You are on page 1of 6

Ông Nguyễn Tú A viết về

"Lịch Sử Lá Cờ Việt Nam"!!!


Nguyễn Lý-Tưởng
Báo VietWeekly phát hành vào tuần lễ từ 15 May 2008 đến 21 May
2008, trang 10, có đăng bài của ông Nguyễn Tú A nhan đề "Chống Cờ CSVN
ở trừơng USC: Bài toán khó giải" có một đoạn ông Nguyễn Tú A viết về
lịch sử Lá cờ Việt Nam như sau:
"Không rõ lá cờ Việt Nam màu vàng có 3 sọc đỏ có từ thời nào.Các
cờ đuôi nheo, ngũ sắc thường treo ở các cổng chùa hay đình làng
khônggiống hình thức cờ Việt Nam Cộng Hoà sau này.
"Nếu có dịp đến thăm đền Đinh Tiên Hoàng miền Bắc, quê hương của
nhà Đinh, sẽ thấy những cờ ngũ sắc có chữ "Thiên", chỉ nhà vua.
"Từ xưa chỉ vua chúa được mặc áo màu vàng. Hoàng hậu, công chúa
thường đội nón vành khăn. Loại nón này còn lưu lại hay dùng cho các cô
dâu trong tiệc cứơi. Vậy màu vàng là màu của vua. Chữ hoàng đế chỉ
vua. Hoàng có nghĩa là màu vàng.
"Căn cứ vào lịch sử, năm 43 trước Tây lịch, khi quân Tàu đem quân
chiếm Việt Nam, hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị cầm quân chống xâm
lược. Hai bà thường ngồi trên voi chỉ huy lính, tấn công quân Tàu. Khi
tiến quân, hai bà đã tháo miếng vải làm nón vành dây màu vàng trên đầu
làm dấu hiệu cho tiến quân. Nhờ dấu hiệu phất cờ hay xoay cờ, cuộc
tiến quân dễ dàng, hiệu lực hơn. Từ đó, các đoàn quân đều mang theo
miếng vải màu vàng thay vì mỗi lần ra trận lại tháo một chiếc nón vành
dây. Dần dần trở thành lá cờ quen thuộc mỗi khi đoàn quân di chuyển.
"Vào khoảng năm 1858, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh của Việt Nam, cha
Bá Đa Lộc, người Pháp soạn ra cách viết chữ Việt, mang hoàng tử Cảnh
đi Pháp. Chuyến đi bằng tàu, phải qua kinh đào Suez. Mỗi lần qua kinh
đào, tàu phải kéo cờ của quốc gia ấy.
"Trên các loại tàu, tàu nào cũng mang theo cờ vàng để phòng ngừa
khi cần đến. Cờ màu vàng là dấu hiệu báo cho ngừơi trong đất liền biết
là tàu đang có ngừơi bị bịnh dịch hạch, tàu không được cập bến mà phải
thả neo, đậu xa bờ rồi cho người liên lạc mua hàng hoá hay thuốc men,
thực phẩm hay chuyển người bịnh vào bờ và không quên kéo cờ màu vàng.
"Cha Bá Đa Lộc sợ khi kéo cờ vàng lên, dân chúng hiểu lầm là tàu
đang bị bịnh địch hạch, nên cha đã cho may một vạch đỏ lớn chạy dọc,
từ giữa, từ bên này sang tận bên kia của lá cờ. Hình thức giống như cờ
3 sọc bây giờ. Thay vì 3 sọc nhỏ, gom lại thành một, chạy từ giữa lá
cờ. Từ đó, các con tàu của Việt Nam hay phát xuất từ Việt Nam đều kéo
cờ vàng một sọc đỏ lớn.
"Sau đó, cờ vàng một sọc đỏ được biến đổi theo các thầy địa lý.
Thay vì một sọc đỏ làm 3 sọc nhỏ, ngắn hơn sọc đỏ của cha Bá Đa Lộc.
Đặc biệt là sọc ở giữa cắt làm 2, ở giữa có khoảng trống vì thầy địa
lý quan niệm dựa vào quẻ ly, khoảng trống để lưu thông hay kinh mạch
qua lại dễ dàng. Quẻ ly là một trong 4 quẻ của LONG, LY, QUY, PHỤNG.
"Năm 1949, khi Bảo Đại được Pháp đưa về nước làm Quốc trưởng, đưa
Tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ Tướng. Bộ Trưởng Thông tin lúc ấy là
Trần Văn Ân

"Bộ Trưởng Thông tin Trần Văn Ân tổ chức một cuộc thi vẽ cờ. Nhiều mẫu
cờ được đệ trình. Nhưng mẫu cờ của ông Lê Văn Đệ, một họa sĩ học ở
Bắc, được chọn. Mẫu cờ đó là cờ màu vàng như cũ, 3 sọc chạy từ bên này
sang bên kia. Ba sọc tượng trưng 3 miền Bắc, Nam, Trung. Mẫu cờ này
được quốc tế công nhận là cờ của Việt Nam Cộïng Hoà.
"Trong khi đó, cờ miền Bắc, cờ đỏ sao vàng. Màu đỏ là màu của Cộng
Sản thế giới. Sao vàng chỉ Việt Nam. Cờ đỏ sao vàng có từ khi Hồ Chí
Minh lập khu ở Pắc Bó.
"Như vậy nếu sau này, Việt Nam đổi chủ, có thể lá cờ vàng ba sọc
hay ba sọc ngắn giữa có cắt đôi theo quẻ Ly, hay 1 sọc đỏ của cha Bá
Đa Lộc, có thể sẽ trở thành cờ Việt Nam vì cờ màu vàng này có từ thời
Hai Bà Trưng. Đàn bà của thế giới càng ngày càng ở thế tốt, thượng
phong!"
Đọc hết đoạn văn trên đây, tôi không thể tưởng tượng được một
người như ông Nguyễn Tú A mà lại có thể viết "bậy bạ" như thế được.
Tôi cũng có biết ông Nguyễn Tú A, cũng có dịp ghé thăm văn phòng dịch
vụ của ông, cũng có lúc ăn uống với nhau trong tình bạn bè, bất cứ báo
tiếng Việt nào có bài của ông Nguyễn Tú A...tôi đều có đọc...
Trước khi qua Mỹ, khoảng 1990, tôi có nghe ông Nguyễn Tú A từ Mỹ về,
có gặp một số anh em cựu tù "cải tạo của Cộng Sản" (tức cựu tù nhân
chính trị hay HO), có đưa ra vấn đề "định cư tại chỗ"...Lúc đó tôi còn
ở Việt Nam, có nghe anh em bàn tán chuyện ông Nguyễn Tú A về
nước...chắc là có mission gì của Mỹ (?) Hồi đó, tôi không gặp ông
Nguyễn Tú A nhưng tôi tin chuyện anh em nói là có thật...
Mới đây, đọc hồi ký của ông Võ Long Triều, có nhắc lại chuyện ông
Nguyễn Tú A đã cư xử đẹp với ông Triều...như vậy là chuyện ông Nguyễn
Tú A về nứơc là "có thật"...Một đôi khi, ông Nguyễn Tú A cũng kể
chuyện những lần về Việt Nam trứơc đây với anh em, trong đó tôi cũng
có lần được nghe...Đặc biệt, ông có ra Hà Nội gặp Lm Trần Hữu Thanh
(Chủ tịch PT chống Tham Nhũng...), có quay phim, có phỏng vấn...
Tôi rất phục kiến thức của ông Nguyễn Tú A, nhất là những bài ông viết
về luật pháp ở Mỹ (theo tôi hiểu) mục đích là để giúp đồâng hương biết
đường mà tránh chuyện rắc rối, vi phạm luật pháp...Khi nào gặp ông
Nguyễn Tú A, dù đang đi ngoài đường, tôi cũng gọi tên ông để chào hỏi,
mặc dù ông không để ý đến tôi...Nói ra những chuyện "lẩm cẩm" như vậy
để "làm chứng" tôi viết mấy dòng sau đây không có ý "xúc phạm đến danh
dự của ông Tú...". Tôi chỉ sợ điều ông Tú nói ra (không biết là nói
chơi hay nói thật ) nhưng đối với các thế hệ sau chúng ta, sinh ra và
lớn lên ở ngoại quốc (hoặc xa quê quá sớm), chưa biết gì về văn hoá
lịch sử...mà đọc đoạn văn trên đây của ông Tú nói về "lịch sử lá cờ
Việt Nam" thì thật là tai hại!
(1). Ông Tú nói rằng khi đến thăm đền Đinh Tiên Hoàng, ông thấy trên
lá cờ có chữ "Thiên" và ông giải thích cho đồng hương biết: "Thiên"
chỉ nhà vua.
Đây là một điều sai lầm. Thiên tử mới chỉ nhà vua còn " Thiên" là
"Ông Trời" tức là "Đấng Tạo Hoá" hay "Thiên Chúa" hay "Đức Chúa
Trời"...Vua được Trời trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nứơc, lãnh đạo
muôn dân nên gọi đó là "Thiên mệnh" (mệnh Trời) theo quan niệm của Nho
gia. Trong một nước thì vua là ngừơi lớn nhất. Dân có bổn phận trung
thành với vua. Vua có quyền xét xử mọi ngừơi dân trong nứơc. Nhưng vua
phải có trách nhiệm với Trời. Vua làm sai lỗi thì Trời sẽ phạt vua.
Vua tự xưng là "Thiên tử" (con của ông Trời).
Theo truyền thống các nứơc quân chủ (đặc biệt tại Trung Hoa), cứ 3 năm
một lần, vua phải ăn chay, nằm ngủ trên một chiếc giừơng đơn sơ, ở một
nơi gọi là "thanh ốc" (thanh là trong sạch) nghĩa là ngôi nhà dành cho
vua đến đó mà tỉnh tâm, xét mình có điều gì sai lỗi đối với bổn phận
"làm vua" hay không...Trời trao cho vua "Thiên mệnh" để cai trị muôn
dân. Vua có làm trọn bổn phận đó hay không? Vì thế, Thiên là chức vị
cao hơn vua, là Cha của vua.
Trong sử sách (viết bằng chữ Hán) ngày xưa, không bao giờ dùng chữ
"Thiên" để chỉ nhà vua. Chữ được dùng để chỉ ông vua là "hoàng đế"
hoặc "đế" hay "thượng" bởi vậy mới có danh từ "hoàng đế, hoàng
thượng"...Ví dụ "đế mệnh Hy, Hoà kiến lịch" (vua ra lệnh cho họ Hy và
họ Hoà làm lịch: chữ trong sách Hậu Hán Thư) hoặc "Thượng dụ..." (vua
ban lời dạy rằng) hoặc "Thượng phương kiếm" (là kiếm vua Gia Long ban
cho Lê văn Duyệt) Thượng là vua; phương là phương tiện (đồ dùng) và
kiếm là cây kiếm. Ba chữ "Thượng phương kiếm" có nghĩa là cây kiếm của
vua dùng (nay trao cho đại thần có công lao và được tín nhiệm là ông
Lê Văn Duyệt)...
(2). Ông Tú viết:" Chữ hoàng đế chỉ vua. Hoàng có nghĩa là màu vàng".
Ông Tú nói đúng,"Chữ hoàng đế chỉ vua" Nhưng chữ "Hoàng" trong danh từ
"hoàng đế" không phải là màu vàng. Chữ Hoàng (hoàng đế) gồm hai phần:
trên là chữ "bạch" dưới là chữ "vương". Đó là chữ "Hoàng" tức hoàng
đế. Còn chữ "hoàng" là màu vàng trên đầu có bộ "thảo" cũng viết như
chữ Hoàng là họ Hoàng. Màu vàng chỉ nhà vua vì màu vàng thuộc
Thổ...Theo ngũ hành: Kim (kim khí) màu trắng, chỉ phương Tây; Mộc
(cây, cỏ...) màu xanh, chỉ phương Đông; Thủy (nứơc) màu đen, chỉ
phương Bắc và Hỏa (lửa) màu đỏ, chỉ phương Nam. Thổ (đất, cát...) màu
vàng, ở trung ương. Vua là người lãnh đạo, ngừơi chỉ huy nên ở trung
ương. Vua ra trận thì có Tiền quân, Hậu quân, Tả quân, Hữu quân. Đội
quân ở giữa, đi bên cạnh vua để bảo vệ vua gọi là Trung quân. Vị tứơng
chỉ huy một đạo quân lớn như vậy gọi là Đô thống (ví dụ Tiền quân Đô
thống...)
Tưởng cũng nên giải thích thêm: theo ngũ hành thì có tương sinh
và tương khắc. Kim và Mộc xung khắc vì Đông và Tây là hai phương hứơng
đối lập nhau. Thuỷ và Hoả là xung khắc vì Bắc và Nam là hai phương
hướng đối lập nhau. Vua là Trung ương (Thổ) ở giữa và lãnh đạo bốn
phương thiên hạ...Thổ sinh Kim (Kim khí ở trong lòng đất, đãi cát tìm
vàng...) Kim sinh Thủy (kim khí đem nấu, đun nóng thì sẽ chảy thành
nước: luyện kim, dùng lửa mà nấu), Thủy sinh Mộc ( không có nước thì
cây không sống được) Mộc sinh Hỏa (lửa do cây cỏ cháy mà sinh ra), Hoả
sinh Thổ (cây, cỏ cháy thì ra tro...tro tức là đất: thổ)...
(3). Ông Tú nói rằng "Khi quân Tàu đem quân chiếm Việt Nam, hai bà
Trưng Trắc và Trưng Nhị cầm quân chống xâm lược...Khi tiến quân hai
bà đã tháo miếng vải làm nón vành dây màu vàng trên đầu làm dấu hiệu
cho tiến quân..." và "Từ đó, các đoàn quân đều mang theo miếng vải màu
vàng..."
Xin nhắc ông Tú một điều, sử sách chưa hề nói Hai Bà Trưng "sử
dụng cờ vàng"...nói đến lịch sử thì phải có tài liệu viết, phải có
người viết lại, ghi chép lại các biến cố bằng văn tự...(Các di vật
khảo cổ không phải là lịch sử: ví dụ: một cây kiếm, một bộ xương
người, trống đồng,v.v...không phải là lịch sử...Lịch sử (history,
histoire) là một câu chuyện xảy ra trong quá khứ được ghi chép lại
trong sách vở hay tài liệu viết...)
Chúng ta biết được những tên tuổi, địa danh, biến cố xảy ra từ thời
Hai Bà Trưng (thế kỷ thứ I) là căn cứ vào một đoạn văn trong Hậu Hán
Thư (sử nhà Hán) phần nói về Mã Viện (Mã Viện liệt truyện) là ông
Tướng được Hán Vũ Đế sai đi đánh dẹp cuộc nổi dậy dành độc lập của
Trưng Trắc. Ngoài đoạn văn đó ra, chúng ta không còn tìm được sử sách
nào xưa hơn (hay có trứơc) Hậu Hán Thư...
Các tài liệu xưa có nhắc đến dân Lạc Việt chưa hề nói họ dùng khăn đội
đầu màu vàng. Chỉ có nói rằng họ có đúc ấn bằng đồng và dùng lụa màu
xanh (đồng ấn, thanh thụ)...Các nhà khảo cổ học, khi nghiên cứu trống
đồng tìm được ở Đông Sơn (Thánh Hoá) thì cho rằng chủ nhân trống đồng
đó là ngừơi Lạc Việt và họ cũng nói rằng Trưng Trắc là dân Lạc
Việt...Mã Viện đã đem một số trống đồng của Lạc Việt về cho vua nhà
Hán (Hán Vũ Đế) và gọi đó là "Lạc Việt đồng cổ" (trống đồng của ngừơi
Lạc Việt...cổ là cái trống...đồng cổ là cái trống bằng đồng)...
Hiện nay chúng ta chưa chứng minh được thời Hai Bà Trưng (thế kỷ thứ
I) ngừơi Việt đã có chữ viết, và có sử sách ghi lại các biến cố xảy ra
vào thời đó. Vậy chuyện ông Tú nói rằng "Hai Bà Trưng đã dùng vải màu
vàng làm cờ hiệu để chỉ huy quân lính" là "tưởng tựơng quá xa"...Một
chi tiết khác cũng cần bổ túc: Ông Tú nói Hai bà Trưng khởi nghĩa năm
43 trứơc Tây lịch. Xin lưu ý " Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm 43 thế
kỷ thứ I sau Tây Lịch (A.C= after Christ, sau Tây lịch) chứ không phải
trước Tây lịch (B.C = Before Christ).
(4). Chuyện Giám Mục Bá Đa Lộc...Ông Tú viết "Vào khoảng năm 1858, sau
khi Pháp chiếm 3 tỉnh của Việt Nam, cha Bá Đa Lộc, ngừơi Pháp soạn ra
cách viết chữ Việt, mang hoàng tử Cảnh đi Pháp"..."Cờ màu vàng là dấu
hiệu báo cho người trong đất liền biết là tàu đang có ngừơi bị bịnh
dịch hạch..." "Cha Bá Đa Lộc sợ khi kéo cờ vàng lên, dân chúng hiểu
lầm là tàu đang bị bịnh dịch hạch, nên cha đã cho may một vạch đỏ lớn
chạy dọc, từ giữa, từ bên này sang bên kia của lá cờ. Hình thức giống
như cờ ba sọc đõ bây giờ. Thay vì ba sọc nhỏ, gom lại thành 1, chạy
từ giữa lá cờ. Từ đó, các con tàu của Việt Nam hay phát xuất từ Việt
Nam đều kéo cờ vàng một sọc đỏ lớn"...
Đoạn văn trên đây thật là chuyện động trời! Không biết ông Tú lấy
đâu ra chuyện Bá Đa Lộc với cờ vàng trên đây? – Chi tiết "cờ vàng là
dấu hiệu trên tàu có người mang bịnh dịch hạch" xin để cho các nhà
hàng hải và mấy ông sĩ quan hải quân thứ thiệt (bạn của tôi có Trung
Tá Trần Trọng Hải, Trung Tá Huỳnh Hữu Cầu, Thiếu Tá Trần Trọng An Sơn,
Thiếu Tá Trần Chấn Hải...) trả lời có đúng là cờ màu vàng để báo hiệu
trên tàu có ngừơi mang bịnh dịch hạch hay không. Nhưng nói về Bá Đa
Lộc mà không biết gì về Bá Đa Lộc...là điều đáng trách.
Xin mở sách Đại Nam Liệt Truyện Chính Biên, trang 476 tập 2 (sử liệu
của nhà Nguyễn, do Quốc Sử Quán biên soạn, xuất bản dứơi thời vua Tự
Đức, được dịch ra tiếng Việt, Viện Sử học Hà Nội, nhà xuất bản Thuận
Hoá, 1993) nói rõ: Bá Đa Lộc gặp vua Gia Long (lúc đó chưa lên ngôi,
còn gọi là Nguyễn Vương tức Nguyễn Phứơc Ánh) vào năm Canh Tý (1780),
năm Nhân Dần (1782), Gia Long bị Tây Sơn vào đánh, phải chạy ra đảo
Phú Quốc, cũng gặp Bá Đa Lộc ở đó, năm Quý Mão (1783) vua Gia Long
chạy trốn Tây Sơn ở các đảo trong vịnh Thái Lan, Bá Đa Lộc qua Xiêm,
năm Giáp Thìn (1784), Gia Long nhờ Bá Đa Lộc đem Hoàng tử Cảnh qua
Pháp cầu viện, mãi đến 4 năm sau mới về.
Năm Kỷ Dậu (1789) Gia Long lấy lại Gia Định. Cũng trong năm nầy, vua
Quang Trung nhà Tây Sơn đánh thắng quân Thanh tại Thăng Long...(chiến
thắng Đống Đa)...Vì nước Pháp từ chối không thực hiện lời hứa giúp Gia
Long nên Bá Đa Lộc đã dùng tiền bạc riêng của mình (quyên góp được)
mua tàu bọc đồng và súng đạn của Tây phương... đem về giúp Gia Long và
giới thiệu một số người Pháp đang làm sĩ quan trên các tàu buôn về
giúp Gia Long...
Năm Kỷ Mùi (1799), Bá Đa Lộc bị bệnh mất tại Gia Định. Vua Gia Long đã
tổ chức đám tang rất lớn, xây lăng mộ và dựng bia đá ghi công...Tiếng
Việt gọi Linh Mục là Cha hay ông Cha và Giám Mục thì gọi là Cha Cả là
ngừơi có vai vế lớn hơn các Cha...Do đó lăng mộ của Giám Mục Bá Đa Lộc
được dân chúng gọi là Lăng Cha Cả (trước 1975 lăng nầy ở gần phi
trừơng Tân Sơn Nhứt, sau 1975, CSVN đã ra lệnh phá huỷ lăng mộ nầy,
hài cốt và bia đá được đưa về Toà Giám Mục Sài Gòn quản lý...)
Trên bia đá, Gia Long gọi Bá Đa Lộc là Thượng Sư. Nội dung bia đá nầy
đã được cụ Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Giác dịch ra tiếng Việt, đăng trên báo
Văn Hoá (do Phủ Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá thời cụ Mai Thọ Truyền
làm việc...xúât bản tại Sài Gòn trứơc 1975) Tôi còn nhớ câu mở đầu văn
bia được dịch ra tiếng Việt như sau: "Nhà Thầy họ Bi Nhu ngừơi nứơc
Pha Lang Sa..."
Bá Đa Lộc là tên phiên âm chữ Hán, tên tiếng Pháp là Pigneau de
Béhaine (évecque d'Adran: Giám Mục hiệu toà Adran)...Ngừơi đặt ra chữ
Quốc ngữ là Alexandre de Rhode (phiên âm là Á Lịch Sơn Đắc Lộ) vào thế
kỷ thứ 17 chứ không phải Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc)...Bá Đa Lộc đã
chết từ năm Kỷ Mùi (1799) làm sao có chuyện đem Hoàng tử Cảnh đi Tây
sau khi Pháp chiếm Nam Kỳ...
Còn một chi tiết khác, năm 1858 cũng không phải là năm Pháp chiếm 3
tỉnh Nam Kỳ (chúng ta nhớ hoà ước 1862 ký kết giữa vua Việt Nam và
Pháp, nhường 3 tỉnh miền Đông Nam kỳ và năm 1867, Pháp đánh chiếm luôn
3 tỉnh miền Tây Nam kỳ)...Xem như vậy đủ biết, khi viết về các sự kiện
lịch sử, Ông Tú cũng không thèm xem lại sử sách để khỏi nhầm lẫn...
(5). Về chuyện "Cờ Quẻ Ly"...Ông Tú viết "Sau đó, cờ vàng 1 sọc đỏ
được biến đổi theo các thầy địa lý. Thay vì 1 sọc đỏ, chính phủ nghe
thầy địa lý chia sọc đỏ làm 3 sọc nhỏ, ngắn hơn sọc đỏ của cha Bá Đa
Lộc. Đặc biệt là sọc ở giữa được cắt làm 2, ở giữa có khoảng trống vì
thầy địa lý quan niệm dựa vào quẻ ly, khỏng trống để lưu thông hay
kinh mạch qua lại dễ dàng. Quẻ Ly là một trong 4 quẻ của LONG, LY,
QUY, PHƯỢNG".
Như đã nói trên, Giám Mục Bá Đa Lộc không có mang cờ gì đi theo
và cũng không phải là người làm ra lá cờ "vàng có sọc đỏ" như ông Tú
nói. Quẻ Ly là 01 trong 64 quẻ Dịch, quẻ LY thuộc Hoả và chỉ phương
Nam. Hai chữ Hỏa chồng lên nhau là chữ Viêm (bốc cháy), ý nghĩa là
điềm hưng vượng (gọi là Hoả Hoà Ly). Trong 64 quẻ của Dịch Lý không có
quẻ nào là Long, Ly, Quy, Phượng (Ly hay Lân tức là con Kỳ lân) đó là
4 con vật linh thiêng gọi là "Tứ Linh" (trong Tử Vi có 4 sao : Long
trì, Phượng các, Bạch hổ, Hoa cái... gọi là tứ linh)...Chắc ông Tú có
quen biết với nhà báo Vũ Công Lý...nếu ông Tú không tin lời của Nguyễn
Lý-Tưởng, xin hỏi ngừơi bạn (Vũ Công Lý) sẽ được giải thích rõ ràng
ngay...
Cờ Quẻ Ly ra đời năm 1945 do cụ Trần Trọng Kim, một nhà giáo, học
giả kiêm sử gia làm Thủ Tứơng dứơi thời vua Bảo Đại. Quẻ Ly có 3 sọc
mà sọc ở giữa rời ra. Còn cờ VNCH (hay cờ qúôc gia Việt Nam) ra đời
dưới thời Quốc Trưởng Bảo Đạïi (sau khi thoái vị năm 1945, vua Bảo Đại
qua Hồng Kông tỵ nạn, tiếp tục tranh đấu đòi Pháp trả độc lập cho Việt
Nam...Các tôn giáo và chính đảng quốc gia chống Cộng làm hậu thuẫn cho
ông..
.Cuộc tranh đấu rất gay go mới được độc lập và thành lập Quốc Gia Việt
Nam với Bảo Đại làm Quốc Trưởng có hành chánh, tài chánh, quân đội,
ngoại giao riêng và được các nứơc trên thế giới công nhận...không phải
Pháp đưa về làm Quốc Trưởng đâu! Có Quốc Trưởng Bảo Đại , có chính
quyền qúôc gia, có quân đội qúôc gia...rồi mới có Thủ Tướng Ngô Đình
Diệm do Qúôc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm, mới có các sĩ quan như Dương
Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu...xuất thân từ Quân Đội Qúôc Gia thời Quốc
Trưởng Bảo Đại...sau nầy lên tới Trung Tứơng, Đại Tướng, Thủ Tướng,
Tổng Thống...)
Thời cụ Trần Văn Lý làm Chủ Tịch Hội Đồng Chấp Chánh Trung Kỳ, nhiều
ngừơi đề nghị mẫu cờ Quốc gia Việt Nam trong đó có LM Trần Hữu Thanh,
hoạ sĩ Tôn Thất Sa ở Huế, ông Trần Điền (lúc đó làm Giám Đốc Thông Tin
Trung Việt), lúc đầu có nền vàng ba sọc đỏ và có hình con rồng, sau
anh em góp ý, bỏ con rồng đi chỉ còn lại 3 sọc đỏ...Theo quẻ dịch: 3
đường ngang liền nhau là Quẻ Càn chứ không phải quẻ Ly
Về sau mẫu cờ nầy được chính thức là Quốc Kỳ của quốc gia Việt Nam
(Ông Ngô Đình Diệm đổi tên nước là Việt Nam Cộng Hòa). Cờ của Việt
Nam CS bây giờ là cờ của Việt Minh (nền đỏ sao vàng) đó là mẫu lá cờ
của Cộng Sản Trung Quốc (nền đỏ có 5 ngôi sao vàng: Hán, Mãn, Mông,
Hồi, Tạng tức là ngũ tộc của Trung Quốc). Hồ Chí Minh bắt chước theo
Trung Cộng, là một ngôi sao nhỏ, đàn em của Mao Trạch Đông, đàn em của
Trung Cộng...Ngày nay, đất nước dân tộc phải chịu nhục nhã như thế nào
đối với đàn anh Trung Qúôc thì mọi ngừơi đã hiểu rồi!
Ngày 21/5/2008
Nguyễn Lý-Tưởng

You might also like