sát khí tượng đầu tiên ( TIROS-1) được phóng vào quỹ đạo,
nó cung cấp những hình ảnh đầu tiên về mây và bề mặt Trái Đất, tuy không được
rõ. Tiếp theo, vào các năm 1962, 1964 các chương trình MA-6 và GT-4 được thực
hiện. Trong các chương trình này, người ta chụp được 1100 tấm ảnh màu chất
lượng cao, có tỷ lệ 1/2.400.000 phục vụ cho việc nghiên cứu các đối tượng địa chất
như kiến tạo, núi lửa, địa mạo và cũng chính từ đây việc ứng dụng ảnh vệ tinh
trong nghiên cứu tài nguyên trái đất được thừa nhận.
Đặc biệt, năm 1972 vệ tinh tinh ERTS (Earth Technology Satellite- được
phóng vào ngày 23/7/1972, tiền thân của hệ thống vệ tinh Landsat sau này) đi vào
hoạt động, cung cấp những hình ảnh đa phổ dạng số đầu tiên về bề mặt trái đất, đã
mở ra một trang mới của công nghệ xử lý ảnh số trong nghiên cứu tài nguyên, môi
trường. Tiếp đó các vệ tinh Landsat được phóng : 1975- Landsat 2; 1978- Landsat
3 trang bị bộ cảm đa phổ MSS( Multispectral Scanner System). Năm 1982 phóng
vệ tinh Landsat 4 và năm 1984 phóng Landsat 5 vào quỹ đạo, cả hai được trang bị
bộ cảm TM( Thematic Mapper) tạo ảnh với 7 kênh phổ, độ phân giải không gian là
30m đối với giải sóng nhìn thấy và 120m với sóng hồng ngoại nhiệt. Landsat 6 và
7 được phóng vào năm 1993 và 1999 , trang bị bộ cảm EMT ( Enhanced TM)
Trong vòng hơn thập kỷ gần đây kỹ thuật viễn thám được hoàn thiện dần
dần không những với những thiết bị thu nhận đặc biệt mà nhiều nước đã phóng vệ
tinh điều tra tài nguyên như Pháp (Spot), Nhật (Jers, Adeos), Ấn Độ( IRS). Pháp
phóng SPOT 1 ( 22/02/1986), SPOT 2 ( 22/01/1990), SPOT 3 ( 26/09/1993) với bộ
cảm HRV ( High Resolution Visible) với 3 kênh phổ có độ phân giải 20m và một
kênh toàn sắc có độ phân giải 10m. Ngày 24/03/1998 SPOT 4 được phóng vào quỹ
đạo với bộ cảm HRVIR ( High Resolution Visible and Infrared ) và SPOT 5 (2002)

SVTH: Phan Nguyên Việt 2


Luận văn tốt nghiệp

trang bị bổ cảm HRVIR nhưng đã được nâng cấp, thu ảnh với độ phân giải lên đến
5m. Năm 1988, Ấn Độ phóng thành công vệ tinh thám sát tài nguyên IRS-1A,
đánh dấu bước phát triển của Ấn Độ trên con đường phát triển khoa học vũ trụ của
nước này.
Năm 1992, Nhật Bản cũng phóng thành công vệ tinh thám sát tài nguyên
JERS-1 với bộ cảm SAR ( Synthetic Aperture Rada), VNIR (Visible and Near
Infrared Radiometer)và SWIR ( Short Wavelength Infrared Radiometer). Đến
năm 1996, vệ tinh ADEOS ( Advanced Earth Observation Sattelite ) của Nhật được
đưa vào quỹ đạo với bộ cảm OCTS ( Ocean Color & Temperature Scanner) độ
phân giải 700m, AVNIR ( Advanced Visible and Near Infrared Radiometer) độ
phân giải 16m và các bộ cảm biến có độ phân giải không gian thấp. [1]
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghê, những vệ tinh cung cấp
ảnh có độ phân giải không gian cao được phóng lên quỹ đạo. Tháng 4 năm 1999
phóng vệ tinh IKONOS cung cấp ảnh với độ phân giải không gian 1m. Tháng 10
năm 2001 phóng vệ tinh Quickbird cung câp độ phân giải không gian 0.61m. Tổ
chức EOS phóng vệ tinh mang máy thu MODIS (100 kênh) lên quỹ đạo, nhiều
phần mễm xử lý ảnh số đã ra đời làm cho nó thành một kỹ thuật quan trọng trong
việc điều tra điều kiện và đánh giá tài nguyên thiên nhiên quản lý và bảo vệ môi
trường.
Có thể nói, từ những thế hệ vệ tinh đầu tiên cung cấp những tấm ảnh còn có
nhiều hạn chế về chất lượng (hình ảnh chưa rõ nét, độ phân giải không gian thấp,
chưa có nhiều kênh phổ…) cho đến nay, sau vài thập kỷ, phương pháp viễn thám
đã có những tiến bộ vượt bậc cả về kỹ thuật thu nhận hình ảnh lẫn công nghệ xử lý
và vì vậy nó được áp dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực cả về diện rộng lẫn
chiều sâu. Xu thế chung hiện nay, các nước có trình độ kỹ thuật tiên tiến đều quan
tâm tới việc phát triển các loại sensor có độ phân giải không gian cao, có nhiều
kênh phổ nhằm xây dựng các bản đồ chi tiết các đối tượng bề mặt Trái Đất. Hiện
nay công nghệ viễn thám đã mang lại những kết quả khá khích lệ và được ứng
dụng ngàng, nhiều lãnh vực ở nuớc ta.
Ở nước ta hiện nay, việc quản lý biến động tài nguyên thiên nhiên đang là
một thực trạng nóng bỏng. Sự phát triển của đất nước, nhu cầu xã hội tăng, đó là
nguyên nhân dẫn đến việc khai thác tài nguyên quá mức. Trong đó, rừng là một tài
nguyên quan trọng của một quốc gia, và việc giám sát biến động là một công việc
hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ viễn thám, việc giám
sát trở nên thuận lợi và dễ dàng.
Ảnh viễn thám phân làm 3 loại:
- Ảnh quang học: Nguồn năng lượng chính là bức xạ mặt trời.
- Ảnh nhiệt: Nguồn năng lượng chính là bức xạ nhiệt từ vật thể.
- Ảnh rada: Nguồn năng lượng chính là sóng rada phản xạ từ các
vật thể do vệ tinh phát xuống theo bước sóng đã xác định.[1]
Việc ứng dụng dữ liệu ảnh quang học được tiến hành ở nước ta rất nhiều
trong việc giám sát tài nguyên. Một trong số đó, dữ liệu ảnh Landsat được sử dụng

SVTH: Phan Nguyên Việt 3


Luận văn tốt nghiệp

rộng rãi do những ưu thế của nó về độ phân giải không gian, về chu kỳ lặp, về số
lượng kênh phổ. Rừng là một tài nguyên thiên nhiên quan trọng, việc giám sát sự
biến động rừng là một trong những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Ứng dụng kỹ thuật
viễn thám vào giám sát biến động được nghiên cứu và thực hiện tại nhiều nước
trên thế giới và một số khu vực ở Việt Nam, kết quả đem lại rất tốt.
Sự phát triển của khoa học máy tính, tạo ra những sản phẩm phần mềm
phục vụ cho viễn thám ngày càng nhiều . Envi là một trong những phầm mềm đó.
ENVI (Interactive Data Language) được lập trình hoàn toàn bằng ngôn ngữ IDL
(Interactive Data Language). Envi được nhiều nhà khoa học đánh giá là một phần
mềm xử lý ảnh viễn thám có nhiều tính năng ưu việt trong xử lí ảnh vệ tinh, vì
ENVI hỗ trợ cho phép xử lý những dữ liệu không phải là dữ liệu chuẩn, hiển thị và
phân tích những ảnh lớn.
Như vậy, sử dụng dữ liệu ảnh Landsat kết hợp sử dụng phần mềm Envi
trong giám sát biến động rừng sẽ đem lại hiểu quả kinh tế rất cao.
2. Mục tiêu của đề tài:
- Tìm hiểu tổng quan về viễn thám quang học.
- Tìm hiểu một số ứng dụng của viễn thám quang học trong bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Tìm hiểu một số phương pháp nghiên cứu biến động.
- Tìm hiểu cách sử dụng phần mềm Envi.
- Ứng dụng Envi trong phân tích biến động rừng.
3. Giới hạn của đề tài:
Do thời gian luận văn không nhiều, những

SVTH: Phan Nguyên Việt 4


Luận văn tốt nghiệp

Chương II:

VIỄN THÁM QUANG HỌC

1. Tổng quan:

SVTH: Phan Nguyên Việt 5

You might also like