You are on page 1of 60

Trang web của Thanh tra Chính phủ vừa công bố danh

sách 10 vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong năm 2006.


Xếp ở vị trí số 1 vẫn là vụ án PMU18 với 60% số độc giả
bình chọn.

1. Đứng đầu là vụ án “con bạc triệu đô” Bùi Tiến


Dũng và tiêu cực lớn ở Ban Quản lý dự án (DA) PMU18
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) bị phanh phui khiến Bộ
trưởng GTVT Đào Đình Bình bị cảnh cáo và phải từ chức; tiếp đó là
nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Giao thông Vận tải, người được Vụ PMU18 đứng đầu bảng phong thần.
coi là “có triển vọng” bị bắt.

17 tổ chức và 40 cá nhân ở Bộ GTVT liên quan đã bị xử lý; một số cán bộ của ngành Công an liên quan
đến “chạy” án bị đình chỉ công tác. Chính phủ đã phải xem xét và điều chỉnh cơ chế quản lý vốn ODA.

2. Vụ việc cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn - Hải Phòng mang hàng chục mảnh đất có giá trị tiền tỷ được chia chác và
mang đi “quan hệ”. Những người khiếu nại, tố cáo thì bị trù dập, khai trừ khỏi Đảng.

Lên tới đỉnh điểm của sự hài hước là bản án sơ thẩm được tuyên với 50.000 đồng tiền án phí cho các bị
cáo và hình thức nặng nhất là cảnh cáo. Mục đích của sự can thiệp của một số lãnh đạo Hải Phòng sẽ
được làm sáng tỏ trong thời gian tới.

3. Vấn đề nhà công vụ biến thành nhà tư do báo chí phát hiện, điều tra và đưa ra công
luận đã khiến dư luận cả nước quan tâm và bày tỏ sự bức xúc. Vấn đề này lập tức được đưa lên bàn nghị sự và đã làm
nóng nghị trường Quốc hội và HĐND TP Hà Nội và TP.HCM.

Ông Hoàng Văn Nghiên, ông Phan Văn Vượng không được TP Hà Nội bán cho 2 biệt thự mà 2 ông đang
thuê ở; ông Lê Đức Thúy - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã phải trả lại nhà số 6 Lý Thái
Tổ (Hà Nội) mua sai quy định.

4. Tiếp theo là vụ siêu lừa Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalk và những sự "ưu ái" khó
hiểu từ phía tỉnh Khánh Hòa.

5. Vụ tiêu cực mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, TP trên toàn quốc tại các bưu điện
do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu. Nguyễn Lâm Thái đã hối lộ hơn 1 tỷ đồng cho giám đốc,
Phó Giám đốc, trưởng phòng của 9 bưu điện.

Đổi lại, nhiều lãnh đạo của 38 bưu điện tỉnh, TP đã ký hợp đồng mua bán thiết bị bưu điện với các công ty
của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho nhà nước 45 tỷ đồng.

6. Việc cựu đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn đã chỉ đạo các trường trên địa bàn tỉnh Thái Bình chi
20% tổng trị giá số máy tính được lắp để chi phí cho dự án. Đồng thời, ông Tôn đã ép 17 trường làm chứng từ khống để
rút ra gần 500 triệu đồng trong vụ Trần Thị ánh và những người có liên quan đã lừa mua của các công ty hàng trăm
máy tính, thiết bị trị giá hơn 4,2 tỷ đồng để lắp đặt cho khoảng 20 trường học của tỉnh theo một dự án "ma".

7. Những sai phạm tại Vietnam Airlines cũng là một trong 10 vụ đình đám của năm,
Việc Vietnam Airlines bao cho con một số lãnh đạo, bộ ngành đi du học dù không đủ tiêu chuẩn, Những thiệt hại trong
việc trả máy bay, mua động cơ hay mất 5,2 triệu euro tiền phạt…

8. Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị "băm nát" nhưng không được trồng cây gây
rừng mà thay vào đó, các ngôi nhà cứ lần lượt mọc lên. Phần lớn những người đứng tên đến từ Hà Nội,
chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng công trình, làm trang trại, nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần...
9. Số tiền sai phạm không lớn nhưng vụ xà xẻo tiền cứu trợ ở Hương Sơn, Hà Tĩnh
“xứng đáng” được đứng trong danh sách 10 vụ tham nhũng, lãng phí của năm 2006.

Không có bất cứ ai bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong vụ án tham nhũng với hành vi nghiêm trọng: "Xẻo"
tiền cứu trợ nhân đạo ở huyện Hương Sơn. Vụ việc bị "chìm xuồng" từ năm 2004 đến năm 2006 mới bị báo
chí "khui" ra.

Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (Trưởng ban Nội chính Trung ương, Phó Thủ tướng đặc trách về chống
tham nhũng) đã truyền đạt ý kiến yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh phải làm rõ, xử lý nghiêm vụ việc từ ngày 25/8.

10. Những gian lận trong kỳ thi tốt nghiệp năm 2006 tại một số hội đồng thi của Hà
Tây đã châm ngòi cho cả nước phát động phong trào nói không với tiêu cực trong thi cử.

Điều này có thể là những tiền lệ tốt nhằm giảm những gian lận của thế hệ trẻ trong tương lai. Hiện tượng của thầy giáo
Đỗ Việt Khoa trong năm 2006 hy vọng sẽ được phát huy hơn nữa trong năm tới.

TƯ LIỆU DỊCH: CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU

THAM NHŨNG: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE), “Cải cách Kinh tế”, tập 1, số 2, hè 2005

Boris Begovic
Phó Chủ tịch, Trung tâm Nghiên cứu Tự do-Dân chủ (CLDS)
Lý thuyết kinh tế đã nêu hai quan điểm cơ bản về tham nhũng. Quan điểm thứ nhất
coi tham nhũng là yếu tố ngoại sinh, quan điểm thứ hai cho rằng tham nhũng là
nhân tố nội sinh trong chính trị. Nếu áp dụng một trong hai quan điểm trên, chúng ta
có thể chia tham nhũng thành ba loại cơ bản: tham nhũng để đẩy nhanh tiến độ,
tham nhũng hành chính và “bẻ cong pháp luật”. Mặc dù trong hầu hết mọi trường
hợp, tham nhũng có thể là do tình trạng vơ vét bổng lộc gây ra, song những cá nhân
ích kỷ tìm cách tối đa hóa lợi ích của riêng họ cũng như các bộ luật phức tạp, mập
mờ và thiếu tính khả thi cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó.
Ngoài việc vi phạm luật pháp và khiến chi phí giao dịch tăng cao, tham nhũng còn
làm suy yếu hệ thống thị trường tự do lành mạnh bằng cách triệt thoái việc bảo vệ
quyền sở hữu tài sản tư nhân, làm nản lòng các nhà đầu tư tiềm năng và lãng phí óc
sáng tạo kinh doanh vào những hoạt động phân chia lại nguồn lực. Giải pháp cho vấn
nạn này gồm hạn chế cơ hội trục lợi từ các biện pháp phi điều tiết, đơn giản hóa các
thủ tục để giảm bớt sự tùy tiện trong đội ngũ công chức, tăng lương cho cán bộ đồng
thời trừng phạt thích đáng nạn tham nhũng. Tuy vậy, quyết tâm chính trị sẽ vẫn là
tiền đề quan trọng nhất đối với một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả.
Trong khi tham nhũng vẫn còn hoành hành nhiều hơn ở các nền kinh tế đang trong
thời kỳ chuyển đổi, thì tất cả mọi quốc gia sẽ được hưởng lợi từ việc tập trung phân
bổ nguồn lực theo hướng tạo ra của cải vật chất chứ không chỉ đơn giản chỉ là phân
phối lại các nguồn lực đó.
Định nghĩa “Tham nhũng”
Tham nhũng là gì? Có thể có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Ở cấp độ phân tích,
Vito Tanzi đã đưa ra câu trả lời súc tích nhất: “Tham nhũng là hành động cố tình
không tuân thủ các nguyên tắc công minh nhằm trục lợi cho cá nhân hoặc cho những
kẻ có liên quan tới hành động đó”. Có ba nội dung chính trong định nghĩa này. Nội
dung thứ nhất đề cập tới nguyên tắc công minh bởi lẽ nó đòi hỏi quan hệ cá nhân
hoặc các mối quan hệ khác không được xen vào các quyết định kinh tế có liên quan
đến nhiều bên. Việc đối xử bình đẳng với tất cả các chủ thể kinh tế là một yêu cầu
cần thiết đối với một nền kinh tế thị trường hoạt động có hiệu quả. Thái độ thiên vị
đối với một số chủ thể kinh tế cụ thể nào đó chắc chắn sẽ vi phạm nguyên tắc công
minh và mở đường cho tham nhũng. Không có thiên vị thì sẽ không có tham nhũng.
Còn có thêm hai điều kiện cần thiết khác dọn đường cho tham nhũng, hay nói cách
khác, những điều kiện cần thiết để hành động cố tình thiên vị (“không tuân thủ
nguyên tắc công minh”) có thể được gọi là tham nhũng. Điều kiện thứ nhất là thái độ
thiên vị phải có chủ đích. Việc vô ý vi phạm nguyên tắc công minh, chẳng hạn vì
thiếu thông tin đầy đủ, không được coi là tham nhũng. Thứ hai, phải có ích lợi nhất
định nào đó cho cá nhân vi phạm nguyên tắc công minh; nếu không sẽ không có
tham nhũng. Việc vi phạm nguyên tắc không thiên vị đôi khi được coi là phân biệt đối
xử, nhưng lại không phải là tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc dành lợi thế cho kẻ hối lộ có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.
Người ta thường cho rằng tham nhũng có nghĩa là nhận tiền (loại tham nhũng này
thường được gọi là nhận hối lộ), nhưng những bổng lộc tương tự cũng có thể là món
quà đắt tiền hoặc những ân huệ khác. Tặng một bộ trang sức đắt tiền cho vợ của
một người đã vi phạm nguyên tắc công minh và dành cho con trai của ông ta một
công việc (nhẹ nhàng) hậu hĩnh rõ ràng là tham nhũng.
Việc trục lợi hoặc hưởng lợi có thể diễn ra cùng lúc với việc vi phạm nguyên tắc công
minh, nhưng cũng có thể diễn ra ở những thời điểm khác nhau. Cụ thể, sự thiên vị
của một cá nhân nhận hối lộ sẽ khiến cho kẻ hối lộ có bổn phận hoặc đôi khi bắt
buộc phải ngấm ngầm đền đáp lại sự ưu ái đó. Bổn phận đó sẽ không mất đi theo
thời gian, và vì vậy việc trục lợi từ những cá nhân hối lộ sẽ vẫn tiếp tục trong tương
lai. Nếu trả ơn bằng cách dành cho con trai của ông ta một công việc có thu nhập
cao, nhưng cậu ta lại vừa bắt đầu học đại học thì rõ ràng là giữa việc cho và nhận có
một khoảng cách về thời gian. Hơn nữa, khi thỏa thuận tham nhũng, đôi khi việc trả
ơn thậm chí không được nêu cụ thể nhưng hai bên vẫn ngầm hiểu đó là bổn phận
cần phải thực hiện.
Còn một định nghĩa nữa về tham nhũng mà Ngân hàng Thế giới thường sử dụng.
Theo đó, tham nhũng là “lạm dụng công quyền để tư lợi”. Định nghĩa này cho rằng
căn nguyên của tham nhũng xuất phát từ công quyền và lạm dụng công quyền,
tham nhũng gắn liền với nhà nước và các hoạt động của nhà nước, việc nhà nước can
thiệp vào thị trường và từ sự tồn tại của khu vực công. Nói cách khác, khái niệm này
loại trừ khả năng tham nhũng xảy ra trong khu vực tư nhân, và chỉ tập trung duy
nhất vào tình trạng tham nhũng trong khu vực công. Định nghĩa này phù hợp với
quan điểm của Gary Becker, người đã đoạt giải Nobel, cho rằng “nếu chúng ta xóa bỏ
nhà nước thì chúng ta cũng xóa bỏ được tham nhũng”.
Vấn đề ở đây là không phải tất cả mọi hành động lạm dụng quyền hành đều là tham
nhũng. Hành vi đó có thể là ăn cắp, gian lận, biển thủ hoặc một số hành động tương
tự, nhưng chắc chắn không phải là tham nhũng. Nếu một quan chức cao cấp trong
chính phủ đơn giản chỉ chiếm đoạt một số tiền từ ngân sách nhà nước mà không
phục vụ hoặc ban ơn cho ai thì hành động đó không phải là tham nhũng. Đó là một
loại tội nhưng thuộc nhóm khác. Đó là hành vi mà xã hội không thể chấp nhận nhưng
vẫn không phải là tham nhũng. Nói cách khác, tham nhũng không phải là điều duy
nhất không được chấp nhận trong xã hội và trái luật. Hơn nữa, việc bẻ cong pháp
luật cũng có thể mở đường cho việc cố tình không tuân thủ nguyên tắc công minh,
nhưng nếu không có ích lợi riêng cho kẻ bóp méo luật pháp (ví dụ một thẩm phán
hoặc công tố viên) thì việc vi phạm pháp luật như vậy không phải là tham nhũng.
Điều quan trọng là phải phân biệt giữa tham nhũng và các hành vi trái luật khác vì
những nguyên nhân dẫn tới tham nhũng và các chính sách chống tham nhũng
thường và có thể rất khác với các nguyên nhân và chính sách chống các loại hành vi
vi phạm pháp luật khác.
Từ góc độ thực thi pháp luật, tham nhũng là một thỏa thuận. Đó là một thỏa thuận
ngầm và vì đó là hành động trái luật nên không có tòa án nào trên thế giới ủng hộ
loại thỏa thuận như vậy nếu xảy ra tranh chấp trong quá trình thực thi. Trái lại một
tòa án nghiêm minh sẽ xử tham nhũng là một tội hình sự. Chính tính chất đặc thù
của tham nhũng là thỏa thuận trái luật như vậy đã làm nảy sinh chi phí giao dịch
đáng kể, trong đó quan trọng nhất là tìm đối tác, cùng thỏa thuận (đặc biệt có tính
tới những yếu tố bất ngờ có thể hoặc không thể lường trước), giám sát và thực thi
thỏa thuận. Điều đó không có nghĩa là các hợp đồng hợp pháp đúng chuẩn mực
không phát sinh chi phí giao dịch. Điều đó có nghĩa là do tính chất bất hợp pháp của
những thỏa thuận tham nhũng nên những chi phí giao dịch của nó nhân lên gấp bội.
Khi phân tích hậu quả của tham nhũng, cần phải xem xét tới những chi phí giao dịch
của nó.
Nếu xét từ nguồn gốc của nó thì tham nhũng trong hầu hết mọi trường hợp là kết
quả hành vi vơ vét bổng lộc. Bổng lộc là nguồn thu nhập của người quản lý và lớn
hơn những lợi ích cạnh tranh mà người quản lý đó có thể giành được. Lợi ích cạnh
tranh là kết quả của những gì gặt hái được qua cạnh tranh trên thị trường, do vậy ở
đâu có thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì ở đó sẽ không có bổng lộc. Tham nhũng
chỉ là hình thức vơ vét bổng lộc và phung phí tiền bạc, tức là một tình huống trong
đó các chủ thể kinh tế sẵn sàng hối lộ để được tham gia vào một đường dây hưởng
bổng lộc. Họ sẵn sàng trả tiền để được vơ vét bổng lộc. Khi bàn tới các nguyên nhân
dẫn tới tham nhũng cần phải tính tới những nguồn gốc này của tham nhũng. Những
điều kiện có thể tạo ra bổng lộc là những những nhân tố tạo ra mảnh đất màu mỡ
cho tham nhũng.
Cũng cần nói thêm về khía cạnh đạo đức trong định nghĩa về tham nhũng. Đối với
tuyệt đại đa số người dân, tham nhũng là điều không thể chấp nhận về mặt đạo đức.
Đó là một tệ nạn cần phải chống vì sự tồn tại của nó đã thách thức các nguyên tắc
đạo đức cơ bản. Việc phân tích tham nhũng dưới đây hoàn toàn mang tính trung lập
về đạo đức. Bài viết này không bàn về vấn đề đạo đức. Nếu xét theo góc độ đó thì
định nghĩa của Tanzi về tham nhũng có tính trung lập về đạo đức.
Các loại tham nhũng cơ bản
Các loại hình tham nhũng gắn liền với quan điểm lý thuyết về tham nhũng. Lý thuyết
kinh tế đã đưa ra hai quan điểm cơ bản về tham nhũng. Quan điểm thứ nhất được
nêu ra trong khuôn khổ lý thuyết về cấp trên-cấp dưới. Cách tiếp cận này dựa trên
giả định có sự bất đối xứng về thông tin giữa cấp trên (các chính trị gia hoặc các nhà
hoạch định chính sách) và cấp dưới (công chức hoặc bộ máy quan liêu). Do đó,
những chính trị gia thanh liêm không biết những hành động gian dối của cấp dưới
của họ. Về mặt phân tích, cách tiếp cận này rất rõ ràng và có cách lập luận rất chắc.
Vì vậy, những mô hình lý thuyết về tham nhũng dựa trên cách tiếp cận này mang
phân tích cao vì chúng có thể lý giải một loạt các hành vi của công chức, trong đó có
cả tham nhũng trong bộ máy hành chính. Tuy nhiên, cách tiếp cận này lại không lý
giải được tham nhũng trong chính trị. Theo giả thuyết chính của nó, nhà nước mang
tính liêm chính và do vậy không có khả năng xảy ra tham nhũng trong chính trị. Chỉ
có thể lý giải và lường trước tham nhũng trong bộ máy hành chính (tham nhũng của
các công chức). Vì hầu như ở tất cả mọi quốc gia trên thế giới đều có danh sách dài
các chính trị gia tham nhũng và các vụ bê bối chính trị gắn liền với họ nên dường như
những giả thuyết của mô hình này không những không thực tế mà những dự đoán
của nó về tham nhũng trong chính trị cũng sai. Tham nhũng trong chính trị không
thể lý giải được trong khuôn khổ của mô hình này.
Đặc điểm chính của cách tiếp cận này là tham nhũng là yếu tố ngoại sinh trong hệ
thống chính trị, do vậy mối quan hệ giữa những yếu nhân và cấp dưới của họ (và
mức độ và phạm vi của tình trạng bất đối xứng về thông tin) không bị hệ thống
chính trị và những chế độ chính trị ảnh hưởng nhiều như kết quả của hệ thống đó.
Nói cách khác, tham nhũng không được thể chế hóa. Tuy vậy, nếu tham nhũng được
coi là nhân tố nội sinh trong hệ thống chính trị thì nó sẽ được thể chế hóa và mức độ
và mô hình của nó phụ thuộc vào chế độ chính trị của một quốc gia. Tham nhũng
không phải là cái gì khác ngoài kết cục của hệ thống chính trị. Gần đây, Charap và
Harms đã tạo được bước đột phá trong lý luận về tham nhũng. Lý luận của họ dựa
trên những đóng góp mới đây vào việc phân tích khía cạnh kinh tế của xung đột và
chiếm đoạt của công, khía cạnh kinh tế của tội phạm có tổ chức, và khía cạnh kinh tế
chính trị của chế độ độc tài.
Trong bối cảnh như vậy, tham nhũng được coi là hình thức vơ vét bổng lộc của kẻ
thống trị. Tham nhũng là chìa khóa cho sự cấu kết nội bộ của những nhóm người
muốn lợi dụng lẫn nhau. Người ta sẽ tạo ra những công chức tham nhũng để thỏa
mãn lòng mong muốn của kẻ cầm quyền đảm bảo được sự trung thành bằng cách
ban chức tước cho họ. Bộ máy hành chính tham nhũng không là gì khác ngoài việc
mở rộng hệ thống vơ vét bổng lộc của kẻ thống trị. Người ta thường trục lợi bằng
cách bán một số lượng hạn chế những giấy phép cho hoạt động kinh tế nào đó. Hơn
nữa, việc giành quyền cấp phép cho một số ít các công chức sẽ cho phép họ biến số
tiền thu được cho ngân sách nhà nước qua cấp phép thành món lợi riêng. Chắc chắn
các công chức như vậy sẽ câu kết với nhau vì họ có phần trong những món hời đó.
Tham nhũng là hình thức khống chế, giảm thiểu khả năng những công chức tham
nhũng cấp dưới bất hợp tác hoặc nổi loạn. Vì những công chức này nằm trong ê-kíp
tham nhũng nên họ không thể công khai tố cáo cơ chế đó. Những kẻ độc tài, nếu cần
thiết, có thể tìm một cái cớ nào đó để buộc tội một công chức bất hợp tác là tham
nhũng. Do vậy, họ vừa có củ cà rốt lại vừa có cây gậy để tăng cường lòng trung
thành.
Cách tiếp cận này rất hay bởi lẽ nó chỉ ra những căn nguyên để người ta có thể hiểu
và lý giải mối quan hệ giữa tham nhũng và hệ thống chính trị. Tuy vậy, phương pháp
tiếp cận này lại không cung cấp một cơ sở phân tích rõ ràng để xem xét mức độ và
cơ cấu của tham nhũng. Vấn đề chính ở đây là người ta đã không lý giải được cơ chế
thôi thúc các nhà hoạch định chính sách chính trị hành động như vậy và sự thay đổi
trong cơ chế đó. Do đó, chúng ta không biết những động lực nào thúc đẩy sự thay
đổi mặc dù mô hình này đề cập đến cơ chế khuyến khích người ta vơ vét bổng lộc.
Nhìn chung, chúng ta có thể xác định được ba loại hình tham nhũng cơ bản căn cứ
theo một trong hai trường phái lý thuyết. Thứ nhất là tham nhũng để đạt được hoặc
đẩy nhanh việc thực hiện một quyền cụ thể nào đó mà công dân hoặc pháp nhân nào
đó có quyền được hưởng – tham nhũng nhưng không có “ăn cắp” như Shleider và
Wishney đã nêu. Nếu một người đút lót một cán bộ phụ trách cấp hộ chiếu mà anh ta
có quyền được cấp, tức là không có rào cản pháp lý nào đối với việc cấp hộ chiếu của
anh ta, thì đây chính xác là loại tham nhũng đầu tiên. Một hình thức cụ thể và lộ liễu
hơn của nó là hối lộ các quan chức để họ “ưu tiên” giải quyết vấn đề gì đó nhưng
hoàn toàn hợp pháp. Nói cách khác, các công chức nhận đút lót mới làm công việc
của họ hoặc làm công việc đó nhanh hơn thường lệ, thay vì không làm. Mức độ
thường xuyên của loại tham nhũng này là một bằng chứng rõ ràng chứng tỏ năng lực
và mức độ hiệu quả trong bộ máy hành chính của nhà nước. Nói cách khác, nó chỉ rõ
năng lực hành chính yếu kém hoặc chất lượng phục vụ tồi trong bộ máy hành chính.
Chúng ta nên nhớ rằng người ta hoàn toàn có thể tạo ra sự khan hiếm dịch vụ hành
chính nhằm tạo ra bổng lộc và phân phối lại bổng lộc thông qua tham nhũng.
Loại tham nhũng thứ hai là vi phạm các quy định của pháp luật, hoặc việc thực thi
pháp luật mang nặng tính thiên vị. Đây là tham nhũng trong bộ máy hành chính và
là loại tham nhũng được nói tới nhiều nhất – đại đa số những đóng góp về lý thuyết
trong lĩnh vực này đều bàn về tham nhũng trong bộ máy hành chính. Lý do là vì mỗi
chủ thể kinh tế đều có những động cơ và nhân tố khuyến khích rõ ràng, và mối quan
hệ giữa chúng cũng rất rõ. Loại tham nhũng này phù hợp với mô hình cấp trên–cấp
dưới trong tham nhũng vì toàn bộ việc thực hiện tham nhũng đều do các công chức
gây ra (đòi hối lộ để vi phạm các quy định). Hậu quả trực tiếp nghiêm trọng nhất của
loại tham nhũng này là các đạo luật và chính sách của nhà nước không được thực
hiện một cách công bằng. Một cách tiếp cận mang tính giễu cợt khác đối với vấn đề
này ở những quốc gia nơi nạn tham nhũng tràn lan cho rằng một số chính sách của
nhà nước quá tồi, do vậy đối với xã hội, tốt hơn là những chính sách đó không nên
được thực hiện. Vì vậy tham nhũng được coi là giải pháp tốt thứ hai. Có thể sẽ tốt
hơn nếu những chính sách này hoàn toàn không được thực hiện. Tuy vậy, vì hệ thống
chính trị có chính sách tồi (và trước mắt không có giải pháp khả thi nào thay thế cho
hệ thống đó) nên tham nhũng được coi là một giải pháp cho những chính sách tồi
của chính phủ, cho dù nguồn gốc của những chính sách này là gì đi chăng nữa. Tuy
vậy, chúng ta nên tính tới chi phí của hình thức tham nhũng như vậy, đặc biệt là chi
phí của nó với tư cách là một biện pháp phá vỡ các chính sách tồi của nhà nước.
Cuối cùng, đó là “bẻ cong pháp luật ” – tham nhũng nhằm mục đích thay đổi các quy
định của pháp luật thành những quy định phục vụ cho quyền lợi của những kẻ tham
nhũng. Khái niệm bẻ cong luật pháp do Ngân hàng Thế giới đưa ra chủ yếu nhằm lý
giải thực trạng đời sống chính trị ở các nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi.
Giả định chính ở đây là các đạo luật và chính sách của nhà nước chịu sự chi phối của
một số ít những tên đầu sỏ chính trị – những doanh nhân rất có có thế lực – đã hối lộ
các đại biểu quốc hội. Nói cách khác, các chính sách của nhà nước chắc chắn được
ban hành để phục vụ thiểu số những kẻ có thế lực chứ không phải nhân dân nói
chung. Mặc dù hệ thống như vậy tồn tại trên thực tế và loại tham nhũng này có thể
lý giải một số nhân tố cơ bản trong chính sách công ở nhiều quốc gia (chứ không chỉ
riêng các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ), song khái niêm “bẻ cong luật pháp”
vẫn thiếu tính rõ ràng về mặt phân tích. Vấn đề chính ở đây là ở tất cả mọi quốc gia,
các nhóm lợi ích có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của các đại biểu quốc hội.
Việc ráo riết vận động hành lang là một hoạt động hoàn toàn hợp pháp và chính
đáng ở những nền dân chủ đã phát triển. Vấn đề chính mang tính phân tích trong
khái niệm “bẻ cong pháp luật” là phân định rạch ròi giữa vận động chính trị hợp pháp
và “bẻ cong pháp luật” do tham nhũng gây ra. Pháp luật của nhà nước có thể bị bẻ
cong trước tình trạng vận động hành lang ồ ạt và tham nhũng. Do vậy, vấn đề chính
ở đây là kết quả của chính sách công do vận động hành lang và tham nhũng bất hợp
pháp khác nhau tới mức độ nào, và cụ thể hơn những chính sách công do vận động
hành lang tác động có tốt hơn những chính sách do tham nhũng tác động hay
không? Hơn nữa, vấn đề vẫn là liệu những chi phí với xã hội (chi phí cơ hội của
những nguồn lực được sử dụng) của vận động hành lang lớn hơn hay nhỏ hơn so với
chi phí xã hội của nạn tham nhũng. Tóm lại, mặc dù cần thiết phải xem xét loại hình
tham nhũng ảnh hưởng tới chính sách công, song cơ sở phân tích của khái niệm “bẻ
cong pháp luật” cần phải bổ sung nhiều hơn để có thể lý giải chính xác hơn những cơ
chế của nó và giúp người ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình đó.
Như Shleifer và Wishney đã phân tích, điểm khác biệt quan trọng đối với trường hợp
tham nhũng là cơ cấu tổ chức của nó, tức là hình thức tham nhũng tập trung hay
phân quyền. Tiền đề cơ bản của tình trạng tham nhũng tập trung là khả năng đảm
bảo lợi ích chung khi nhận hối lộ. Nó gắn liền với việc câu kết, lũng đoạn thị trường.
Người ta đã chỉ rõ rằng khi các các chính phủ có một bộ máy cảnh sát hữu hiệu để
theo dõi hoạt động của công chức, chẳng hạn như KGB của Liên Xô trước đây, thì
tham nhũng ở đất nước đó sẽ mang tính tập trung. Theo cách tiếp cận cho rằng nhà
nước là liêm chính thì việc phân tích cơ cấu tổ chức của tham nhũng sẽ không thể lý
giải tại sao một số chính phủ (liêm chính) lại có những cơ quan như KGB trong khi
các chính phủ khác thì không. Ngoài những tiền đề cần thiết cho cơ cấu tổ chức của
tham nhũng, một điểm khác biệt cơ bản khác là chi phí giao dịch. Đối với tham
nhũng phi tập trung, cá nhân một kẻ đi hối lộ dính líu tới nhiều, chứ không phải chỉ
một, thỏa thuận tham nhũng (những giao dịch), do đó chi phí giao dịch cũng được
nhân lên. Nói cách khác, hình thức tham nhũng tập trung có vẻ tốt hơn hình thức
tham nhũng phi tập trung nếu xét về mức độ chi phí của các giao dịch.
Những nguyên nhân cơ bản của tham nhũng
Tất cả các chủ thể kinh tế đều muốn tối đa hóa lợi ích riêng của họ. Do vậy, lợi ích cá
nhân hẹp hòi của các chủ thể kinh tế là động lực chính thúc đẩy các giao dịch kinh kế
giữa họ. Người ta sẽ phân bổ nguồn lực cho các hoạt động đem lại lợi ích lớn nhất
cho họ (quyết định phân bổ nguồn lực). Nói cách khác, tùy từng trường hợp, người ta
sẽ có những quyết định kinh tế tối ưu. Như đã nêu ở trên, bổng lộc là một nguồn thu
nhập lớn hơn mức lương cạnh tranh (chi phí cơ hội) của người cầm quyền. Do việc vơ
vét bổng lộc sẽ giúp tối đa hóa lợi ích cá nhân nên các chủ thể kinh tế sẽ lao vào quá
trình tạo ra và phân chia bổng lộc. Về mặt lý thuyết, bổng lộc có thể được tạo ra
theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên thực tế, cách thức quan trọng nhất là biện
pháp can thiệp của chính phủ, tức là vi phạm nguyên tắc hoạt động tự do của thị
trường. Một thuật ngữ tương tự thường được sử dụng để chỉ hình thức can thiệp như
vậy của chính phủ là “điều tiết”. Nói cách khác, thay vì cho phép thị trường tự do
điều chỉnh các mối quan hệ và giao dịch giữa các chủ thể kinh tế thì chính phủ, cho
dù động cơ của họ là gì đi chăng nữa, lại trực tiếp can thiệp và điều chỉnh những mối
quan hệ như vậy.
Phần lớn các biện pháp can thiệp vào thị trường của chính phủ đều mang tính chất
cấm đoán, tức là các chủ thể kinh tế không được phép làm điều gì đó trừ phi chính
phủ công khai cho phép một số được làm như vậy. Điển hình là việc cấp phép nhập
khẩu. Chỉ những công ty được cấp phép nhập khẩu mới được nhập một số loại hàng
hóa nào đó và chỉ với số lượng cụ thể đã nêu trong giấy phép. Điều đó chắc chắn sẽ
gây ra sự khan hiếm trên thị trường, cung không được tính toán theo chi phí cận biên
của các nhà sản xuất/nhập khẩu mà thông qua số lượng được áp đặt bằng mệnh
lệnh hành chính. Với số lượng bị khống chế như vậy, giá cả do cầu quyết định (tức là
số tiền người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua thêm một đơn vị hàng hóa) sẽ cao hơn
chi phí sản xuất/nhập khẩu của nó. Sự chênh lệch đó chính là lợi ích kinh tế và sẽ
được chia nhau sau khi mọi giao dịch đã được tiến hành. Bằng cách đút lót để được
cấp phép nhập khẩu, một phần của số bổng lộc sẽ rơi vào túi kẻ đi hối lộ, và phần
còn lại (dưới hình thức đút lót) sẽ rơi vào túi kẻ nhận hối lộ. Rõ ràng, nếu không đưa
ra quy định cấp phép nhập khẩu thì sẽ không có bổng lộc, và do vậy sẽ không có
tham nhũng. Có một số trường hợp tham nhũng không liên quan tới bổng lộc, nhưng
loại tham nhũng phổ biến nhất và có hậu quả nghiêm trọng lại gắn liền với thái độ
vòi vĩnh bổng lộc.
Vì thế, càng có nhiều quy định bất di bất dịch của chính phủ thì càng hạn chế hoạt
động của thị trường tự do và do vậy càng gây ra nhiều tham nhũng. Tuy vậy, ngoài
nội dung các đạo luật cho phép chính phủ ban hành các quy định thì điều quan trọng
là phải xem xét những quy định này và quá trình thực hiện nó được cụ thể hóa như
thế nào. Đối với việc cụ thể hóa các quy định, để có thể thực thi một cách hiệu quả,
những quy định này phải đơn giản, rõ ràng và ai cũng có thể dễ dàng hiểu được. Các
quy định càng phức tạp, mập mờ và khó hiểu bao nhiêu, càng có nhiều cơ hội cho
tham nhũng bấy nhiêu. Có thể thấy một ví dụ tiêu biểu trong hàng loạt các mức thuế
nói chung và áp dụng mức thuế cho các sản phẩm cụ thể tương tự nhau. Nếu mức
thuế với một mặt hàng nào đó là 3% và đối với mặt hàng tương tự khác là 30% thì
sẽ có động lực rất mạnh cho tham nhũng nhằm phân loại sai hàng hóa và giảm thuế
bất hợp pháp bằng cách áp dụng mức thuế thấp hơn.
Hơn nữa, luật tố tụng – các quy định liên quan tới việc thực hiện các quy định pháp
luật khác – cũng có vai trò quan trọng đối với tham nhũng. Đạo luật phức tạp và
không minh bạch quy định cụ thể trình tự tố tụng chậm chạp (những trình tự tố tụng
mà không có thời hạn quy định cụ thể hoặc không có thời hạn chót), với sự tùy tiện
của các cán bộ trong quá trình thực hiện, sẽ tạo ra một cơ hội lớn cho tham nhũng.
Không chỉ đạo luật đó tạo ra động cơ cho tham nhũng mà nó còn giảm thiểu khả
năng bị phát hiện, do đó làm cho những kẻ hối lộ và nhận hối lộ không còn tin nhiều
vào những mối đe dọa với chúng.
Việc phân tích các nguyên nhân dẫn tới tham nhũng là một điều kiện cần thiết đối với
một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả vì chiến lược đó phải tính tới và giải
quyết những căn nguyên chính của tham nhũng. Nếu cho rằng bổng lộc là căn
nguyên cơ bản nhất của tham nhũng và biện pháp can thiệp của chính phủ tạo ra
bổng lộc thì nội dung quan trọng đối với bất cứ chiến lược chống tham nhũng có hiệu
quả nào cũng phải là phi điều tiết. Phi điều tiết có nghĩa là xóa bỏ hình thức can thiệp
mang tính cấm đoán của chính phủ, do đó sẽ cho phép các quy luật của thị trường
được tự do phát huy tác dụng. Quy luật của thị trường tự do sẽ buộc các công chức
phải cạnh tranh để hưởng mức thù lao tương xứng chứ không thể trông chờ vào bổng
lộc nhờ biện pháp can thiệp của chính phủ. Do đó sẽ không còn nguyên nhân dẫn tới
tham nhũng. Sẽ không còn tình trạng khan hiếm trên thị trường, không còn cảnh xếp
hàng mua những loại hàng hóa khan hiếm, không còn thị trường chợ đen và không
còn bổng lộc được tạo ra từ việc xếp hàng dài và thị trường chợ đen như vậy.
Theo một quan điểm khác, việc phi điều tiết sẽ giảm thiểu và trong một số trường
hợp có thể triệt thoái tham nhũng do các công chức không còn khả năng hành động
tùy tiện. Do vậy sẽ không còn động lực nào thúc đẩy các cá nhân phải hối lộ các
công chức vì họ không còn có khả năng dành sự ưu ái cho những kẻ đi hối lộ nữa. Ví
dụ, nếu không có quy định về các giấy phép nhập khẩu thì ai cũng có thể nhập bất
kỳ mặt hàng nào với số lượng mà họ cho là có thể đem lại lợi nhuận hoặc có lợi cho
doanh nghiệp của họ. Do vậy, sẽ không có những rào cản đối với việc nhập khẩu mà
lẽ ra chỉ có giấy chứng nhận của một công chức nào đó cấp mới có thể khắc phục.
Các cán bộ này sẽ mất đi khả năng quyết định tiền đồ của các doanh nhân và công
dân.
Phi điều tiết và giảm vai trò của chính phủ cũng có những hạn chế. Lý do chính khiến
chúng ta cần phải có chính phủ là đảm bảo chế độ pháp trị. Đối với những chủ thể
kinh tế, khía cạnh quan trọng nhất của chế độ pháp trị là bảo vệ quyền sở hữu tư
nhân thông qua việc thực thi có hiệu quả các hợp đồng. Nếu xét về pháp trị thì
quyền lực của chính phủ không nên bị giảm đi, mà trái lại nên được tăng cường. Do
vậy, chính phủ không nên rút lui khỏi lĩnh vực này với tư cách là một nhân tố chính
của chiến lược chống tham nhũng. Trái lại, chế độ pháp trị nghiêm minh là một trong
những thành tố của một chiến lược chống tham nhũng có hiệu quả. Vì vậy, tất cả các
biện pháp tăng cường pháp trị chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh chống
tham nhũng. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc tăng cường pháp trị là
ban hành những quy định đơn giản, rõ ràng và minh bạch để tất cả các bên hữu
quan đều có thể hiểu được. Những luật chơi như vậy – và tên của cuộc chơi đó là
cạnh tranh thị trường – sẽ giảm thiểu những tranh chấp liên quan tới việc thực thi
những quy định đó. Kết quả là, điều đó cũng sẽ giảm thiểu tính bất ổn mà các chủ
thể kinh tế phải gánh chịu và giảm đáng kể khả năng tham nhũng.
Đơn giản và minh bạch hóa luật tố tụng cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi lẽ
nó giảm thiểu tình trạng bất định đối với các chủ thể kinh tế, giảm khả năng hành
động tùy tiện của các công chức và tăng cường khả năng phát hiện các trường hợp
tham nhũng, tức là những trường hợp vi phạm luật tố tụng. Một hệ thống như vậy sẽ
tăng cường khả năng phát hiện những hành vi tham nhũng và bắt được những công
chức tham nhũng. Việc tăng cường khả năng bắt giữ và khung hình phạt sẽ làm nhụt
chí những công chức muốn nhận hối lộ, do vậy sẽ giảm đi những động cơ tham
nhũng. Tăng lương cho công chức cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược
chống tham nhũng. Tuy vậy, nội dung này của chiến lược nên được xem xét trong bối
cảnh có các nhân tố răn đe, hay còn gọi là trừng phạt. Một trong những biện pháp
trừng phạt tham nhũng là đuổi việc những công chức được hưởng mức lương cao hơn
mức lương trên thị trường lao động, tức là lương trong khu vực tư nhân. Với ý nghĩa
đó, dành mức lương cao (cao hơn so với khu vực tư nhân) cho công chức chỉ có thể
là động lực thúc đẩy họ không chấp nhận hối lộ khi và chỉ khi nguy cơ bị bắt giữ và
trừng phạt là rất lớn, trong đó có biện pháp giảm thu nhập trong tương lai của họ. Vì
vậy, việc sử dụng lương với tư cách là một nội dung của chiến lược chống tham
nhũng phải luôn được xem xét cùng với khả năng bắt giữ. Hơn nữa, mức lương quá
cao trong khu vực công cũng có thể có tác động tiêu cực tới việc phân bổ lực lượng
lao động vì những tài năng sẽ bị thu hút khỏi khu vực tư nhân vốn thường tạo thêm
nhiều giá trị.
Tuy vậy, tiền đề quan trọng nhất cho những chiến lược chống tham nhũng có hiệu
quả vẫn là quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tự nguyện. Chỉ có thể có một ý chí như
vậy nếu người ta nhận thấy những hậu quả nghiêm trọng nhất của nạn tham nhũng.
Nếu có một quyết tâm như vậy thì các chính phủ có thể sẽ phải phát đi một thông
điệp rõ ràng và đáng tin cậy tới tất cả các bên hữu quan rằng chính phủ cam kết sẽ
chống lại tham nhũng. Dùng từ mạnh là cần thiết nhưng chưa đủ để có được sự tin
cậy. Những ngôn từ đó phải gắn liền với những hành động và thành tựu trong quá
trình đổi mới chính sách và thể chế cùng với đường lối và hành động cụ thể trong lĩnh
vực truy cứu trách nhiệm hình sự tội tham nhũng.
Hậu quả của tham nhũng
Về hậu quả của tham nhũng, chúng ta cần phải nhận thấy rằng bản chất của hối lộ
không là gì khác ngoài việc phân phối lại thu nhập. Nói cách khác, bản thân tham
nhũng không phải là làm mất đi phúc lợi – quy mô của phúc lợi xã hội vẫn không đổi,
mà chỉ phân phối lại mà thôi. Mặc dù xét một cách chi ly thì điều này là đúng, song
nếu chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh phân phối thu nhập của tham nhũng thì đó lại là
một trong những kiểu ngụy biện nguy hiểm nhất trong nghiên cứu về tham nhũng.
Lý do thứ nhất là vì chi phí giao dịch phát sinh trong tham nhũng rất lớn. Như đã
được phân tích, tham nhũng là một thỏa thuận trái pháp luật và do vậy những chi
phí giao dịch của nó rất lớn. Và những chi phí giao dịch như vậy là có thực – chi phí
cơ hội của việc sử dụng các nguồn lực trong các hoạt động giao dịch. Theo một số
ước tính (Tanzi), các nhà quản lý cấp cao ở những quốc gia có nạn tham nhũng
hoành hành phải dành 20% thời gian làm việc của họ để đạt được thỏa thuận về
tham nhũng và thực hiện những thỏa thuận đó. Đây là sự lãng phí nguồn lực rất lớn
nếu xét theo chi phí cơ hội của việc sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao.
Một quan niệm tương đối phổ biến khác cho rằng tham nhũng là hình thức bù đắp
cho đồng lương bèo bọt cho những công chức nhận hối lộ. Do vậy không cần phải
tăng lương và không cần phải tăng thuế. Nói cách khác, theo cách tiếp cận này, gánh
nặng tham nhũng bản thân nó đã là một “gánh nặng thuế”, do đó nó sẽ cho giúp
giảm một số lượng thuế nhất định. Tuy nhiên, việc đánh thuế công minh (cùng với
việc quản lý thuế một cách hiệu quả) sẽ giảm chi phí giao dịch và tính bất ổn. Do đó,
“đánh thuế” bằng tham nhũng là hạ sách nếu xét về hiệu quả kinh tế.
Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng những việc tìm cách hưởng bổng lộc có mối
quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Nguồn gốc của việc tranh thủ bổng lộc xuất phát
từ những chính sách tăng cường can thiệp của nhà nước và vô hiệu hóa hoạt động
của thị trường tự do. Những chính sách đó có thể sẽ được người ta cố tình tận dụng
vì chúng đem lại nhiều bổng lộc. Những chính sách này có thể sẽ bị những nhóm lợi
ích gây ảnh hưởng (bất kể là do vận động hành lang hợp pháp hay do hành động “bẻ
cong pháp luật”) vì họ được hưởng lợi trong việc tạo ra và vơ vét bổng lộc. Mặc dù
những chính sách này có lợi cho các nhóm lợi ích, nhưng lại hoàn toàn tồi tệ nếu xét
theo góc độ tối đa hóa hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội. Nói cách khác, chúng
không có lợi cho công chúng nói chung. Tham nhũng vi phạm nguyên tắc pháp trị
trong khi chế độ pháp trị lại là tiền đề của một nền kinh tế thị trường. Nếu không có
pháp trị thì không có bảo vệ sở hữu tài sản tư nhân và không thể thực thi được các
giao kết hợp đồng. Sẽ có rất ít trao đổi giữa các chủ thể vì điều đó không có lợi cho
họ. Lý do là vì việc bảo vệ quyền tài sản tư nhân quá yếu và không có đủ sự hỗ trợ
để thực hiện các hợp đồng. Vì ít có trao đổi giữa các doanh nghiệp nên tất cả các
doanh nghiệp sẽ tự sản xuất phần lớn những yếu tố đầu vào thay vì mua trên thị
trường. Nói cách khác, sẽ không có phân công lao động xã hội và không có tiền đề
cho chuyên môn hóa. Vì không có tiền đề cho chuyên môn hóa nên sẽ không có cơ
sở cho việc tăng cường hiệu quả kinh tế. Đây là một hình thức gián tiếp làm suy
giảm hiệu quả kinh tế và kế đến là phúc lợi xã hội của tham nhũng. Tham nhũng sẽ
làm tăng tính chất bất ổn định đối với các doanh nghiệp, đặc biệt liên quan tới bảo vệ
quyền sở hữu. Tình trạng bất ổn định đó sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư của các nhà
đầu tư tiềm năng. Các nhà đầu tư đưa ra những quyết định của họ trên cơ sở tính
toán hiệu quả đầu tư. Họ sẽ không muốn đầu tư nếu hiệu quả đầu tư giảm đi. Điều
đó đặc biệt đúng với các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp. Họ luôn so sánh hiệu quả
đầu tư – tức là tốc độ quay vòng vốn đầu tư ở nhiều nước khác nhau và quyết định
đầu tư vốn vào quốc gia có hiệu quả cao nhất. Vì tham nhũng làm giảm hiệu quả đầu
tư nên các quốc gia có tham nhũng thu hút được ít đầu tư nước ngoài trực tiếp hơn
và do vậy sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
Còn một lý do khác khiến các quốc gia có nạn tham nhũng hoành hành lại không thể
đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Nó có mối liên hệ trực tiếp với óc kinh doanh và tư
duy đổi mới. Như Baumol đã nêu, óc kinh doanh là một nguồn lực có thể được lựa
chọn phân bổ cho các hoạt động sản xuất hoặc các hoạt động phi sản xuất và có tính
phá hoại. Nguồn lực này sẽ chảy tới những hoạt động cho phép nhà kinh doanh được
hưởng lợi nhuận cao nhất từ hoạt động của mình. Tham nhũng chắc chắn là một hoạt
động phi sản xuất và thậm chí đôi khi còn mang tính phá hoại. Nếu tham nhũng lan
tràn, tức là nếu có khả năng kiếm lời cao nhất từ tham nhũng thì các nhà kinh doanh
thay vì chú trọng tới các hoạt động sản xuất, tạo ra của cải vật chất sẽ tập trung vào
tham nhũng, các hoạt động phân phối lại nhu nhập và dồn tài năng của họ vào
những việc như vậy. Hậu quả là những nguồn lực khác cũng sẽ được dùng cho các
hoạt động phân phối lại thu nhập. Sự đổi mới vốn là kết quả của óc kinh doanh sẽ lại
dồn sang các hoạt động tái phân phối thu nhập và tham nhũng. Người ta sẽ tìm ra
các biện pháp tham nhũng mới chứ không phải các sản phẩm mới và phương pháp
sản xuất mới.
Đây chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối với tất cả mọi quốc gia: Liệu những nguồn
lực hiện có sẽ được dùng để tạo ra của cải vật chất hay chỉ là phân phối lại chúng?
Tình trạng tham nhũng tràn lan là một triệu chứng của một xã hội thối nát nghiêm
trọng, trong đó phần lớn những nguồn lực và sự đổi mới lại được dành cho việc tái
phân phối chúng. Nói tới tham nhũng không phải là nói tới một số lượng tiền nào đó
được chuyển từ tay người này qua tay người khác hay “chất dầu mỡ bôi trơn cỗ máy
kinh doanh”. Nói tới tham nhũng là nói tới tương lai của một dân tộc. Và chính dân
tộc đó phải tự quyết định xử lý tham nhũng như thế nào.

Tài liệu tham khảo


Baumol, W.J. (2002): Động lực Đổi mới Thị trường tự do: Phân tích Thần kỳ Tăng
trưởng của Chủ nghĩa Tư bản, Princeton và Oxford, Nhà xuất bản Đại học Princeton
Charap, J. và Harm, C. (1999): “Tham nhũng có hệ thống và Chế độ ăn cướp”, Tài
liệu Hội thảo IMF, WP/99/91, Washington: Quỹ Tiền tệ Quốc tế Shleider, A. và
Wishney, R.W. (1993): “Tham nhũng”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế học, Tập 108,
trang 599-617 Tanzi, V. (1995): “Tham nhũng: Những mối quan hệ và Thị trường” u:
Fionrentini, G.i Pelzman, S.M (ur.): Khía cạnh kinh tế của Tội phạm có tổ chức,
Cambridge: Nhà xuất bản Đại học Cambridge

Boris Begovic là Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cúu Tự do—Dân chủ và là Giáo sư
kinh tế tại Trường Luật thuộc Đại học Belgrade, Đại học Kinh tế Luân Đôn, và Học
viện Hành chính Kennedy trực thuộc Đại học Harward. Lĩnh vực chuyên môn của ông
gồm cơ cấu tổ chức công nghiệp, quy định pháp lý và phân tích luật từ góc độ kinh
tế. Tiến sỹ Begovic, Cố vấn Kinh tế trưởng cho Chính phủ Liên bang Nam Tư từ năm
2000-2002, đã tham gia đàm phán với các thể chế tài chính quốc tế, đàm phán gia
nhập WTO, và hoãn nợ nước ngoài. Ông đóng vai trò tích cực trong các ủy ban đặc
biệt của chính phủ phụ trách soạn thảo các văn bản pháp luật mới về viễn thông và
tư nhân hóa ở Serbia. Ông đã đăng tải nhiều bài báo trên các tạp chí trong nước và
quốc tế, và đã xuất bản hai cuốn sách: Phương pháp tiếp cận kinh tế với quy mô tối
ưu của một thành phố (1991) và Kinh tế học của Quy hoạch đô thị (1995). Ông cũng
đã hiệu đính nhiều cuốn sách như Tham nhũng ở Serbia (2001) và Tham nhũng
trong ngành tư pháp (2004)

Bài báo này lần đầu tiên được Trung tâm Phát triển và Mở cửa Khu vực Mỹ Latinh (CADAL) đăng tải trong khuôn
khổ chương trình hợp tác giữa CADAL và Trung tâm Nghiên cứu Tự do—Dân chủ (CDLS) với sự hỗ trợ của Trung
tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế (CIPE). Bản gốc tiếng Anh có tại địa chỉ
http://www.cadal.org/english/pdf/documento_26_english.pdf.
....

Nên tham khảo kinh nghiệm của Singapore khi xây dựng Luật phòng,
chống tham nhũng của Việt Nam
0:0' 16/11/2005

Singapore là một đất nước nổi tiếng là sạch cả về môi


trường lẫn bộ máy công quyền. Để bộ máy công quyền
trong sạch , ngay từ năm 1960, Singapore đã có Luật Phòng, chống tham
(Luật 1960) và tiếp tục xây dựng, ban hành các luật khác có liên quan như
Luật Tịch thu tài sản đối với tội phạm ngành tài chính (1989) hay Luật
Chống rửa tiền (1997).

Cơ quan điều tra độc lập chống tham nhũng

Cơ quan điều tra độc lập chống tham nhũng của Singapore là Cục Điều tra tham nhũng
(Corrupt Practices Investigation Bureau – CPIB). Thành viên của Cục do Tổng thống bổ
nhiệm và bãi nhiệm. Các quyền hạn điều tra của Cục trưởng cũng được trao cho Cục phó
và trưởng các phòng chuyên trách trong Cục. Thành viên của Cục có quyền chọn cơ chế
hưởng lương theo công chức hoặc hưởng phần thưởng thu được từ Quỹ Phòng, chống
tham nhũng (INVEST Fund). Các thành viên của Cục nếu phạm tội tham nhũng hay che
giấu tội phạm tham nhũng sẽ bị mất toàn bộ lương hưu và tiền thưởng từ Quỹ (Điều 4).
Quỹ Phòng, chống tham nhũng được trích nộp từ tiền tịch thu tài sản tham nhũng.
Singapore coi việc chống tham nhũng mang tính sống còn đối với đất nước. Do đó, thủ
tục điều tra hành vi tham nhũng được quy định là một thủ tục đặc biệt. Cục Điều tra có
quyền bắt giữ những người bị tình nghi tham nhũng mà không cần viện kiểm sát ra lệnh,
có toàn quyền tiến hành các hoạt động điều tra như quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự
Singapore mà không cần viện kiểm sát hay cơ quan công an cho phép. Cục Điều tra có
quyền khám xét, yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng của bất kỳ ai bị tình
nghi tham nhũng, kể cả tài khoản của vợ, con người đó và những người có liên quan.
Người nào từ chối cung cấp thông tin sẽ bị phạt 2000 dollars Singapore (SGD) và bị kết
án tối đa một năm tù.
Các công chức Singapore chỉ phải giải trình, kê khai tài sản khi bị Cục điều tra yêu cầu.
Tuy vậy, mức độ điều tra đối với người bị nghi vấn là rất kỹ, bao gồm tài sản của vợ, con;
các suất học bổng, quà tặng mà vợ, con người đó được nhận; các công ty do vợ, con
người đó tham gia góp vốn. Những người từ chối cung cấp thông tin, tẩu tán tài sản hay
cản trở quá trình điều tra sẽ bị phạt đến 10.000 SGD.
Nghĩa vụ cung cấp thông tin rất quan trọng trong việc phòng, chống tham nhũng. Theo
Luật 1960, người nào được Cục điều tra yêu cầu đều phải cung cấp thông tin trung thực.
Nếu ai từ chối cung cấp thông tin hay đưa thông tin sai sự thật sẽ bị xử phạt hay thậm chí
bị phạt tù. Ngược lại, những người cung cấp thông tin sẽ được bảo vệ. Họ không nhất
thiết phải nêu tên trong đơn tố cáo (với điều kiện các sự việc tố cáo đã được kiểm chứng
là có thật). Các thông tin mà Cục điều tra hay tòa án cho rằng sẽ gây phương hại đến
người tố cáo sẽ được giữ như thông tin mật (Điều 36).

áp dụng chế tài kinh tế đối với các tội tham nhũng

Vì động cơ tham nhũng là vụ lợi (lợi ích kinh tế) nên theo pháp luật Singapore, các
chế tài đối với tội này là chế tài kinh tế, tránh trường hợp “hy sinh đời bố, củng cố đời
con”, hay “một người ngồi (nhà giam) cả họ được nhờ”. Mức phạt đối với hành vi tham
nhũng tại Singapore là 100.000 SGD hay phạt tù đến năm năm, tăng lên bảy năm nếu có
tình tiết tăng nặng (Điều 7). Ngoài ra, người phạm tội tham nhũng sẽ bị tịch thu sung
công khoản vụ lợi và phải nộp phạt một khoản tiền tương đương với khoản vụ lợi bị tịch
thu với tư cách là tiền phạt bổ sung (Điều 13). Ngoài các khoản tiền phạt này, người
phạm tội tham nhũng còn phải bồi thường cho cơ quan nhà nước bị thiệt hại theo thiệt hại
thực tế phát sinh hoặc nộp một khoản tiền tương đương với khoản vụ lợi đã nhận (Điều
14).
Theo Luật 1960, hành vi tham nhũng là hành vi vụ lợi của công chức và cơ quan công
quyền. Khái niệm “công quyền” được luật định nghĩa là “bất kỳ cơ quan nào có quyền sử
dụng của công”. Khái niệm “vụ lợi” (gratification) được hiểu rất rộng, bao gồm cả các
khoản lợi không tính thành tiền như: học bổng cho con, phiếu khám chữa bệnh, ưu đãi
trong việc tuyển dụng, bao che cho hành vi phạm tội hay những khoản lợi có tính “tập
quán” như quà cưới, tiền phúng điếu… nếu Cục Điều tra chứng minh được mối quan hệ
kinh tế giữa người đưa lợi ích và người nhận lợi ích (Điều 23, 24). Các hành vi vụ lợi
diễn ra trong hay ngoài Singapore đều bị trừng phạt như nhau (Điều 37). Các hành vi
nhận vụ lợi, gợi ý đưa vụ lợi hay môi giới để nhận vụ lợi đều bị trừng phạt (Điều 5). Tuy
nhiên, những người chủ động khai báo thông tin về hành vi tham nhũng mà Cục Điều tra
chưa biết và không phải là người cầm đầu sẽ được hưởng khoan hồng.
Hành vi tham nhũng được coi là cấu thành khi cơ quan điều tra chứng minh được rằng
công chức đã nhận vụ lợi, bất kể công chức đó đã thực hiện yêu cầu của người đưa vụ lợi
hay chưa; hay có thẩm quyền để giúp đỡ người đưa vụ lợi hay không (Điều 8 và 9).

Nhìn lại Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam

Tại sao Việt Nam, với chế độ xã hội và hình thái kinh tế ưu việt lại bị đánh giá là một
trong những nước tham nhũng nghiêm trọng nhất châu á, trong khi, Singapore chỉ cách
chúng ta hơn một giờ máy bay và đa số là người gốc Trung Quốc – có cùng bản sắc văn
hóa với chúng ta lại được đánh giá là một trong những đất nước trong sạch nhất? Có
người cho rằng: vì Singapore là một nước nhỏ nên dễ quản lý, vậy thì các cấp chính
quyền địa phương của Việt Nam đã quản lý tốt được địa phương mình chưa? Vấn đề là ở
chỗ, cơ chế phòng, chống tham nhũng của chúng ta chỉ đông đảo chứ không tinh nhuệ,
thiếu cơ quan điều tra, việc nắm bắt thông tin còn chậm chạp, các biện pháp đặt ra theo
kiểu ai thích thì làm, không thích thì thôi chứ không có chế tài, kiểm soát; chế tài đặt ra
với người tham nhũng nặng về tù đày hơn là phạt tiền (đánh thẳng vào lợi ích kinh tế của
người tham nhũng). Để đạt được thành công như Singapore, một số điều khoản sau đây
trong Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng cần được chỉnh sửa:
- Điều 3: nên bổ sung định nghĩa “vụ lợi” cho rõ ràng như khái niệm “gratification”
của Luật 1960 của Singapore.
- Điều 4: nên rút gọn “hành vi tham nhũng là hành vi vụ lợi của người có chức vụ,
quyền hạn hay của cơ quan công quyền”. Quy định theo kiểu liệt kê như hiện nay vừa
thừa, vừa thiếu, vì không biết các hành vi không được liệt kê trong Dự thảo thì có được
phép không, ví dụ: nhận học bổng cho con đi du học. Và mỗi hành vi trong Dự thảo cũng
chưa được định nghĩa thật rõ ràng.
- Điều 5: nên quy định ngoài việc tịch thu các vụ lợi (chứ không chỉ tài sản tham
nhũng) của người tham nhũng, còn phải phạt gấp đôi giá trị vụ lợi để răn đe hành vi tham
nhũng. Tiền phạt sẽ được trích nộp cho quỹ phòng, chống tham nhũng để trả lương,
thưởng, phúc lợi cho thành viên trong cơ quan phòng, chống tham nhũng.
- Điều 7: công dân không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ tố cáo hành vi tham nhũng.
- Điều 8 và Điều 10: cơ quan điều tra, báo chí chỉ nên chịu trách nhiệm nếu có thiệt
hại xảy ra do lỗi cố ý của mình. Nếu quy định như hiện nay “phải chịu trách nhiệm về nội
dung thông tin đã đưa” thì các cơ quan báo chí sẽ rất ngần ngại trong việc đưa tin chống
tham nhung.
- Điều 24: ngoài việc công khai kết quả tuyển dụng, nên có quy định về công khai lý
do từ chối tuyển dụng và giải trình việc từ chối.
- Khoản 1, Điều 31: không nên cấm cán bộ, công chức tư vấn hay thành lập doanh
nghiệp, bởi cán bộ, công chức là một bộ phận ưu tú của nền kinh tế, chỉ nên cấm những
người có chức vụ, quyền hạn được hoạt động trong khu vực tư nhân nếu có quyền lợi liên
quan trực tiếp đến thẩm quyền của mình. Sắp tới, đảng viên có thể được làm kinh tế tư
doanh và họ chỉ bị cấm khi có lợi ích xung đột với lợi ích nhà nước. Quy định như hiện
nay sẽ khiến cán bộ, công chức không thể kiếm tiền một cách chính đáng ngoài đồng
lương ít ỏi. Và như vậy, vô hình trung đã đẩy họ vào con đường tham nhũng vì hoàn cảnh
kinh tế quá khó khăn.
- Điều 32: về nghĩa vụ báo cáo, nên quy định nộp tập trung tại một đầu mối, tránh
trường hợp người báo cáo hành vi tham nhũng sẽ bị trù dập nếu nộp báo cáo “đúng
tuyến”, nếu thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng theo mô hình của Singapore thì
nên nộp tập trung tại Tổng cục điều tra tham nhũng trung ương và các Cục điều tra tham
nhũng địa phương.
- Từ Điều 38 đến 48: việc kê khai tài sản như quy định trong Dự thảo sẽ không hiệu
quả, vì không ai quản lý nổi tài sản đã kê khai. Nên học phương pháp của Singapore: bảo
vệ người báo cáo thông tin, tăng quyền hạn cho Cục điều tra và chỉ những người bị Cục
điều tra nghi vấn mới phải kê khai tài sản. Khi đã kê khai thì phải đầy đủ, mọi hành vi
che giấu, gian dối hay bất hợp tác sẽ bị x? ph?t.
- Điều 57: quy định như trong Dự thảo là không rõ ràng nên sẽ phải quay lại thủ tục tố
tụng hình sự. Trong khi đó, nếu đã coi tham nhũng là loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
thì phải có thủ tục điều tra đặc biệt và trao quyền hạn rộng lớn cho cơ quan phòng, chống
tham nhũng như Singapore vẫn làm.
- Điều 66: nên bổ sung quy định về mức phạt tiền đối với hành vi tham nhũng (tối đa
là một tỷ đồng), cộng với hình thức phạt bổ sung (bằng gấp đôi giá trị vụ lợi đã tham
nhũng – theo nguyên tắc “mất một đền mười”) và bồi thường thiệt hại.
- Điều 72: không nên thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, mà nên thành
lập Tổng cục Điều tra tham nhũng do Chủ tịch Quốc hội bổ nhiệm theo nhiệm kỳ Quốc
hội (ngang tầm thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để bảo đảm tính độc lập). ở các tỉnh sẽ
có Cục Điều tra tham nhũng địa phương, có thẩm quyền điều tra tất cả các cơ quan nhà
nước thuộc tỉnh và các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Cán bộ của Cục sẽ
hưởng lương và thưởng từ Quỹ Phòng, chống tham nhũng. Cán bộ của Cục nếu vi phạm -
dù chỉ một lần cũng sẽ bị buộc thôi việc và mất toàn bộ quyền lợi từ Quỹ Phòng, chống
tham nhũng.

Lê Nết
<TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP>
Thông tấn xã VN :
Phòng ngừa tham nhũng là chủ trương chiến lược
16/08/2006 -- 10:57 AM
Hà Nội (TTXVN) - Luật Phòng chống tham nhũng đã được Quốc hội khoá 11 thông
qua tại kỳ họp thứ 8, vào cuối tháng 11/2005, sau quá trình xây dựng công phu,
trưng cầu dân ý và nhiều phiên thảo luận sôi nổi tại nghị trường.

Có thể coi đây là một trong những bộ luật dành được sự quan tâm lớn nhất của cử tri
cả nước, người Việt ở nước ngoài và cộng đồng quốc tế.

Luật được xây dựng trên quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi chống tham
nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân; việc đấu
tranh chống tham nhũng phải huy động sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị;
khuyến khích động viên sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và toàn xã
hội; gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống
các hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn vì vụ lợi.

Với 8 chương, 92 điều Luật Phòng chống tham nhũng quy định khái niệm tham
nhũng, hệ thống các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, các hoạt động cụ thể để
phát hiện tham nhũng, các hình thức chế tài áp dụng đối với hành vi tham nhũng.

Các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn được coi là chủ trương chiến lược, căn bản và
lâu dài của công cuộc đấu tranh với tham nhũng; được quy định thông qua việc tăng
cường công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan tổ chức đơn vị doanh
nghiệp nhà nước, trong quản lý sử dụng ngân sách tài sản nhà nước, xây dựng và
hoàn thiện chế độ công vụ, công khai, minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập của
cán bộ, công chức.

Trong các hình thức hoạt động cụ thể để phát hiện tham nhũng quy định trong luật,
tố cáo được coi là một nguồn tin quan trọng, người tố cáo được bảo vệ bằng các điều
khoản cụ thể.

Hai hình thức chế tài được quy định áp dụng đối với người có hành vi tham nhũng là
xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự. Tài sản tham nhũng cũng được xử lý theo những
quy định chặt chẽ và cụ thể của luật này. Trong đó, đối với tài sản tham nhũng có
yếu tố nước ngoài, Chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác với Chính phủ các nước có liên
quan để thu hồi và trả lại tài sản tham nhũng cho chủ sở hữu hợp pháp.

Có hiệu lực thi hành từ 1/6/2006, Luật này thay thế Pháp lệnh chống tham nhũng
ban hành năm 1998, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, khắc phục
những bất cập của pháp luật về chống tham nhũng, phù hợp với Công ước Liên hiệp
quốc về chống tham nhũng mà Việt Nam ký tham gia từ năm 2003 và đang chuẩn bị
phê chuẩn. Những quy định của luật này cũng nhằm làm phù hợp với Chương trình
chống tham nhũng khu vực châu Á-Thái Bình Dương và sáng kiến chống tham nhũng
trong khuôn khố APEC mà Việt Nam tham gia từ năm 2004.
Được ban hành trong bối cảnh tệ nạn tham nhũng tiêu cực đang ngày càng diễn biến
phức tạp, trở thành vấn nạn quốc gia, Luật Phòng chống tham nhũng được kỳ vọng
sẽ tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ, làm cơ sở để biến quyết tâm đẩy lùi tham
nhũng thành hiện thực. Tuy nhiên, nói như nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An
“Chống tham nhũng, lãng phí là vấn đề cực kỳ khó khăn, vấn đề có ý nghĩa sống còn
của chế độ; song điều đáng sợ hơn là chỉ hô hào mà không hành động”./.
Đề xuất nhiều giải pháp đẩy mạnh chống tham nhũng
08/01/2007 -- 8:42 PM
Hà Nội (TTXVN) - Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền đã đề nghị Chính phủ
khẩn trương ban hành các nghị định về minh bạch hóa tài sản, thu nhập; về danh
mục các vị trí công tác và thời hạn chuyển đổi cán bộ, nhằm thực hiện có hiệu quả
Luật phòng, chống tham nhũng.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2007, tổ chức ngày 8/1,
Tổng thanh tra Trần Văn Truyền cũng cho rằng, các bộ, ngành hữu quan cần xúc tiến
xây dựng và ban hành các văn bản về quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức
thuộc tất cả các lĩnh vực, ưu tiên xây dựng bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho
những ngành, lĩnh vực trọng điểm.
Người đứng đầu cơ quan thanh tra Chính phủ còn đề nghị đẩy mạnh hơn nữa công
tác thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực quản lý nhà nước trọng điểm như đầu tư xây
dựng cơ bản, đất đai, thu-chi ngân sách và quản lý tài sản công.
Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, việc thực thi Luật phòng, chống tham nhũng
trong năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, bước đầu tạo được niềm tin
trong nhân dân và bạn bè quốc tế đối với quyết tâm chống tham nhũng của Việt
Nam./.
Thủ tướng: Phòng, chống tham nhũng chuyển biến tích
cực
10/01/2007 -- 3:35 PM
Hà Nội (TTXVN) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn
mạnh năm 2006, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra làm rõ và
chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng đã
công khai các vụ tham nhũng lớn mà dư luận
quan tâm.
chuyển biến tích cực, tạo lòng tin của nhân dân vào
quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công tác này.
Ngày 10/1, phát biểu tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2006
và bàn phương hướng công tác năm 2007 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng, nhấn mạnh công tác đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực và lãng phí là nhiệm vụ lâu dài, phụ thuộc rất nhiều vào thái độ,
trách nhiệm của người lãnh đạo và là sự nghiệp chung của hệ thống chính trị.
Thủ tướng chỉ đạo, ngay từ đầu năm, các bộ, ngành Trung ương và địa phương phải
khẩn trương phải xây dựng chương trình hành động cụ thể phòng, chống tham
nhũng, trong đó chú trọng công tác phòng ngừa là chính.
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng phải tiến hành kiểm tra, đôn
đốc các bộ, ngành trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định
về kê khai tài sản; về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc quyết liệt Bộ Công an, Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, và các cơ quan, bộ, ngành, địa phương
có liên quan tập trung xử lý các vụ án tham nhũng và vụ việc tố cáo về tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Riêng vụ tham nhũng
tại PMU 18, vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại tỉnh Khánh Hòa và vụ
tiêu cực đất đai tại Đồ Sơn-Hải Phòng phải khẩn trương điều tra làm rõ và công khai
trước dân.
Thủ tướng lưu ý Thanh tra Chính phủ cũng phải công khai, minh bạch 25 vụ thanh
tra nổi cộm, tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính và rà soát lại thể chế chính
sách; tăng cường thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, phát huy công tác giám sát của
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; đề cao vài trò và trách nhiệm của các cơ
quan báo chí trong việc phát hiện và phê phán các hành vi vi phạm Luật Báo chí./.
Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý nghiêm
08/01/2007 -- 3:49 PM
Hà Nội (TTXVN) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Thị Doan
nhấn mạnh người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm
minh về trách nhiệm chính trị, hành chính hoặc hình sự, bất kể người đó là ai và ở
cương vị nào.
Phát biểu tại Hội nghị kiểm tra Đảng toàn quốc, khai mạc sáng 8/1 ở Hà Nội, bà
Doan nói rằng những đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút,
dù cơ quan chức năng chưa kết luận được, cấp ủy vẫn phải xem xét, cân nhắc, bố trí
công việc khác cho phù hợp.
Về công tác kiểm tra năm 2006, bà Nguyễn Thị Doan cho biết Ủy ban kiểm tra các
cấp có chuyển biến khá đồng bộ. Việc kiểm tra đảng viên và tổ chức Đảng khi có dấu
hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo đảng viên được thực hiện tích cực, kiên quyết và kịp
thời.
Tuy nhiên tình hình vi phạm trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chưa giảm. Trên lĩnh vực
kinh tế hầu như ở đâu được kiểm tra cũng đều có vi phạm ở mức độ khác nhau.
Theo bà Nguyễn Thị Doan, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ
luật theo thẩm quyền và xem xét đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 20 cán bộ (có 3 ủy viên Trung ương
Đảng) và 8 trường hợp thuộc diện Trung ương quản lý. Trong số đảng viên bị kỷ luật
có tới 665 trường hợp bị truy tố trước pháp luật; cấp ủy các cấp đã quyết định đình
chỉ sinh hoạt đảng 426 trường hợp.
Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra Đảng diễn ra hết ngày 9/1./.
Chuẩn bị cho việc phê chuẩn Công ước LHQ về chống
tham nhũng
07/12/2006 -- 9:59 PM
Hà Nội (TTXVN) - Ngày 7/12, tại Hà Nội, Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn
Truyền đã họp với Tổ Tư vấn về chuẩn bị cho việc phê chuẩn và thực hiện Công ước
của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng để tổng kết kinh nghiệm hoạt động giai
đoạn một.
Được thành lập từ tháng 4/2004, đến nay Tổ Tư vấn đã hoàn thành một khối lượng
công việc lớn, với sản phẩm là các báo cáo nghiên cứu, đánh giá mang tính tổng hợp,
toàn diện về pháp luật và thực tiễn quản lý Nhà nước của Việt Nam so với các quy
định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng.
Trên cơ sở đó, Thanh tra Chính phủ đã báo cáo, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn Công ước. Tháng 11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến đồng ý với báo
cáo và kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đồng thời chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tiến
hành các thủ tục phê chuẩn theo đúng quy định, kết thúc giai đoạn một hoạt động
của Tổ Tư vấn.
Trong giai đoạn hai, Tổ Tư vấn sẽ tiếp tục nghiên cứu, theo dõi các vấn đề có nội
dung liên quan để tư vấn cho Tổng Thanh tra trong việc giúp Thủ tướng Chính phủ
thực hiện Công ước sau khi nhà nước Việt Nam quyết định phê chuẩn./.
Tiếp tục cuộc chiến chống tham nhũng
31/10/2006 -- 4:14 PM
Hà Nội (TTXVN) - Báo cáo trước Quốc hội trong phiên họp sáng 31/10, Tổng Thanh
tra Chính phủ Trần Văn Truyền khẳng định trong năm 2007 và những năm tiếp theo,
Chính phủ và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sẽ tập trung đẩy
mạnh công tác giám sát việc thực hiện quy chế phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi
tham nhũng mới phát sinh.

Hai nội dung trọng tâm sẽ được Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện là nâng cao
chất lượng về sự công khai minh bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước; tổ
chức tốt công tác kê khai tài sản, xác minh và xử lý người kê khai không trung thực.

Tổng Thanh tra Trần Văn Truyền cũng cho biết, việc ban hành các văn bản pháp luật
để hoàn thiện hành lang pháp lý cho công cuộc phòng, chống tệ tham nhũng sẽ được
thực hiện quyết liệt hơn. Trước mắt, Chính phủ sẽ ban hành ngay Nghị định về minh
bạch tài sản và thu nhập, nhằm bảo đảm việc kê khai và xác minh tài sản phải trở
thành một việc làm bình thường trong công tác quản lý cán bộ, công chức; những
khối tài sản do tham nhũng mà có hoặc bị che giấu, tẩu tán sẽ khó được sử dụng,
khai thác hoặc tham gia giao dịch kinh tế-dân sự một cách công khai, qua đó giảm
thiểu tối đa động cơ tham nhũng.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra, điều tra một số lĩnh vực
quản lý Nhà nước trọng điểm như quản lý đầu tư, sử dụng đất đai; quản lý thu chi
ngân sách và tài sản công; đặc biệt tập trung vào một số dự án gây bức xúc trong
dư luận.

Thẩm tra nội dung được nêu trong báo cáo trên của Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật của
Quốc hội khẳng định những nỗ lực của Chính phủ và các ngành các cấp trong thời
gian qua đã tạo nên những chuyển biến tích cực cho công cuộc phòng, chống tham
nhũng, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tham nhũng, tạo được niềm tin trong nhân
dân.

Tuy nhiên, bên cạnh nguyên nhân sâu xa về những bất cập trong công tác quản lý
cán bộ, công chức, Quốc hội coi việc chậm ban hành các văn bản pháp luật liên quan
là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả của việc thực hiện
Luật phòng chống tham nhũng.

Uỷ ban Pháp luật đã kiến nghị Quốc hội yêu cầu Chính phủ khẩn trương hoàn thiện
hệ thống văn bản liên quan, trước mắt là các văn bản làm cơ sở pháp lý cho việc
thành lập các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ và
Bộ Công an.

Phiên thảo luận về tình hình hình thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng thực sự
“hâm nóng” nghị trường ngày 31/10 với những bức xúc của đại biểu khi tệ tham
nhũng còn khá trầm trọng và những ý kiến hiến kế để đẩy lùi tệ nạn này.

Nhiều vị đại biểu tiếp tục yêu cầu Chính phủ phải đi sâu vào nội dung thực chất của
vấn đề, nêu rõ những địa chỉ cụ thể, tránh hô hào chung chung, hình thức, nêu rõ
những vụ việc tham nhũng đã phát hiện và xử lý chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong cả tảng
băng chìm tham nhũng, tiêu cực đã và đang xảy ra.

Nhận định rằng Luật Phòng, chống tham nhũng đã thực sự đưa cuộc đấu tranh với
tham nhũng tiến lên một bước mới, đại biểu Nguyễn Ngọc Trân (An Giang), Phó Chủ
nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, cho rằng, cuộc đấu tranh này buộc phải thắng
lợi, nếu không sẽ là nguy cơ đối với sự tồn vong của hệ thống chính trị.

Một số ý kiến tỏ ra bức xúc vì Quốc hội và bản thân đại biểu Quốc hội cũng chưa thực
hiện tốt vai trò của mình trong công cuộc đấu tranh với tệ tham nhũng.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho biết chương trình giám sát của Quốc hội
năm tới cũng dành nhiều thời gian cho việc xem xét báo cáo của Chính phủ về tình
hình chống tham nhũng.

Cuối buổi chiều 31/10, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về
dự toán ngân sách nhà nước năm 2007.

Ngày 1/11, Quốc hội sẽ xem xét các báo cáo chuyên đề về tình hình giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân./.
Chống tham nhũng: Cấp bách nhưng không thể nóng vội
11/10/2006 -- 10:43 AM
Hà Nội (TTXVN) - Trả lời phỏng vấn tờ Sài gòn Giải phóng ngày 10/10, Phó Thủ
tướng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương
Trương Vĩnh Trọng nói rằng phòng, chống tham nhũng, lãng phí là việc làm đáp lại sự
đòi hỏi toàn xã hội và khát vọng của mỗi người dân. Đó là một vấn đề cấp bách,
nhưng chúng ta phải tiến hành một cách kiên trì, không thể nóng vội.
Xin Phó Thủ tướng nói rõ tầm quan trọng của Nghị quyết Trung ương 3 trong tình hình
đất nước hiện nay?
Thứ nhất, trước đây Bộ Chính trị đã có ban hành Nghị quyết này, nhưng đây là lần đầu
tiên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết này và
ban hành ngay đầu khóa, chứ không phải để đến giữa hay cuối khóa X mới ban hành.
Điều này thể hiện quyết tâm cao nhất đối với việc phòng, chống tham nhũng và lãng
phí của toàn Đảng, toàn dân.

Thứ hai, nếu không ban hành và thực hiện tốt Nghị quyết này, thì chắc chắn sẽ ảnh
hưởng nhiều đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đưa ra. Nghị quyết không phải là yếu tố quyết định, nhưng nếu
không chống và đẩy lùi được nạn tham nhũng và lãng phí thì rất khó để thực hiện
thắng lợi Nghị quyết của Đại hội Đảng X.

Thứ ba, Nghị quyết này đáp ứng được sự mong mỏi bấy lâu nay của toàn dân về xây
dựng một Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, thể hiện được vai trò lãnh đạo cao
nhất của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy, cần phải làm mạnh, giải
quyết tốt những vấn đề liên quan đến nạn tham nhũng, lãng phí đã và đang diễn ra.
Nghị quyết cũng đáp ứng lại sự tin tưởng, trông đợi của đông đảo kiều bào ta ở nước
ngoài và bạn bè quốc tế về sự lãnh đạo của Đảng ta trong công cuộc xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước Việt Nam.

Nếu tóm lược một cách ngắn gọn, súc tích nhất chương trình hành động của Ban Chỉ
đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương, Phó Thủ tướng sẽ nói đến vấn đề gì đầu
tiên?

Chương trình hành động của chúng ta đề cập đến nhiều nội dung, nhưng chủ yếu là tìm
các giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất và tiến đến loại trừ tham nhũng, lãng phí.
Điều quan trọng là chúng ta phải làm sao để cho mỗi đảng viên và mỗi người dân hiểu
và ủng hộ chuyện đó. Chúng ta phải làm và quyết tâm làm cho bằng được, để Đảng ta
luôn trong sạch, được nhân dân tin tưởng.

Quan điểm của Phó Thủ tướng đối với những đảng viên, cán bộ, nhất là cán bộ cấp
cao, khi bị xét xử về tội tham nhũng, lãng phí như thế nào?
Mỗi cán bộ, đảng viên vi phạm và bị đưa ra xét xử trước pháp luật thực sự khiến cho cá
nhân tôi cũng như nhiều đồng chí lãnh đạo khác rất đau lòng. Nhưng không phải vì đau
lòng mà chúng ta không quyết tâm làm điều đó. Phải làm để dân luôn tin và yêu Đảng!
Làm vì sự tồn vong của đất nước. Luật pháp chúng ta không nể nang ai cả. Ai vi phạm
pháp luật thì cần phải được xử lý, dù đó là ai, ở cương vị nào.

Thời gian qua, nhiều vụ án lớn về tham nhũng, lãng phí được điều tra và đem ra xét xử
công khai, tạo ra dư luận đồng tình trong xã hội! Đó phải chăng là những quyết tâm,
hành động thể hiện quyết tâm cao nhất của Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống
tham nhũng hiện nay?

Đó cũng là một phần! Hiện nay chúng ta đang tập trung vào việc giải quyết những vụ
án, vụ việc lớn mà dư luận xã hội cả nước quan tâm, theo dõi. Điều đó thể hiện quyết
tâm rất cao của chúng ta, tuy nhiên chống tham nhũng, lãng phí không chỉ là việc điều
tra, xét xử các vụ án. Đó còn là sự giáo dục, tuyên truyền đến mọi đảng viên, nhân
dân, để ai cũng ý thức được vấn đề đó.

Việc chống tham nhũng, lãng phí còn thể hiện ở việc cần phải sớm thay đổi một số cơ
chế, chính sách về đất đai, tài sản công, chế độ tiền lương…
Từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng sẽ tập
trung đôn đốc, chỉ đạo Viện KSND tối cao, TAND tối cao, Bộ Công an và các cơ quan,
bộ, ngành, địa phương có liên quan tập trung xử lý một số vụ án lớn, như: vụ tham
nhũng tại Ban Quản lý dự án PMU 18; vụ lợi dụng chức quyền, đưa và nhận hối lộ
trong quá trình thanh tra tại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam; vụ Nguyễn Đức Chi lừa
đảo chiếm đoạt tài sản ở tỉnh Khánh Hòa; vụ Nguyễn Lâm Thái lừa đảo một số đơn vị
trong ngành Bưu điện; vụ tham nhũng đất đai tại thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng).

Nghị quyết Trung ương 3 nói: “Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp
bách, vừa lâu dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục…”. Xin Phó Thủ tướng
giải thích rõ hơn về nội dung này?

Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là việc làm đáp lại sự đòi hỏi toàn xã hội và khát
vọng của mỗi người dân. Đó là một vấn đề cấp bách, nhưng chúng ta phải tiến hành
một cách kiên trì, không thể nóng vội.
Chính vì vậy, mục tiêu đặt ra của chúng ta là ngăn chặn và từng bước đẩy lùi, chứ
không thể làm công việc đó trong ngày một, ngày hai. Nghị quyết này tuy không quy
định thời gian thi hành, nhưng thực ra, từ nay đến năm 2010, thực hiện Nghị quyết
này, chúng ta phải ngăn chặn và đẩy lùi được một cách đáng kể nạn tham nhũng, lãng
phí như hiện nay. Cần phải tránh 2 khuynh hướng: thứ nhất là, thấy chuyện khó, làm
rề rà, dễ dãi, kéo dài mọi việc, sao cũng được; thứ 2 là, làm xốc nổi, làm ào ào, muốn
làm cho nhanh để có thành tích!

Với tiêu chí: xem công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một trong những nội
dung cơ bản để đánh giá, xếp loại các tổ chức Đảng, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức của cán bộ, đảng viên…, liệu có xảy ra căn bệnh “thành tích” trong vấn đề này
không, thưa Phó Thủ tướng?

Chúng ta đã quán triệt tư tưởng. Có vụ việc thì phải làm và quyết tâm làm theo đúng
pháp luật. Tất cả địa phương trên cả nước đều đẩy mạnh, làm tốt công tác phòng,
chống tham nhũng, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bất cứ ở địa phương, cơ
sở nào cũng có vụ việc tham nhũng, lãng phí. Không thể căn cứ trên những vụ việc đã
điều tra, xét xử để đánh giá thành tích. Điều quan trọng là những việc làm đó đã đáp
ứng được sự đòi hỏi của xã hội, lòng mong mỏi của người dân hay chưa./.
Kiên quyết không để "vùng cấm" trong chống tham
nhũng
09/10/2006 -- 4:29 PM
Hà Nội (TTXVN) - Hội nghị quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X dành cho các cán bộ chủ chốt toàn quốc, với chủ
đề "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí", đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức ngày 9/10, tại Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực
Ban Bí thư khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước tập trung xử lý dứt điểm
những vụ việc tham nhũng, lãng phí đã được phát hiện; kiên quyết không để có
"vùng cấm", "vùng an toàn" dù người đó là ai, giữ chức vụ gì, đang công tác hay đã
nghỉ hưu.
"Chúng ta phải thực hiện bằng được điều này vốn đã nói rất nhiều lần, nhưng thực
hiện lại chưa nghiêm, làm nhân dân giảm sút lòng tin, tham nhũng, lãng phí còn nơi
nương náu, trú ngụ và phát triển", ông Sang nhấn mạnh. "Cùng với việc xử lý
nghiêm minh theo kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước, cần hết sức chú trọng thu hồi
tài sản tham nhũng, ngăn chặn động cơ dẫn tới tham nhũng, lãng phí".
Ông Sang yêu cầu mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, đơn vị phải rà soát, hoàn thiện
cơ chế chính sách về quản lý kinh tế-xã hội của mình, nhất là trong các lĩnh vực còn
nhiều sơ hở, dễ nảy sinh tham nhũng, lãng phí; hoàn thiện công tác cán bộ, chính
sách cán bộ; đảm bảo công khai, minh bạch, thực hiện tốt cơ chế dân chủ cơ sở.
Ông Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa Trung
ương, yêu cầu các đại biểu tập trung nghiên cứu, học tập một cách sâu sắc Nghị
quyết Trung ương 3; Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí và hướng dẫn triển khai Nghị quyết tại các ngành, địa phương, cơ
sở./.
Tuổi Trẻ:

Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD đã ra trình diện

* Một phó tổng giám đốc khác liên quan


* Những dự án tai tiếng của PMU18

TTO - Theo nguồn tin mới nhất chúng tôi vừa nhận được,
vào đầu giờ sáng nay (19-1), tổng giám đốc PMU 18 Bùi
Tiến Dũng và phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển
đường cao tốc (VEC) Nguyễn Việt Bắc đã có mặt tại trụ sở
Bộ GTVT để làm việc với ông Phạm Tăng Lộc - vụ trưởng
Vụ tổ chức cán bộ Bộ GTVT.

Cuộc làm việc diễn ra trong khoảng 1 giờ nhưng ông Lộc chưa tiết lộ thông tin cho báo giới và
cho biết phải đợi đến khi báo cáo nội dung buổi làm việc với lãnh đạo bộ.

* TTO sẽ tiếp tục cập nhật thông tin

>> Những dự án tai tiếng


>> Thời sự và suy nghĩ: Chịu chơi
>> Chuyện thường ngày: Từ chức đi, Bút Bi!
>> Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD là ai?
>> Chuyện thường ngày: Nghe là... muốn xỉu!

Ông Dũng xin lùi ngày làm việc


Sáng 18-1, vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (TCCB) của Bộ GTVT Phạm Tăng Lộc đã có cuộc làm
việc trực tiếp với ban lãnh đạo của Ban quản lý dự án PMU18 về các nội dung liên quan đến
TGĐ Bùi Tiến Dũng.

Lãnh đạo Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo, Đảng ủy PMU18 làm tốt công tác tư tưởng, thông báo
rộng rãi tới cán bộ của đơn vị về thông tin của buổi làm việc liên quan đến TGĐ Bùi Tiến Dũng
nhằm ổn định công tác tư tưởng cho cán bộ đơn vị, tiếp tục làm việc.

Nội dung thứ hai, bộ yêu cầu không được thay đổi, dịch chuyển các hồ sơ tài liệu có liên quan
đến phần việc ông Dũng quản lý. Mục đích của việc này là để khi ông Dũng về sẽ tiếp tục công
tác thuận lợi và nếu cần thiết có thể cung cấp cho cơ quan bộ kiểm tra cũng như cơ quan điều
tra.

Ông Lộc cho biết theo lời mời từ lãnh đạo Vụ TCCB, ông Dũng phải có mặt tại bộ vào 13g30
chiều qua. Cho đến cuối giờ chiều, ông Phạm Tăng Lộc cho biết không thấy ông Dũng xuất hiện.
Ông Lộc đã nhiều lần điện thoại cho TGĐ Dũng nhưng không thể liên lạc được vì ông Dũng luôn
“ngoài vùng phủ sóng”.

Tuy nhiên, trước đó chánh văn phòng PMU18 đã điện báo với vụ trưởng Phạm Tăng Lộc rằng
“anh Dũng đang ở TP.HCM nên xin phép lùi buổi làm việc đến sáng hôm sau”. Theo dự kiến,
đúng 7g30 sáng nay, TGĐ Bùi Tiến Dũng sẽ phải có mặt tại Vụ TCCB để làm việc. Trong trường
hợp ông Dũng không có mặt, Vụ TCCB sẽ triệu tập và nếu vẫn không đến sẽ có các biện pháp
xử lý theo qui định.

Cũng trong ngày hôm nay, Vụ TCCB sẽ có báo cáo trình lãnh
đạo Bộ GTVT về vấn đề này để Bộ trưởng Đào Đình Bình báo
cáo chính thức tới Thủ tướng. Chuẩn bị cho báo cáo này, hôm
qua Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến đã ký công văn
gửi C14 đề nghị thông tin về các trường hợp cán bộ của bộ
liên quan đến vụ án.

Ông Dũng là người thế nào?

Ông Bùi Tiến Dũng (sinh năm 1959) được bổ nhiệm làm TGĐ Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng (mặc
PMU18 từ năm 1998. Ngay sau khi được thăng chức lên TGĐ, comlê, đứng giữa)
ông Dũng đã tổ chức một bữa tiệc ra mắt linh đình tại khách sạn Bảo Sơn để cảm ơn lãnh đạo
và “khao” anh em, bạn bè, chiến hữu đã ủng hộ ông Dũng.

Năm 1975, Bùi Tiến Dũng nhập ngũ và đến năm 1977 thi đỗ vào ĐH GTVT và theo học khoa cơ
khí - máy công trình đến năm 1982. Một bạn học của ông Dũng trong năm năm ĐH cho biết ông
Dũng là một người ham mê thể thao, luôn có mặt tích cực trong những giải bóng đá của trường.
Trong thời gian học, ông Dũng đã biết các “trò chơi” mang tính chất giải trí như tam cúc, chơi tiến
lên...

Sau khi học xong, ông Dũng quay lại quân đội và chuyển công tác về Bộ GTVT, công tác tại tổ
đường bộ thuộc Vụ Kế hoạch - đầu tư. Năm 1993, PMU18 được thành lập thì đến năm 1994, Bùi
Tiến Dũng được chuyển về nắm giữ chức vụ chánh văn phòng. Năm 1998, ông Dũng được bổ
nhiệm làm TGĐ PMU18 cho đến nay.

Kể từ khi ông Dũng lên nắm chức vụ mới, phong trào hoạt động thể thao của PMU18 trở nên sôi
nổi nhiều môn như bóng đá, bóng chuyền, tennis... Tuy nhiên, trong thời gian gần đây ông Dũng
luôn tỏ ra trầm tư và không tham gia các hoạt động phong trào như trước.
Một vài người có quan hệ với ông Dũng đều cho biết ông Dũng là người máu mê cá độ, cờ bạc
từ lâu. Tuy nhiên, không ai hiểu tiền này do đâu mà có. Ngay cả lãnh đạo Bộ GTVT , Thứ trưởng
Phạm Thế Minh hay vụ trưởng Vụ TCCB Phạm Tăng Lộc cũng bất ngờ về thông tin các khoản
tiền này.

Ông Lộc khẳng định: “Nếu như chuyện anh Dũng được cơ quan điều tra xác nhận là sự thật thì
tôi không hiểu anh ta lấy tiền ở đâu để chơi vì đồng lương công chức có hạn”.

MINH QUANG

Một phó tổng giám đốc khác liên quan

Đối với hai trường hợp còn lại được báo chí nêu có liên quan đến vụ án là lái xe của ông Dũng
tên Hoan và phó tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc (VEC) Nguyễn Việt
Bắc (nguyên là thư ký của Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Việt Tiến). Ông Phạm Tăng Lộc - vụ
trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ GTVT - cho biết sẽ yêu cầu hai người này giải trình và nếu vi
phạm sẽ xử lý nghiêm.

Ngày 18-1, tổng giám đốc VEC Trần Xuân Sanh nói ông đã nghe dư luận xì xào về trường hợp
của ông Dũng, ông Bắc, tuy nhiên lãnh đạo VEC chưa nhận được thông báo chính thức nào từ
cơ quan công an và ông Bắc vẫn đến cơ quan làm việc bình thường.

Ông Sanh cho biết phó tổng giám đốc Nguyễn Việt Bắc (sinh năm 1957) bề ngoài là một người
hiền lành, cần mẫn với công việc và không có biểu hiện gì bất thường. Tại cơ quan, ông Bắc là
phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Ban quản lý dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (mới
triển khai chưa lâu).

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, hai cán bộ của Bộ GTVT có tên trong danh sách “con bạc” của Bùi
Quang Hưng - ông Bùi Tiến Dũng và ông Nguyễn Việt Bắc - có một điểm chung: từng trưởng
thành với sự giúp đỡ của ông Nguyễn Việt Tiến, thứ trưởng thường trực bộ này.

Ông Dũng từ Vụ Kế hoạch của Bộ GTVT đi lên, sau đó qua làm tổng giám đốc PMU 18; còn
ông Bắc từng là thư ký riêng của Thứ trưởng Tiến. Cả hai người này đều ở các đơn vị thuộc
khối do Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến phụ trách.

N.V.HẢI

>> Ý kiến bạn đọc

Khi đọc bài báo này, tôi cảm thấy rất đau xót khi hàng chục tỷ đồng mồ hôi
nước mắt của nhân dân lại được sử dụng để cho một cá nhân "tiêu khiển"
bằng thú vui là đánh bạc, cá độ. Cá nhân này mới làm Tổng giám đốc PMU
18 từ năm 1998, chưa đầy 10 năm mà lại có thể có số tiền lớn tới 1,8
triệu USD để "vui chơi". Tôi đề nghị lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cần xem
xét lại trách nhiệm của minh khi bổ nhiệm những con người như thế. Chính
phủ cũng cần nghiêm túc kiểm điểm vai trò quản lý của lãnh đạo Bộ. Lòng
tin của người dân sẽ giảm sút nghiêm trọng nếu ngày càng xuất
hiện nhiều những con người như thế.

ĐỨC DƯƠNG

Tôi thật sự kinh ngạc khi đọc bài báo này. Tại sao lại có những cán bộ nhà
nước tham gia đánh bạc với số tiền lớn đến như vậy. Tiền đó là ở đâu ra?
Với mức lương của Tổng giám đốc PMU18 thì phải bao nhiêu năm mới có
thể để dành được 1 tỷ vậy mà trong vòng 1 tháng đánh bạc hết 30 tỷ?

Một con số thật kinh hoàng. Chỉ có tham nhũng tiền bạc của nhà nước, của
nhân dân mới có thể vung tay như vậy. Rất cần thiết phải thanh tra khẩn cấp
tất cả các dự án thuộc quyền ông ta quản lý từ trước đến nay. Ông ta phải
được pháp luật nghiêm trị. Và cấp trên của ông ta là cơ quan quản lý cán bộ
và cá nhân Bộ trưởng GTVT cũng phải chịu trách nhiệm về việc không quản
lý được cán bộ thuộc quyền.

PHAN CHAU GIANG

Thật là một sự kiện đáng buồn cho đất nước Việt Nam. Hỡi những con
người xài tiền của nhân dân, của đất nước kia, các người đã mất hết lương
tâm rồi. Rất mong chính phủ phải dẹp tận gốc và làm thật mạnh, đừng để
bất kỳ lý do gì phải trì hoãn và "chùng bước" cả. Tương lai của cả một dân
tộc đang trông chờ vào Chính phủ cả. Thật là đáng sợ cho sự tiêu tiền còn
hơn cả trong mơ này!

CAO NGUYÊN

Thật kinh hoàng ! Hãy nhìn vào cuộc sống của hàng ngàn người dân còn
khổ cực, hàng ngày phải nai lưng kiếm từng đồng xu để sống qua ngày. Biết
bao nhiêu người hy sinh cả tất cả xương máu để giành lấy hoà bình cho đất
nước. Rất, rất nhiều nỗi khó khăn còn bao trùm đất nước. Gia đình tôi ba
đời theo cách mạng, hy sinh cho tổ quốc, cha ông tôi sống cả đời cống hiến
và dạy dỗ chúng tôi phải noi theo. Thế mà xã hội của chúng ta lại tồn tại loại
sâu bọ - dám cá độ một lúc mấy triệu đô la trong một tháng. Vậy mà còn
được nắm giữ chúc vụ lớn nũa chứ! Nếu tôi là một đứa con nít, tôi cũng có
thể biết được tiền đó ở đâu ra. Không thể có chuyện ở Việt Nam lại có
người lấy đồng tiền mồ hôi xương máu do chính mình làm ra để đi chơi cá
độ như thế. Chắc chắn không thể. Thật không còn biết tin vào ai nữa!

NAM TRUNG

Tôi đồng ý với các bạn về cách xử lý của các "sếp lớn" của chúng ta, là
đụng đâu mới thanh tra đó. Tại sao các vị ấy không nghĩ tới việc nhân viên
mình lấy tiền đâu để xây nhà lầu, mua xe hơi, cho con đi học nước ngoài...
với đồng lương của nhà nước nhỉ?! Chúng ta phải nên tự hỏi lại "nhà có dột
từ nóc không"??? Các vị lãnh đạo có tâm huyết hãy làm quyết liệt hơn nữa,
đừng theo tư tưởng "đuổi chuột bể lu".

hoanglandoncoi

Tôi là một sinh viên ra trường được vài năm, bên cạnh lo toan cho gia đình,
tôi chắc trong những người trí thức trẻ chúng ta không lúc nào không khắc
khoải nỗi âu lo cho vận hội nước nhà... Bây giờ nhắm mắt bước ra đường là
gặp tham nhũng và quan liêu, người dân không được tôn trọng, nhân sĩ thui
chột vì dưới quyền một số quan chức tham nhũng quan liêu...

Bạn tôi là một kế toán viên viên mới đây đã bị bắt vì dính vào đường dây
tham nhũng, nhưng anh ta chỉ là con chốt thí, anh ta nhiều lần tâm sự với tôi
về nỗi bất lực khi rơi vào guồng máy ấy, bản thân mới ra trường anh ta có
được lựa chọn nhiều không? Theo hay là thất nghiệp vì đâu đâu cũng thế
thôi!

Mới đây một tiến sĩ cũng đã thẳng thắn thừa nhận sự bất lực trước nghị
quyết của sếp mình là một Bộ trưởng. Những người thẳng thắn như thế kết
cục ra sao ai cũng biết, tôi cảm thấy BẤT LỰC quá, thôi đành lo cho trọn
phần mình hay sao??? Tôi không đành lòng làm thế!

tuine79@

Cá độ như thế, có lẽ các dự án cầu đường đi vay từ các nguồn ODA năm
2006 có nguy cơ sẽ giảm. Kết quả mà chúng ta thu được đó là gì? 1- Người
dân phải gánh nặng thêm các khoản trả nợ cho các dự án mà ông Tổng
giám đốc chịu chơi này đã cắt xén bớt để đem cá độ. 2- Đi trên những con
đường kém chất lượng, gây nhiều tai nạn cho người dân - có khi chết
người. 3- Công nhân ngành cầu đường đang phải cật lực làm việc, trải qua
nắng nóng, mưa giông nhưng thu nhập được "ba cọc ba đồng" vậy mà có
người "ngồi mát hưởng mâm vàng" không biết thương cảm những cộng sự
cấp dưới của mình.

Và đó là lý do hiện nay thanh niên mong muốn được làm thầy hơn là làm
thợ.

DŨNG NGUYỄN

Dân mình còn khổ quá. Các vị lãnh đạo thì đánh bạc, cá độ lên bạc tỷ, đất
đai, rẫy, cao su bạt ngàn trong khi dân không có đất trồng trọt để nuôi sống
bản thân và gia đình. Tôi thấy xã hội công bằng như vậy là chưa được. Thu
nhập đúng chế độ thì sao có được trong tay lên hàng bạc tỷ. Có ý kiến đụng
đến đâu là sai phạm đến đó là tương đối đúng, trong khi 1 sai phạm cũng đã
ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Tôi có ý kiến nên thanh tra rộng về đất đai
ở các nơi đang nhạy cảm về phân chia, quy hoạch đất đai như Đồng Nai,
Bình Dương...

dhtho.bdu@

Đau quá, sợ quá, không còn có thể nói được điều gì.Nhưng đó là chuyện đã
rõ ràng rồi, chuyện xử lý có lẽ chỉ là thời gian. Còn chuyện khác chưa rõ
ràng... trách nhiệm của "người đứng đầu". Chúng tôi đề nghị công luận, báo
chí cần phải tập trung vào trách nhiệm của "người đứng đầu".

Chẳng phải có chỉ thị của Thủ tướng: "ngành nào, cơ quan nào để xảy ra sai
phạm thì thủ trưởng phải chịu trách nhiệm" sao? Vậy hiện nay Ủy ban Thể
thao có 2 ông phó, Bộ giao thông có 1 ông TGĐ, Bộ thương mại có 1 thứ
trưởng... Vậy các Bộ trưởng sao không tự từ chức đi? Kinh nghiệm từ vụ
ông Lê Thế Thọ cho thấy: Không hy vọng gì sự tự nguyện, tự giác cả của
các cá nhân này cả. Chỉ có sức ép quá lớn từ báo chí, công luận... mới buộc
họ phải từ chức, chính xác hơn là buộc các vị thủ trưởng cao hơn họ cắt
chức họ. Thế mới biết việc ông Lê Huy Ngọ từ chức thật đáng trân trọng, và
càng trân trọng ông hơn khi những cơn bão về, vẫn thấy ông trên ti vi...

nghgcuong@

Không thể nào hiểu nổi, Bộ GTVT đã quản lý cán bộ chủ chốt của minh như
thế nào? Kiểm tra đôn đốc, tư cách Đảng viên, lối sống của Cán bộ chủ chốt
trong ngành cần được chấn chỉnh. Không chỉ làm trong PMU18 mà phải tiến
hành với những Ban Quản lý khác. Không phải chỉ Bộ GTVT mà cần quan
tâm nhiều đến các lãnh đạo của các Ban đã có những công trình chưa sử
dụng đã xuống cấp, có hiện tượng tiêu cực, rút ruột công trình...

NHƯ ĐẠT

Thật kinh hoàng ! 1,8 triệu USD mà vị Tổng giám đốc này cá độ chưa hẳn đã
phải là con số cuối cùng. Với đồng lương của một vị Tổng giám đốc công ty
nhà nước như hiện nay thì không biết "ông ta" phải làm mấy ngàn năm mới
có được một số tiền khổng lồ như thế. Thực tế "ông ta" làm cho doanh
nghiệp nhà nước cùng lắm là 35 năm, tại sao ông lại có nhiều tiền cá độ
như thế, các nhà số học cũng phải bó tay. Số tiền này bằng hàng chục năm
mà Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động trong trào quyên góp tiền
để ủng hộ người nghèo.

NGUYEN TRUNG TRUC

Là người đã từng công tác ở Bộ Giao thông vận tải, tôi hết sức bàng hoàng
về vụ có một vị tổng giám đốc bỏ ra 1,8 triệu USD để cá độ bóng đá. Cháy
nhà mới ra mặt chuột. Nhưng đấy là mới "cháy" ngôi nhà bóng đá. Đất nước
này còn bao nhiêu nhà, bao nhiêu biệt thự chưa "bén lửa"? Vậy còn có bao
nhiêu thạc thử (chuột to) cỡ Tổng giám đốc kia chưa lộ mặt? Lần này thanh
tra Bộ GTVT phải vào cuộc, để tóm hết " thạc thử ", "tiểu thử" trong ngành.

NGUYỄN QUỐC TOÀN

Thật đáng xấu hổ cho một đất nước còn nghèo vẫn phải cần đến viện trợ,
vay nợ của nước ngoài mà những vị cán bộ lãnh đạo lại vung vãi tiền của
như vậy. Tội nghiệp cho chúng tôi - "dân đen", chúng tôi còn biết tin vào ai.
Tin vào ai đây khi bản thân những thành viên của các ban thanh tra nọ kia
cũng có hơn gì những người sai phạm đâu.

Chúng tôi cũng không hiểu nhà nước mình tuyển chọn cán bộ dựa trên tiêu
chí nào đây. Có lẽ phải đặt vấn đề tư cách đạo đức lên hàng đầu đi thôi. Té
ra thấy tham nhũng, sai phạm toàn là trong Đảng thôi. Chúng tôi thấy giờ
đây thật khó mà tin vào người từng là "Mẹ hiền" của mình thuở nào nữa rồi.
Nhân đây xin liên hệ một chút. Cũng thật khó trách các ngành khác khi mà
ngành giáo dục, ngành "trồng người" cũng tiêu cực, tham nhũng đầy rẫy. Và
hệ quả tất yếu sẽ xảy ra thôi. Thật vô trách nhiệm khi nghe phong thanh
nhưng không ai điều tra và để đến trước ĐH Đảng cần báo cáo thành tích,
cần... thì các vụ việc lại dồn dập lộ ra.

baby05@

Không thể tin nổi nữa , trên đất nước còn biết bao người nghèo khổ! Càng
ngày cán bộ công chức nhà nước càng làm mất niềm tin nơi nhân dân!
Không thể tin được, số tiền đó có thể cứu biết bao con người đang sống cơ
cực. Thật đáng tiếc khi đất nước còn những con sâu như thế!

LUCY

Tôi thiết nghĩ nếu vị tổng giám đốc "khả kính" của Đảng ta không tham
nhũng, không bòn rút của nhân dân thì ông có bán cả gia tài 03 đời nhà ông
cũng không lấy đâu ra cho đủ để ném tiền vào những việc tày đình như vậy.
Phải chăng đến lúc phải xem xét phẩm chất của những người lãnh đạo, tất
cả mọi lãnh đạo...để cho dân được nhờ...

LE MINH NHON

Ông tổng giám đốc này ở đâu mà ra, ai là cấp trên quản lý ông ta? Chúng tôi
nghe đưa thông tin này mà đứng cả tim. Sự tồi tệ của vị Tổng giám đốc "trẻ
và tài ba" này thì miễn bàn, nhưng nhân dân, quần chúng xôn xao nhất là
lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, tôi nghĩ 1,8 triệu USD này chỉ là tiền vặt, vậy
thì Đảng và nhân dân đã mất trắng không biết bao nhiêu tiền nữa mà chưa
tìm ra.

Nghe tin này, khi đi qua những cây cầu và cung đường của các vị này xây
mà thấy lạnh cả xương sống. Thật ra mà nói, nếu không có cấp Bộ bao che
thì ông Tổng trẻ có dám chơi ngông đến thế được hay không? Bây giờ mới
họp khẩn cấp, ôi kinh khủng quá...

LÊ THUẤN

Tôi không thể tin nổi có một bản tin như thế. Trong những ngày cả nước
đang phải dốc lòng cái tết cho mọi người dân, dù đó là những người lang
thang trên đường phố, mà lại có một bản tin vạch mặt, chỉ tên 1 tổng giám
đốc công ty của Nhà nước lại vung tiền cờ bạc không thấy tiếc. Tổng giám
đốc đó ai đề bạt? Tám năm làm tổng giám đốc đã có được tổ chức nào xem
xét đánh giá không, mà để nó đục phá tài sản của dân của nước đến như
vậy?

LÊ QUỐC TRÃI

Thật không hiểu nổi! Tiền thuế, tiền này nọ đủ thứ mà hàng tháng chúng ta
(những người dân) phải có nghĩa vụ đóng cho đủ chỉ để mấy ông viên chức
nhà nước xài một cách thoải mái như mấy cái đi chơi bằng xe nhà nước...
Nếu cứ thế này thì đất nước chúng ta sẽ không phát triển nổi. Tôi nghĩ rằng
nên có các biện pháp mạnh áp dụng như Trung Quốc làm đối với các quan
chức nhà nước.

BẠN ĐỌC

Khi tôi tốt nghiệp đại học, người thân tôi bảo tôi rằng sẽ lo tiền cho tôi vào
một công ty nhà nước làm, tại sao lại như vậy khi lương ở những công ty
nhà nước chỉ ba cọc ba đồng?? Tại sao lại như vậy? Điều đó ai cũng biết,
làm cho công ty nhà nước lương chỉ là phụ, "lậu" mới là nhiều. Vô hình
chung tất cả ai làm việc cũng tham ô, tại sao chúng ta lại không ngăn chặn
được? Số tiền của ông Tổng GĐ có được cũng từ tham ô mà ra. Chúng ta
phải làm gì để cắt đứt ngay những việc như vậy?

thanhlan98

Chuyện của một ông Tổng GĐ này chỉ là một khía cạnh... rất nhỏ trong một
bức tranh toàn cảnh của chúng ta hiện nay. Ngành ngành sai phạm, người
người sai phạm. Càng có chức quyền càng sai phạm nhiều, càng là "đại gia"
càng sai phạm lớn. Vậy mẫu số chung cho tất cả các vấn đề nổi cộm trong
tất cả các ngành nghề hiện nay ở ta là gì? NĂNG LỰC QUẢN LÝ và LÃNH
ĐẠO và LUẬT PHÁP CHƯA NGHIÊM MINH và có sự CHỒNG CHÉO trong
vấn đề giám sát và thi hành luật. Mong sao từ kỳ ĐH X này của Đảng ta sẽ
có những chỉ thị và chính sách sát sao và chặt chẽ hơn trong tiến trình loại
bỏ những ung thối và tệ nạn của xã hội.

NGUYEN DUC KHIEM

Tại sao lại có những người cán bộ, đảng viên như ông tổng giám đốc này lại
tồn tại lâu như thế nhỉ, theo tôi xung quanh ông ta còn nhiều người khác
nữa. Những người cán bộ như ông ta cần phải có hình phạt gấp ba lần
người dân bình thường như chúng tôi chứ, như thế chúng tôi còn tin vào
Đảng vào chế độ này được chứ.

ĐẶNG VĂN HOÀN

Thiết nghĩ nhà nước cần “mạnh tay” hơn nữa đối với những kẻ như thế: tịch
thu toàn bộ tài sản thôi chưa đủ, cần phải xử tù thật nặng, thậm chí là tử
hình thì mới mong hạn chế được tham nhũng…

BẠN ĐỌC

Tôi thật sự bàng hoàng trước thông tin này. Là 1 cán bộ nghiên cứu, công
chức nhà nước, tôi phải dè xẻn từng đồng để tồn tại trong thời buổi kinh tế
thị trường! Thế mà lại có những cán bộ cấp cao như thế này thì hỡi ôi!!!

MAI TRƯỜNG

Tôi là một công chức bình thường của một tổng công ty giao thông có tiếng.
Chuyện ăn chơi tiêu pha ngút trời của các "sếp", các "quan" trong ngành
không chỉ tôi mà còn nhiều người nữa đều biết, chỉ có điều số tiền cá độ 1
trận đấu lên đến 320.000 USD là không ai ngờ đến mà thôi. Tôi đã có lần
"may mắn" được "theo hầu" các "sếp" tiếp nhau. Thật xa hoa! Một bữa trưa
bằng 3 tháng lương chuyên viên của tôi, 4 bữa bằng cả năm tôi "cày cuốc".
Đấy là chưa kể đến các bữa tiệc tùng đãi đằng hay công du nước ngoài
khác mà chỉ các "sếp" và các đệ tử thân tín mới biết được.

Thử hỏi những đồng tiền đó ở đâu mà ra? Ở cấp tổng công ty đã vậy, cấp
bộ còn kinh khủng hơn vì anh bạn tôi chuyên "điếu đóm" cho các "sếp" đã
tiết lộ điều này, trên cao nữa chắc tôi và những người lao động bình thường
khác không dám tưởng tượng.

Đằng sau ông TGĐ PMU18 ai cũng biết có một cái bóng rất lớn của một vị
thứ trưởng danh tiếng mà mỗi cuộc họp đều nhận phong bì không dưới 5-10
triệu, chắc hẳn không phải nói ra ai cũng biết. Liệu rằng 1 cá nhân như ông
Dũng có đủ quyền uy để thét ra rồi vác 1,8 triệu USD ra cá độ không? Tôi rất
buồn khi biết Văn Quyến và Quốc Vượng có thể bị xử đến 7 năm tù chỉ vì
bán độ với 20 triệu đồng trong khi học vấn chỉ có lớp 5 và lớp 7. Vậy đánh
bạc với số tiền gấp 144 lần như ông kỹ sư Dũng sẽ bị xử bao nhiêu? Liệu sẽ
có công bằng hay không hay rồi sẽ "chìm xuồng"?

Rất mong cơ quan điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh, không chỉ với cá
nhân ông Dũng mà cả những thế lực khác đứng đằng sau để làm trong sạch
bộ máy công quyền của nhà nước, đem lại lòng tin cho người lao động.

BẠN ĐỌC GIẤU TÊN

Nhiều bạn đọc ngạc nhiên chứ tôi chẳng thấy gì ngạc nhiên! Tiêu 1,8 triệu
đô một tháng đối với 99% người dân Việt Nam chứ với một bộ phận còn lại
thì chẳng là gì! Tôi đã từng chứng kiến nhiều kiểu tiêu tiền của con một ông
bộ trưởng mà nói ra chắc 99% dân Việt mình phải xỉu! Vấn đề này thật dễ
hiểu! 99% người dân lao động cật lực bằng mô hôi và nước mắt để làm ra
đồng tiền nên các bà các cô ra chợ phải đi vài vòng quanh chợ mới dám
mua hàng, nâng niu từng đồng từng hào, chứ bọn họ đâu có mất mồ hôi
nước mắt nào đâu mà phải tiết kiệm

MINH HOANG

Ông Đào Đình Bình phải tự quyết định mình từ chức ngay! Đó là đòi hỏi
chính đáng của mỗi người dân đang bức xúc với nạn tham nhũng ở Việt
Nam, một nước xếp hạng một trong những nước nghèo nhất nhưng tham
nhũng đang ở đầu bảng.

Lý do yêu cầu ông bộ trưởng giao thông Bình phải từ chức là:

- Phải xử lý nghiêm khắc cán bộ tham nhũng và những người liên đới. Thử
hỏi riêng tiền đánh bạc 1,8 triệu đô, tương đương 25 tỉ đồng, cứ cho rằng
lương tổng giám đốc là 10 triệu đồng/ tháng, vậy ông ta phải có 2.500 tháng
làm việc, hay là 200 năm công tác. Vậy là phải tương đương với 8 đời làm
tổng giám đốc mới có số tiền đánh bạc như trên. Đây mới là một phần tài
sản của ông này. Đặt vấn đề những người có liên quan với ông ta "chấm
mút" thêm thì số tiền mồ hôi xương máu của dân bị các ông ăn sẽ là bao
nhiêu? Những công trình như cầu Văn Thánh bị hỏng là điều quá ư dễ hiểu.

- Ít nhất là ông Bình không quản lý được cán bộ trực tiếp phụ trách (vì tổng
giám đốc là chức vụ trực tiếp do Bộ trưởng phê duyệt hoặc bổ nhiệm). Chỉ
có xử lý nghiêm ông Bình và tập thể Bộ giao thông vận tải thì mới lấy lại
được phần nào lòng tin của dân.

PHẠM VĂN PHONG

Vụ đánh bạc của quan chức 1,8 triệu đô cũng là một trong những ung nhọt
vỡ ra tất yếu do đến thời kỳ cuối của căn bệnh, cũng như sự kiện bán độ
bóng đá SEA Game 23, hàng loạt bê bối, dơ bẩn tồn tại trong hệ thống thể
thao từ gian lận tuổi tác, bán độ, hối lộ, ganh ghét... Đó là căn bệnh mà
Đảng và nhà nước ta phải trị cho tận gốc. Một khi khối u không thể chữa
được thì phải cắt bỏ dù rằng nó đau đấy nhưng rồi sẽ lành mạnh, chứ không
thể để nỗi đau kéo dài bất tận, cũng như mái nhà dột nát, đến lúc phải thay
thế mà không thể chắp vá mãi, để khi nó không còn là mái nhà thì muộn rồi.

Việc các ngài Bộ trưởng bao năm cống hiến để được cất nhắc vào chiếc
ghế đó là danh dự nhưng đến lúc các ông cũng phải thấy trách nhiệm của
mình, sao chỉ có thể xin lỗi trước dân là xong, các ông phải từ chức đó là cái
danh dự còn lại khi mà mình không thể làm gì!

TRẦN HOÀNG KIỆT

"Thật là kinh khủng", đó là câu nói cửa miệng của bất kỳ ai khi biết tin 1 vị
TGĐ "chơi bạc" 1 tháng hết gần 30 tỉ. Và chắc là số tài sản của vị này còn
lớn hơn nhiều. Với đồng lương của 1 TGĐ PMU18 thì lấy đâu ra nhiều tiền
như vậy?

Là 1 kỹ sư cầu đường hiện đang giám sát thi công 1 dự án xây dựng giao
thông có vốn đầu tư của nước ngoài rất lớn ở trong nước, tôi thật sự buồn vì
những tin như trên. Hiện đất nước ta đang cần rất nhiều nguồn vốn ODA
cho đầu tư xây dựng cơ bản, liệu những đồng vốn này có bị bớt xén để cho
những "cá nhân như trên" tiêu xài vô tội vạ? Và rồi các nước, các tổ chức có
nguồn vốn ODA lớn cho Việt Nam có băn khoăn khi mà đồng vốn đó hoạt
động không hiệu quả?

Ở dự án tôi, có một số kỹ sư người Nhật có biết ông Dũng khi họ tham gia
một số dự án trước đây mà PMU18 làm chủ đầu tư, họ cũng ngạc nhiên lắm
và họ rất quan tâm đến các thông tin này.

NGUYEN TRUNG ANH

Đâu là nguyên nhân gây nên tình trạng tai nạn giao thông ngày càng gia
tăng? Đọc tin tức về việc mỗi ngày có đến hơn 30 người chết vì tai nạn giao
thông, chúng ta không khỏi đau xót. Và phải chăng nguyên nhân nằm ở
ngay Bộ GTVT, nơi có những người dám chi cả triệu USD cho cá độ;
nguyên nhân nằm ở ngay Lực lượng Cảnh sát giao thông, nơi có những
chốt thu mãi lộ mỗi đêm cả 60 triệu đồng? Những người dân thường chúng
tôi đang chờ những câu trả lời từ Bộ GTVT và Bộ Nội vụ. Và không chỉ trả
lời. Các vị hãy thực thi nhiệm vụ của mình đi, hãy hành động đi để giữ
nghiêm kỷ cương phép nước, hầu mong lấy lại niềm tin của nhân dân.

HẢI

Là một người lớn lên và trưởng thành trong 1 gia đình CNVC, trong tôi luôn
ghi nhớ rằng gia đình mình và mình là những người đang đươc sống trong
hoà bình. Thật đau lòng, tôi không biết diễn tả làm sao để có thể nói hết sự
bức xúc và chán nản trong lòng, về tệ nạn tham nhũng và tiêu cực ở nước
ta. Họ là những người con của đất Mẹ Việt Nam nhưng họ không sống và
làm tròn bổn phận của 1 người con là lo cho Mẹ, làm rạng danh Mẹ để có
thể ''sánh vai với các cường quốc năm châu"; không những thế, họ còn đem
danh dự của mình, Mẹ mình vào cờ bạc, nhằm thiêu huỷ đi chính bản thân
và bao nhiêu mồ hôi, xương máu của bao nhiêu người đã ngã xuống để có
ngày nay.

Họ vô tình hay cố tình đã đem máu của chính những người trong gia đình
Viêt Nam đổ xuống sông hết rồi? Họ có biết có bao nhiêu trẻ em nghèo còn
đang không có cơm ăn áo mặc không? Bao nhiêu gia đình còn đang hàng
ngày phải gánh chịu nỗi đau mà chất độc màu da cam để lại không? Và có
biết trên đất nước mình có bao nhiêu người Mẹ Anh hùng liệt sĩ không? Hỡi
những người đánh mất lương tri, hãy hỏi lại mình đang làm gì cho tổ quốc
và cho chính bản thân? Mình có còn là con của đất Mẹ Việt Nam nữa hay
không?

THU AN

Chúng ta sẽ làm gì và làm như thế nào để không còn (hoặc chí ít là giảm
bớt) tệ nạn tham nhũng biển thủ? Đừng trả lời "tại, bị" nữa các "ông lớn" ơi!
Thật sự từ lâu tôi đã không còn tin tưởng được nữa! Các vị cán bộ của
chúng ta như thế thì đừng hỏi tại sao nước Việt Nam mãi còn nghèo, phải
ngửa tay xin tiền tài trợ.

HIENMINH
Tiếp tục tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến

VKSND Tối cao vừa gia hạn tạm giam lần thứ 2 với ông Nguyễn Việt
Tiến (nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải). Việc này tạo điều
kiện để cơ quan điều tra xác minh, làm rõ các sai phạm của ông
Tiến, theo yêu cầu trước đó của VKSND Tối cao.

Theo nguồn tin của chúng tôi, gia đình ông Nguyễn Việt Tiến đang cùng
Ông Nguyễn Việt Tiến.
luật sư chuẩn bị thủ tục xin bảo lãnh cho ông Tiến được tại ngoại trong Ảnh: Tiền Phong
quá trình điều tra.

Trước đó, gia đình ông Tiến đã gửi đơn tới lãnh đạo Bộ Công an và một số cơ quan chức năng
đề nghị xem xét không áp dụng biện pháp bắt tạm giam với nguyên thứ trưởng. Tuy nhiên, việc
này không được chấp nhận do vụ án đang có những diễn biến mới, cần áp dụng biện pháp ngăn
chặn với ông Tiến.

Liên quan những dấu hiệu tham ô, rút ruột công trình tại một số dự án do PMU 18 được giao
quản lý, giữa tháng 10, VKSND Tối cao yêu cầu cơ quan điều tra phải khẩn trương làm rõ, xác
định trách nhiệm của những người liên quan. Trong đó, tập trung xác minh hành vi cố ý làm trái
quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng của nguyên tổng giám đốc PMU
18 Bùi Tiến Dũng và ông Nguyễn Việt Tiến.

Ngày 4-4, ông Tiến bị cơ quan điều tra bắt tạm giam, khám xét nhà riêng và nơi làm việc về tội cố
ý làm trái và thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nhà nước. Tháng 8, hết thời
gian tạm giam, VKSND Tối cao đã phê chuẩn đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an, gia hạn tạm giam lần thứ nhất 4 tháng đối với nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến.

Theo một nguồn tin, cơ quan điều tra đang gặp khó khăn trong việc củng cố chứng cứ để định tội
bị can nguyên là thứ trưởng này.

Theo VnExpres
Vụ PMU18:

Chưa phê chuẩn khởi tố bị can đối với ông Trần Văn Thuyết

>> Tướng Phạm Xuân Quắc nghỉ hưu

TT (Hà Nội) - Hôm qua 1-12, nguồn tin từ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) cho
biết viện đã từ chối phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với ông Trần
Văn Thuyết, giám đốc Công ty dịch vụ thương mại tài chính Hữu Nghị.

Thuyết bị cơ quan điều tra Bộ Công an khởi tố về tội “đưa hối lộ” và “lừa đảo, chiếm đoạt tài
sản”, đồng thời bị ra lệnh bắt, khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc vào cuối tháng mười một
vừa qua nhưng đương sự không có ở nhà. Thông tin từ C14 xác định Thuyết nhận của bị can
Phạm Tiến Dũng hơn 31.000 USD và 50 triệu đồng để “chạy án” cho Dũng.

Tuy nhiên, VKSNDTC nhận định các chứng cứ do C14 cung cấp chưa đủ để khởi tố bị can đối
với ông Thuyết. Vì vậy, VKSNDTC chưa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm
giam đối với ông Thuyết.

* Hôm qua 1-12, thiếu tướng Phạm Xuân Quắc - cục trưởng C14, trưởng Ban chuyên án 420B
(vụ PMU18) - đã chính thức bàn giao công việc để nghỉ hưu. Đại tá Trần Trọng Lượng, phó cục
trưởng C14, tạm thời nhận nhiệm vụ phụ trách C14 trong khi chờ bộ trưởng Bộ Công an bổ
nhiệm cục trưởng mới.

M.QUANG

Thứ Năm, 19/01/2006, 07:46 (GMT+7)


Những dự án tai tiếng

TT - Nhiều nguồn tin xác định rằng ông tổng giám đốc Ban
Quản lý các dự án (PMU) 18 Bùi Tiến Dũng “cá độ”1,8
triệu USD.
Cầu Hoàng Long (TP Thanh Hóa) ngày
Chưa ai rõ tiền ở đâu mà ông chơi dữ thế. Trong khi đó, có khánh thành tháng 12-2000 và ngay
những điều đã rõ là PMU 18 từng gây ra nhiều tai tiếng trong sau đó đã xảy ra hàng loạt sự cố sụt
quá trình xây dựng các công trình giao thông lớn như cầu lún, làm thay đổi thiết kế, tăng chi phí
Hoàng Long (Thanh Hóa), phà Minh Châu, dự án giao thông xây dựng tới 36 tỉ đồng
nông thôn...

Cầu Hoàng Long vốn tăng 2,7 lần nhưng sụt lún

Công trình cầu Hoàng Long (Thanh Hóa) do PMU 18 làm chủ đầu tư đã thất thoát 4,5 tỉ đồng
trong tổng kinh phí đầu tư 224 tỉ đồng.

Dự án xây mới cầu Hàm Rồng - Thanh Hóa (sau được đổi là cầu Hoàng Long) được Bộ GTVT
phê duyệt tháng 10-1995 với tổng mức vốn đầu tư 83,5 tỉ đồng, cầu có chiều dài 240m, đường
dẫn hai đầu cầu dài 3.158m, dự kiến triển khai vào tháng 10-1996.

Tuy nhiên hai tháng trước khi khởi công, Bộ GTVT phê duyệt lại dự án, cầu được kéo dài thêm
140m kéo theo sự thay đổi hàng loạt hạng mục công trình làm tổng vốn đầu tư được điều chỉnh
lên 224 tỉ đồng, gấp 2,7 lần dự kiến ban đầu.
Thế nhưng chi phí đầu tư tăng lên 2,7 lần vẫn không đem lại chất lượng tốt cho công trình. Hàng
loạt sự cố sụt, lún xảy ra trong quá trình thi công. Những sự cố này đã làm công trình liên tục
phải thay đổi thiết kế làm tăng chi phí bổ sung lên tới 36 tỉ đồng, riêng số tiền để khắc phục 140m
lún trượt của nền đường phía bắc cầu là 5,5 tỉ đồng.

Tại công trình này, đoàn thanh tra của Thanh tra Nhà nước đã phát hiện các công ty thi công tìm
cách rút tiền của dự án như dùng sai chủng loại cáp đồng, thanh toán vượt khối lượng... gây thất
thoát lãng phí vốn dự án lên 4,5 tỉ đồng.

Thanh tra Nhà nước đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm Bộ GTVT (giai đoạn
1995-2002), giao bộ này kiểm điểm và có hình thức xử lý nghiêm tổng giám đốc PMU18, cục
trưởng Cục Quản lý giám định chất lượng công trình
Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18),
giao thông, vụ trưởng Vụ Kế hoạch - đầu tư...
trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, được
thành lập theo quyết định ngày 23-8-
Tuy vậy, đến chiều qua (18-1), trả lời Tuổi Trẻ, một số 1993 của Bộ Giao thông vận tải.
quan chức có trách nhiệm của Bộ GTVT vẫn không
nắm được, không biết Bộ GTVT đã xử lý vụ việc này
Chức năng của PMU 18 là: thay mặt
như thế nào...
chủ đầu tư quản lý quá trình đầu tư và
xây dựng các công trình giao thông do
Phà Minh Châu vừa chạy đã hư bộ giao; giao dịch, tiếp xúc với các tổ
chức trong và ngoài nước để tìm
Tháng 12-2003, Thanh tra Nhà nước cũng có kết luận nguồn vốn cho các dự án do ban quản
về ba sai phạm lớn của Bộ GTVT và PMU 18 liên quan lý. PMU 18 luôn được ưu ái giao cho
đến triển khai dự án giao thông nông thôn - WB2 (tổng quản lý hàng trăm triệu USD từ nguồn
vốn đầu tư 145,3 triệu USD, chủ yếu vay Ngân hàng vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ...
Thế giới) và bến phà Minh Châu (Ba Vì, Hà Tây): năm để đầu tư hạ tầng giao thông.
tháng trước khi Bộ GTVT có quyết định cho phép tiến
hành chuẩn bị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi PMU 18 đang là chủ đầu tư của nhiều
dự án giao thông nông thôn - WB2 và giao PMU 18 làm dự án lớn như QL18, QL10, QL2, cầu
chủ đầu tư, PMU18 đã ký hợp đồng thuê Công ty Tư Đà Rằng, cầu Bãi Cháy (mức đầu tư
vấn khảo sát thiết kế xây dựng (Bộ Quốc phòng) lập 2.142 tỉ đồng)... PMU18 đang được
báo cáo nghiên cứu khả thi dự án này. tuyển chọn tư vấn cho dự án xây dựng
đường cao tốc trên QL3 có vốn đầu tư
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được Bộ Kế 3.533,4 tỉ đồng.
hoạch - đầu tư thẩm định, không có nội dung nào về
công trình bến phà Minh Châu nhưng trong kế hoạch xây lắp năm thứ nhất trình Bộ GTVT tháng
9-1999, PMU18 đã tự ý đưa công trình này vào (trị giá 64.000 USD).

Việc Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch này là không thực hiện đúng quyết định đầu tư của Thủ tướng
Chính phủ; Ngoài ra, cơ quan thanh tra cũng chỉ rõ hàng loạt sai phạm của các cơ quan liên
quan trong vụ phà Minh Châu trọng tải 15 tấn “vừa chạy đã hỏng”.

Quốc lộ 2 xuống cấp sau ba tháng sử dụng

Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 2 từ Đoan Hùng (Phú Thọ) tới Vị Xuyên (Hà Giang) có vốn đầu
tư gần 500 tỉ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ do PMU 18 làm chủ đầu tư thông xe vào
cuối tháng 3-2005 cũng để lại nhiều tai tiếng khi chỉ sau gần ba tháng sử dụng công trình đã có
biểu hiện xuống cấp, sạt lở. Các đoạn quốc lộ qua Đoan Hùng, Tuyên Quang đều xuất hiện nhiều
điểm rạn nứt, bong tróc lớp nhựa.

Ngoài ra hầu hết các cầu trên quốc lộ này cũng xuất hiện hiện tượng sụt lún taluy đường đầu
cầu, trong đó cầu Luống (km 182+ 663) bị sạt lở nghiêm trọng ở đường dẫn cả hai đầu cầu. Đến
nay, trách nhiệm của PMU 18 và các đơn vị thi công cải tạo quốc lộ 2 vẫn còn bỏ ngỏ...
TUẤN PHÙNG

Thời sự và suy nghĩ: Chịu chơi

TT - Thế mới biết người Việt chúng ta thật chịu chơi. Một vị tổng giám đốc có thể cá cược
bóng đá lên tới 1,8 triệu USD. Số tiền này theo cách làm của nhiều địa phương hiện nay thì
có thể xây dựng được gần 1.000 ngôi nhà tình nghĩa.

Mặc dù ở đây chuyện tình nghĩa còn có khá nhiều điều phải bàn, thế nhưng chuyện chịu chơi thì
khó có thể tranh cãi được.

Khó có thể tranh cãi được còn là chuyện vị tổng giám đốc nói trên rất giàu. Rõ ràng nếu bạn cứ
làm công ăn lương (và kể cả ăn thưởng) cho các doanh nghiệp của Nhà nước, thì mười đời bạn
cũng không thể kiếm được một khoản tiền lớn như vậy, đặc biệt là trong trường hợp đa số các
doanh nghiệp nói trên cứ lỗ lã đều đều mỗi năm một ít.

Trong thời buổi mà cả xã hội ta đang khuyến khích làm giàu, thiết nghĩ cũng cần tìm hiểu xem vị
tổng giám đốc nói trên làm cách gì mà giàu đến như vậy. Kinh nghiệm của ông ta biết đâu lại
chẳng có ích cho rất nhiều người?! Chính vì vậy phát hiện việc vị giám đốc này chơi cá cược
bóng đá có khi chưa chắc đã quan trọng bằng phát hiện ra việc ông ta kiếm được tiền để chơi cá
cược bóng đá bằng cách nào.

Nhưng nếu chúng ta không phát hiện cách thức ông ta kiếm tiền và vì vậy không thể ngăn chặn
được, chúng ta thực chất cũng đang cá cược những khoản tiền khổng lồ của nhân dân. Chúng ta
cũng rất chịu chơi, phải vậy không?

TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Tổng giám đốc cá độ 1,8 triệu USD là ai?

TT - Các trận đấu bóng đá mà vị tổng giám đốc này cá độ chủ yếu
là giải ngoại hạng Anh và giải bóng đá Tây Ban Nha. Số tiền cá độ
mỗi trận từ hàng chục đến hàng trăm nghìn USD. Trận cá độ lớn
nhất lên đến 320.000 USD là trận Arsenal gặp M.U...Mở rộng
chuyên án 420B về tổ chức cá độ bóng đá lớn do Bùi Quang Hưng
- nguyên cán bộ Phòng CSGT Công an Hà Nội - cầm đầu, cơ quan
điều tra đã xác minh được một tổng giám đốc của Bộ Giao thông
vận tải đã từng cá độ đến 1,8 triệu USD trong một tháng.

>>Chuyện thường ngày: Nghe là... muốn xỉu!

Sau khi thông tin này được báo chí đăng tải, sáng sớm qua 17-1, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải
đã có cuộc họp khẩn cấp về việc cán bộ của bộ tham gia cá độ.

Cuộc họp do Bộ trưởng Đào Đình Bình chủ trì với sự tham gia của thứ trưởng thường trực
Nguyễn Việt Tiến và vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phạm Tăng Lộc. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đào
Đình Bình đã chỉ đạo nhanh chóng xác minh, kiểm tra thông tin và sẽ xử lý nghiêm ngay sau khi
xác định được vị tổng giám đốc này là ai.

Trong khi đó, nguồn tin từ cơ quan công an cho biết không chỉ có một vị tổng giám đốc tại Bộ
Giao thông vận tải cá độ bóng đá, mà còn có ít nhất hai cán bộ khác của bộ này cũng liên quan
đến chuyên án 420B.
Riêng vị tổng giám đốc được xác định là người đã chơi cá độ với
tổng số tiền lên đến 1,8 triệu USD. Các trận đấu ông tổng giám đốc
này chơi chủ yếu là giải ngoại hạng Anh và giải bóng đá Tây Ban
Nha.

Số tiền đánh cá mỗi trận từ hàng chục đến hàng trăm nghìn USD. Tổng Giám đốc Bùi Tiến Dũng
Trong đó, trận đấu lớn nhất lên đến 320.000 USD là trận Arsenal (áo sậm bên trái)
gặp Manchester United, trận Barcelona gặp Real Betis 268.000
USD, trận Chelsea gặp Middlebrough 220.000 USD, Liverpool gặp Chelsea 162.000 USD.

Cũng trong ngày, Bộ Giao thông vận tải đã có thông tin với báo chí về vụ việc. Cụ thể, bộ đã
soạn thảo văn bản gửi C14 đề nghị cho biết tên chính thức của đối tượng vi phạm. Ngoài ra, bộ
cũng chỉ đạo rà soát hàng ngũ các tổng giám đốc của các tổng công ty, công ty thuộc bộ để tìm
hiểu thông tin.

Tuy nhiên, chỉ duy nhất một người là không liên lạc được. Đó là ông Bùi Tiến Dũng - tổng giám
đốc Ban quản lý các dự án PMU 18. Chúng tôi cũng đã tìm mọi cách gặp ông Dũng nhưng mọi
liên lạc đều “ngoài vùng phủ sóng”. Tại nhà riêng, người nhà cho biết ông Dũng đã báo về nhà sẽ
đi vắng đến hôm sau.

PMU 18 do ông Bùi Tiến Dũng làm tổng giám đốc được Bộ Giao thông vận tải ủy quyền chủ đầu
tư nhiều dự án giao thông có tổng vốn rất lớn như dự án cầu Bãi Cháy hơn 3.000 tỉ đồng; các dự
án giao thông nông thôn 1,2,4; quốc lộ 2; quốc lộ 18, đoạn Nội Bài - Bắc Ninh; và sắp được giao
chủ đầu tư đường Tây Thanh Hóa - Nam Quảng Nam... Ông Bùi Tiến Dũng (sinh năm 1959)
được bổ nhiệm làm tổng giám đốc PMU18 từ năm 1998.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ của PMU18 cho biết thông tin về việc ông Dũng cá độ bóng đá
đã râm ran trong ban quản lý dự án lâu nay, nhất là khi trùm cá độ Bùi Quang Hưng bị bắt. Một
vài người có quan hệ với ông Dũng đều cho biết ông Dũng là người máu mê cá độ, cờ bạc từ
lâu.

Chiều 17-1-2006, trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Thế Minh cho
biết ngay sau khi nhận được thông tin qua báo chí, bộ đã chỉ đạo thanh tra bộ và Vụ Tổ chức cán
bộ xác minh, đề nghị làm việc với cơ quan điều tra để làm rõ. “Nếu thông tin về anh Dũng chính
xác thì tôi thấy cần thiết phải thanh tra một số dự án của PMU18” - Thứ trưởng Minh nói.

M.QUANG

Ý kiến bạn đọc:

Ông ta là ai? Hưởng những tài sản, của cải của xã hội do người dân trong xã
hội đóng góp nên từ các khoản phí và thuế...để tận tâm tận lực phục vụ cho
dân như thế ư ?! Có suy nghĩ gì khi nắm những đồng tiền mồ hôi nước mắt của
dân (tận tụy đóng góp để xây dựng, chấn hưng xã hội) vung vãi ra tận nước
ngoài trong những cuộc đỏ đen như vậy? Sao đã nghe phong phanh về tình
trạng ăn chơi, cờ bạc của cán bộ, đảng viên của mình mà các cấp trên không
quan tâm, không để ý điều tra, thật quan liêu! Người dân chúng tôi không cần
những những người cán bộ Đảng viên tồi. Chúng tôi cần những người cán bộ
có ý thức, có nhân tâm, trước mỗi hành động đều suy nghĩ mình làm vì ai, cho
ai và có lợi gì cho dân tộc, cho tổ quốc.

hoanglan@yahoo.com
Đúng là chẳng còn gì để bình luận cả, sao lại phải chờ đến giờ này mới nghĩ tới
chuyện thanh tra? Có cảm giác như đụng đến đâu... sai phạm đến đó. Còn bao
nhiêu lãnh đạo Tổng này, Công ty kia như vậy?

ho_huu_quan@hcm.fpt.vn

Dân thì còn rất khó, đất nước thì xếp hạng trên thứ 100 mà có ông tổng giám
đốc xài tiền như thế.Tiền đâu xài như vậy??? Tham nhũng chứ ở đâu ra! Nếu
tôi là một nhà báo thì lương tâm tôi không thể ngủ yên được khi ông tổng giám
đốc này chưa đi tù và bị tịch thu toàn bộ tài sản của ông ta. Dân còn khổ lắm,
còn rất nhiều người không có gạo ăn và trẻ em nhiều nơi không có tiền đi học.
Mong các anh nhà báo hãy phát huy hết trách nhiệm của mình để tiêu diệt tham
nhũng.

tomytttvn@yahoo.com
Vụ PMU18: loại một điều tra viên
khỏi ban chuyên án

TT (Hà Nội) - Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, thủ


trưởng Cơ quan CSĐT - Bộ Công an, hôm
qua (23-10), đã ký quyết định loại điều tra
viên cao cấp Nguyễn Văn Hưng, cán bộ
Phòng 9 - Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã
hội, ra khỏi ban chuyên án điều tra vụ tham
nhũng, tiêu cực ở PMU18. Bắt Nguyễn Việt Tiến, "nhân vật chính"
vụ MU18

Theo đó, kể từ 23-10, thượng tá Nguyễn Văn Hưng không còn được tham gia điều
tra các mảng tội phạm trong chuyên án về vụ PMU18. Theo quyết định của cơ
quan điều tra, ông Hưng bị loại vì có nguồn tin của báo chí và phản ảnh của dư
luận về việc ông này có liên quan tới việc chạy án cho một số đối tượng trong vụ
PMU18.

Trước đó, khi vụ án PMU18 được phanh phui, ông Nguyễn Văn Hưng được ghi
nhận là một trong những điều tra viên có năng lực, tham gia vào nhiều giai đoạn
điều tra của vụ án phức tạp này. Cụ thể, ông Hưng từng được bố trí tham gia điều
tra về hành vi phạm tội của Bùi Quang Hưng (nguyên chiến sĩ Phòng cảnh sát giao
thông - Công an Hà Nội), Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU18) và
Nguyễn Việt Tiến (nguyên thứ trưởng thường trực Bộ Giao thông vận tải).

Theo phản ảnh của dư luận báo chí, trong thời gian công tác tại Công an quận
Đống Đa, ông Nguyễn Văn Hưng có quen thân với Nguyễn Đình Toản (nguyên
trung tá công an, phó trưởng Công an phường Ngã Tư Sở, bị can trong vụ
PMU18). Trong khi đó, qua điều tra và thu thập lời khai của một số bị can, đã xác
định thông tin có một cán bộ tên H. của Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội tiếp
tay cùng Toản chạy án cho Bùi Tiến Dũng.

Trước khi thượng tá Nguyễn Văn Hưng bị loại khỏi ban chuyên án, Viện KSND tối
cao cũng đã có công văn yêu cầu cơ quan CSĐT làm rõ thông tin bị can Nguyễn
Đình Toản đã trao đổi với “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng về chuyện lo lót chạy án
với giá trọn gói 200.000 USD, nhưng phải giao tiền ngay. Cùng với việc khai ra
mức giá chạy án này, Bùi Tiến Dũng còn khai: trước khi bị triệu tập, Nguyễn Đình
Toản từng dặn ông ta khi đến Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội thì cứ an tâm, vì
ở đó đã có “cài cắm” nên mọi việc đều được kiểm soát.

MINH QUANG - N.V.HẢI

Tin bài liên quan:


Vụ tham nhũng lớn nhất trong năm: PMU18
Vụ PMU18: đại tá Trần Trọng Lượng giữ cương vị trưởng ban chuyên án
Tiếp tục tạm giam ông Nguyễn Việt Tiến
Chưa phê chuẩn khởi tố bị can đối với ông Trần Văn Thuyết
Tìm người thay thế trưởng ban chuyên án vụ PMU 18
* Tất cả...

Vụ tham nhũng lớn nhất trong năm: PMU18

TT (TP.HCM) - Theo cuộc thăm dò dư luận do trang web của Thanh tra Chính phủ
(www.thanhtra.gov.vn) tổ chức tính đến ngày 22-12, có 53,1% người trả lời rằng vụ PMU18
là vụ tham nhũng, lãng phí lớn nhất trong năm.

Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng này là vụ mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, thành trên toàn
quốc; sau đó là vụ tham nhũng đất đai tại Đồ Sơn, Hải Phòng; vụ xây dựng khu du lịch ở Khánh
Hòa; vụ chia chác đất đai ở xã Phú Phong, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh); vụ “xẻ thịt” lòng hồ thủy
điện Trị An, Đồng Nai; vụ điện kế điện tử tại TP.HCM; vụ tham nhũng tiền cứu trợ tại Hà Tĩnh; vụ
xà xẻo đất công ở một số tỉnh, thành trên cả nước...

BÙI TIẾN DŨNG

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Bước tới: menu, tìm kiếm

Bùi Tiến Dũng (1959 - ) là nhân vật chính trong vụ tham nhũng PMU-18 gây chấn
động dư luận Việt Nam trước Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bùi Tiến Dũng là con một vị tướng từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nam (nguồn:
báo Tuổi trẻ). Ông đã đi bộ đội, sau khi giải ngũ thì đời sống rất khó khăn, phải làm
thêm vất vả. Cuộc đời ông thay đổi từ khi được vào làm việc tại Vụ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Giao thông Vận tải, rồi được điều sang Ban Quản lý dự án 18 (PMU-18) thuộc
Bộ này. Ông thăng tiến rất nhanh, làm phó văn phòng, rồi phó tổng giám đốc. Từ
năm 1998 ông là tổng giám đốc PMU-18.

Tháng 1 năm 2006, Bùi Tiến Dũng bị bắt giữ và cáo buộc đã cá độ bóng đá với số
tiền trên 1,8 triệu đô la. Cơ quan điều tra Bộ Công an đã tìm thấy tài liệu trong máy
tính của trùm cá độ cho thấy trên 200 nhân viên đã tham gia cá độ. Những thông tin
công bố sau đó của công an và báo chí cho thấy chân dung một tay chơi sành sỏi:
nhậu nhẹt, đánh bạc, bao gái. Mặc dù vụ án vẫn đang được điều tra, nhưng dư luận
rộng rãi cho rằng nguồn tiền ăn chơi đó chỉ có thể là tiền tham nhũng.

PMU-18 ban đầu được thành lập để quản lý dự án nâng cấp Quốc lộ 18, sau đó được
giao nhiều dự án khác, với số vốn ODA (viện trợ phát triển chính thức) đã giải ngân
lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Vì vậy vụ án đã gây chấn động dư luận Việt Nam
cũng như các nước và tổ chức cung cấp ODA cho Việt Nam, trong đó có Nhật Bản và
Ngân hàng Thế giới. Họ quan ngại việc quản lý không chặt nguồn vốn vay, làm cho
vốn đó bị sử dụng sai mục đích, không giúp được Việt Nam cải thiện cơ sở hạ tầng.

Vụ án gây tai tiếng đến nỗi áp lực lớn của dư luận và sau đó
từ bên trong đảng Cộng sản đã khiến ông Đào Đình Bình, Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải, phải từ chức.
Thứ Năm, 17/08/2006, 04:56 (GMT+7)
Nhận diện con bạc Bùi Tiến Dũng

TT - Cơ quan điều tra đã cơ bản hoàn thành điều tra vụ án đánh


bạc và tổ chức đánh bạc do Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn
Hồng cầm đầu. Qua đó, xác định Bùi Tiến Dũng là con bạc nặng
đô nhất.

Riêng hành vi tham nhũng của Bùi Tiến Dũng được tách ra để
điều tra trong một vụ án khác. Bùi Tiến Dũng - Ảnh tư liệu

Hai “trùm” cá độ

Kết quả điều tra cho thấy Bùi Quang Hưng (nguyên cán bộ CSGT Công an Hà Nội) đã tổ chức
đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá trên mạng Internet từ đầu năm 2005. Hưng được
Nguyễn Trung Hiếu (Hiếu “béo”, đã bỏ trốn) mời làm đầu mối “đại lý”.

Sau đó, Hưng câu móc với Bùi Tiến Dũng (nguyên tổng giám đốc PMU18), Vũ Mạnh Tiên
(nguyên phó chánh văn phòng PMU18), Lương Mạnh Hoa (lái xe cho Bùi Tiến Dũng), Nguyễn
Việt Bắc (nguyên phó tổng giám đốc Công ty Đường cao tốc VN) để nhận độ.

Từ tháng 2-2005 đến khi bị bắt, Hưng đã nhận nhiều lần độ của các bị can này với số tiền từ 5
triệu đồng đến vài chục ngàn USD để chuyển cho Hiếu “béo”.

Cơ quan điều tra đã làm rõ việc Hưng nhận của Bùi Tiến Dũng khoảng
500.000 USD, nhận của Vũ Mạnh Tiên 25.000 USD, Lương Mạnh Hoa
20 triệu đồng và Nguyễn Việt Bắc khoảng 10.000 USD. Ngoài ra, Hưng
còn nhận tiền lô đề của Nguyễn Việt Bắc và chuyển cho một số đối
tượng khác.

Việc thanh toán với con bạc được thực hiện trực tiếp, riêng của Bùi
Tiến Dũng thì thông qua Vũ Mạnh Tiên và Lương Mạnh Hoa, còn
Nguyễn Việt Bắc thông qua lái xe Nguyễn Văn Thịnh. Cho đến nay, cơ
quan điều tra mới chỉ xác định Bùi Quang Hưng thu lời bất chính
khoảng 20 triệu đồng (?!).

Nguyễn Việt Bắc - Ảnh tư liệu


Dù mới chỉ bắt đầu “vào nghề” nhận độ bóng đá từ tháng 10-2005 nhưng trùm độ Nguyễn Văn
Hồng (nguyên tổng giám đốc Công ty cổ phần bất động sản và thương mại Thăng Long) cũng đã
nhận tiền cá cược của Bùi Tiến Dũng tổng cộng khoảng 1 triệu USD, lần thấp nhất là 5.000 USD
và nhiều nhất là 268.000 USD.
Trong vụ án đánh bạc và tổ
Ngoài ra, Nguyễn Văn Hồng còn nhận độ của Vũ Mạnh Tiên chức đánh bạc này có vai trò
20.000 USD qua hai trận bóng. Theo cơ quan điều tra, số tiền liên quan của nhiều đối tượng
Hồng thu lời từ cá độ bóng đá là 4.200 USD (?!). khác. Trong đó, hành vi của Lê
Trọng Hoàng, Nguyễn Trung
Cả Bùi Quang Hưng lẫn Nguyễn Văn Hồng chỉ là đại lý nhận Hiếu, Phạm Anh Toàn, Dương
độ để chuyển cho một ông trùm khác tại TP.HCM. Tháng 10- Tuấn Anh đã được tách ra để
2005, nhân chuyến đi công tác tại TP.HCM, Hồng được bạn là điều tra trong vụ án khác. Cơ
Yến Hà giới thiệu Phong (em trai Hà) để giúp Hồng tổ chức quan điều tra cũng triệu tập một
đánh bạc. số đối tượng như Nguyễn
Quang Vinh (Vinh Thuẫn),
Hồng chấp nhận làm đại lý cho Phong với tỉ lệ hoa hồng 0,75% Phong, Yến Hà nhưng tất cả
doanh thu từ tiền đặt cược của các con bạc. Từ đó, Hồng đều không đến làm việc.
nhận cược của Bùi Tiến Dũng và Vũ Mạnh Tiên rồi chuyển cho
Phong. Xác minh tại địa phương thì các
đối tượng này không có mặt tại
Bùi Tiến Dũng đánh bạc bằng nguồn tiền nào? nơi cư trú nên còn phải tiếp tục
điều tra làm rõ để xử lý sau. Một
số đối tượng như Bảo “mít”,
Vốn có máu mê cờ bạc, cứ vào tối thứ bảy, chủ nhật, các ngày Nam “dậu” đã bị Bùi Quang
có bóng đá nước ngoài là Bùi Tiến Dũng gọi điện cho Vũ Mạnh Hưng khai về hành vi liên quan
Tiên, Lương Mạnh Hoa để hỏi về sức khỏe các cầu thủ tham đến cá độ và đánh đề nhưng
gia thi đấu, đồng thời gọi cho Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn không rõ nhân thân, nơi cư trú
Hồng hỏi tỉ lệ độ cá cược do các mạng cung cấp. nên không xác minh được.

Sau đó, Dũng lại gọi cho Vũ Mạnh Tiên hoặc Lương Mạnh Hoa nhờ đặt cược tại hai “đại lý” của
Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn Hồng. Ngoài ra, Bùi Tiến Dũng còn đánh bạc với Nguyễn Trung
Hiếu hai lần với số tiền khoảng 30.000 USD, cá độ Giải bóng đá SEA Games 23 vài ngàn USD
(do đánh nhiều quá nên không nhớ rõ).

Từ tháng 2 đến 12-2005, Bùi Tiến Dũng đã đánh tổng cộng khoảng 1,5 triệu USD tại hai “đại lý”
của Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn Hồng, trong đó thắng 430.000 USD và thua 450.000 USD.
Tiền thắng bạc, Dũng chi tiêu, mua sắm sinh hoạt cá nhân và sử dụng cho các lần đánh bạc sau.

Về nguồn gốc số tiền đánh bạc, cơ quan điều tra đã làm rõ Dũng sử dụng tiền tiết kiệm, thế chấp
nhà và tiền biếu xén của các đơn vị, cá nhân để đánh bạc.

Có lần do thua nhiều quá, Dũng sử dụng giấy tờ nhà chung cư mang tên người sở hữu là Bùi
Tiến Dũng và Lương Mạnh Hoa giao Vũ Mạnh Tiên đưa Bùi Quang Hưng để thế chấp cho Lê
Trọng Hoàng (Hoàng “võ”, bị can đã bị bắt tạm giam) lấy 118.000 USD.

Riêng bị can Nguyễn Việt Bắc cũng đã thừa nhận đánh bạc với Bùi Quang Hưng nhiều lần với
tổng số tiền đặt cược khoảng 10.000 USD, trong đó lần thấp nhất là 1.500 USD và nhiều nhất là
5.000 USD. Ngoài ra, Bắc còn đánh lô đề với số tiền 1 triệu đồng/con.

Như vậy, hành vi phạm tội của các bị can Bùi Quang Hưng, Nguyễn Văn Hồng, Bùi Tiến Dũng,
Vũ Mạnh Tiên, Lương Mạnh Hoa, Nguyễn Việt Bắc đã được làm rõ.

Cơ quan điều tra và Viện KSND tối cao đang gấp rút hoàn thiện kết luận điều tra cũng như cáo
trạng để đưa các đối tượng này ra xử lý trước pháp luật với hai tội danh “đánh bạc” và “tổ chức
đánh bạc”. Ngoài ra, Bùi Tiến Dũng, Vũ Mạnh Tiên, Lương Mạnh Hoa sẽ còn tiếp tục bị điều tra
trong vụ án khác.

MINH QUANG

Tổng Giám đốc PMU18 - Con bạc triệu đô


15:14' 18/01/2006 (GMT+7)

Như báo chí đã đề cập, một tay cá độ khét tiếng đất Hà Thành đã dám quẳng ra cả va li tiền
(khoảng 3 tỷ đồng) để cá cược cho một trận cầu, khát nước đến mức nướng cả 30 tỷ đồng
vào thú vui cá độ trong vòng một tháng.

Số tiền này tương đương một phần ba thu ngân sách của một tỉnh miền núi trong một năm.
Thông tin này khiến dư luận hết sức sửng sốt.

Mỗi ngày “mua vui” 1 tỷ đồng!

Đó là lối tiêu tiền không chỉ dân thường mà dân cờ bạc nào
cũng phải ngỡ ngàng. Nhân vật này là ông Tổng GĐ Ban
Quản lý Dự án 18 (PMU 18) thuộc Bộ GTVT Bùi Tiến Dũng.
Thông tin ban đầu cho thấy, có tháng cao điểm ông Dũng đã
dành tới 28 tỷ đồng cho cá độ.

Đặc biệt, nếu “ngửi” thấy mùi chiến thắng, ông Dũng đã sẵn Ông Bùi Tiến Dũng (Ảnh: Tiền phong)
sàng quẳng cả 300.000 đô la (gần 5 tỷ đồng) để cá. Rốt cuộc, thắng ít, thua nhiều, đô la thường
thì một đi không hẹn ngày trở lại.

Người ta ví rằng với số tiền gần 30 tỷ đồng có thể mua được 30 căn hộ chung cư hạng sang tại
Hà Nội và chỉ trong vòng một tháng, ông Tổng GĐ này đã dám “cá độ” cả một toà chung cư.

Nếu so với công việc mà ông Tổng GĐ này đang thay mặt Nhà nước quản lý thì số tiền 28 tỷ
đồng ứng với 5 km đường miền núi và tương đương một cây cầu hạng trung.

Vị Tổng GĐ “tài ba” này không chỉ cá độ bóng đá mà theo như một đồng nghiệp nhiều năm công
tác với ông Dũng đánh giá là: “ Món bài bạc của Tổng GĐ Dũng cũng... tương đối”.

Nhiều người khi nghe tin ông Dũng cá độ cả triệu đô la đã đặt câu hỏi: Vì sao lại như vậy, thật khó
tin. Ông Dũng là Bí thư Đảng ủy của PMU 18, là thường vụ Đảng ủy cơ quan Bộ GTVT.

Về tiền bạc, ông Dũng mỗi năm phải ký chi hàng ngàn tỷ đồng mà lại có đến ngót chục năm làm
Tổng GĐ, chắc không đến nỗi... túng để phải kiếm tiền từ cá độ.

Việc vung tay cá độ gần 30 tỷ đồng một tháng đã nói lên địa vị triệu phú đô la của ông Dũng. Việc
chi gần 2 triệu đô la một tháng của ông Dũng hẳn chỉ là một thú tiêu khiển (?).

Dư luận đặt câu hỏi, để có cách tiêu cả triệu đô la dễ như mua rau như vậy thì ông Dũng phải có
bao nhiêu tiền và số tiền đó lấy ở đâu ra?

“Say” bóng đá, “mê” cá độ

47 tuổi (sinh năm 1959), cao trên 1,7 m dáng rất tri thức, và cách ăn nói hoạt khẩu, quyết đoán
khiến những người gặp vị Tổng GĐ này đều rất ấn tượng.

Tuy nhiên bên trong cái vẻ không mấy gì là thể thao đó, ông Dũng có một niềm đam mê bóng đá
thực sự. Ngay từ những ngày còn là sinh viên trường Đại học GTVT (khóa 1977-1982), ông Dũng
đã nổi danh bởi lối đá bóng lãng tử. Ra trường, ông Dũng khoác áo lính , theo nghề binh nghiệp.

Rồi sau, ông Dũng từ biệt nghề nhà binh chuyển ngành về công tác tại Bộ GTVT. Với những
người thân, niềm đam mê bóng của ông Dũng không có gì là lạ. Bóng đá gắn với ông Dũng suốt
những tháng năm tuổi trẻ.

Mới đây một số đơn vị của ngành GTVT đã trầm trồ thán phục khi Câu lạc bộ bóng đá PMU 18
( tên gọi quen thuộc của cán bộ, nhân viên cơ quan) liên tiếp hạ gục nhiều đội bóng của các đơn
vị bạn.

Trên bức ảnh treo tại trụ sở PMU 18 người ta thấy rõ gương mặt tươi rói của vị Tổng GĐ với bó
hoa trên tay và tấm huy chương đeo trước ngực.

Ông Dũng rất quan tâm đến phong trào bóng đá của Ban. Cho dù bận rất nhiều việc song, tại
nhiều trận đấu có đội nhà tham gia, vị Tổng GĐ luôn có mặt để động viên cầu thủ nhà.

Tuy vậy, khoản cá độ thì khó có nhân viên nào biết được. Cho đến khi các cơ quan báo chí loan
tin về một cán bộ ngành GTVT dám cá độ 1,8 triệu đô la một tháng, nhiều nhân viên của PMU 18
mới bán tín, bán nghi: “Nếu vậy thì ghê gớm quá! ”.

Trước đó, nhiều anh em trong cơ quan thi thoảng thấy sếp cau có, đi đi lại lại vò đầu, bứt tai và
sẵn sàng “quạt” nhân viên vô cớ. Bây giờ thì nhiều người mới vỡ lẽ: Khả năng hôm đó Tổng GĐ
thua độ.

Cho dù việc ông Tổng GĐ này đã tham gia cá độ từ


Ngày 17/1/2006, ông Bùi Tiến Dũng bao giờ sẽ phải chờ kết luận của cơ quan điều tra,
không đến cơ quan? nhưng rõ ràng việc yêu bóng đá và “mê” cá độ đã song
hành tồn tại trong con người vị Tổng GĐ nhiều tiền
Ngày 17/1/2006 nhiều phóng viên có này.
mặt tại trụ sở PMU 18 trên đường Phạm
Hùng, huyện Từ Liêm. Vị Tổng GĐ hét ra lửa

Tuy nhiên, theo một cán bộ của PMU 18 Trong số các Ban QLDA của Bộ GTVT, PMU 18 được
thì Tổng GĐ lên làm việc trên Bộ. Buổi đánh giá là “siêu chủ đầu tư”. Nguồn vốn vay ODA,
chiều 17/1/2006 liên hệ lại qua điện vốn trái phiếu Chính phủ...để đầu tư hạ tầng giao
thoại, nhân viên PMU cho biết Tổng GĐ thông lên đến hàng trăm triệu đô la đã được giao cho
chưa đến. PMU 18 quản lý. Nhiều Ban QLDA khác cùng của Bộ
GTVT luôn phải kính cẩn nghiêng mình.
Một cán bộ của Bộ GTVT khẳng định
ngày 17/1/2006 ông Dũng không hề làm Hiện PMU 18 đang là chủ đầu tư của nhiều dự án lớn:
việc tại Bộ. Cầu Bãi Cháy, QL 18, QL 10, QL2, QL3...Số tiền được
“làm chủ” nhiều luôn tỷ lệ thuận với quyền lực của ông
Hiện, Bộ GTVT, cũng không thể liên hệ Tổng Giám đốc.
được với ông Dũng để mời ông Dũng
lên làm việc.

Trước đó, 16/1/2006, ông Dũng vẫn đến Vậy nhưng, để tạo nên quyền lực thì ông Dũng phải
cơ quan làm việc. nhờ đến rất nhiều quan hệ khác. Người xưa có câu:
“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Với trường hợp tổng GĐ Dũng không có gì là sai.

Mới đây nhất, ông Dũng đã ngoạn mục lọt vào danh sách 7 Thường vụ của Đảng ủy cơ quan Bộ
GTVT mặc dù trước đó, Ban cán sự Đảng Bộ GTVT không giới thiệu.

Giới thạo tin đồn đại: Mục tiêu của vị Tổng GĐ Bùi Tiến Dũng là chiếc ghế...Thứ trưởng Bộ GTVT
(?).

Câu hỏi đặt ra là ai đã tạo “uy” cho Tổng GĐ PMU 18? Dư luận cho rằng nhân vật này là một vị
Thứ trưởng Bộ GTVT đầy quyền uy...

Và có thể vì lẽ đó mà vị Tổng GĐ mê cá độ cứ ung dung rong ruổi vung tiền tỷ hàng ngày vào
những trận cầu đỏ đen. Chỉ đến khi Bùi Quang Hưng - nguyên chiến sĩ của Phòng CSGT - CA TP
Hà Nội lộ nguyên hình là một trùm cá độ, chân tướng “ con bạc” Bùi Tiến Dũng mới được lộ rõ.

Bất hạnh

Gia đình ông Bùi Tiến Dũng sống tại số nhà 14, ngõ 53 Trường Chinh. Người dân quanh ngôi nhà
này cho biết, dường như từ lâu vợ chồng ông Dũng không có những nụ cười hạnh phúc. Cách
đây hai năm ông Dũng đã cùng vợ...ra toà.

Nhưng vì nhiều lý do cả hai vẫn chưa thể đường ai người nấy đi. Cuộc sống khá nặng nề. Người
con trai đầu của ông Dũng sinh năm 1985 hiện đang du học tại Singapore, con thứ hai là gái đang
sống cùng mẹ. Hai vợ chồng gần như sống ly thân.

Có thể thấy, ông Dũng được sinh ra trong một gia đình gia giáo và được hưởng sự giáo dục
nghiêm khắc. Gia đình đó lại được tạo nên trên nền của một làng quê văn hiến: Làng Bặt, xã Liên
Bạt, ứng Hoà, tỉnh Hà Tây. Vậy nhưng, những đồng đô la kiếm được quá dễ dàng cũng dễ dàng
xóa đi địa vị của một ông Tổng GĐ hét ra lửa cùng nhiều hoài bão.

Tùng Duy - Phùng Sưởng (Theo Tiền Phong)


Bộ GTVT sẽ đình chỉ công tác ngay khi biết rõ cán bộ
cá độ

Ngày 17/1/2006, Bộ GTVT đã có văn bản chính thức về


việc có thông tin liên quan đến một cán bộ của Bộ GTVT
tham gia cá độ.

Theo đó, sáng 17/1/2006, Bộ trưởng Bộ GTVT Đào Đình


Bình đã chỉ đạo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho rà soát
trong hàng ngũ Tổng GĐ của các Tổng Cty, Cty và các
Ban quản lý dự án thuộc Bộ GTVT đồng thời làm việc
ngay với Cơ quan Cảnh sát điều tra- Bộ CA xin cung cấp
thông tin để Bộ GTVT có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong ngày 17/1/2006, ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức- Bộ


GTVT đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo cơ quan Cảnh sát
điều tra-Bộ CA. Vào cuối giờ chiều qua, Bộ GTVT đã soạn
thảo văn bản để hôm nay (18/1/2006) gửi Cục Cảnh sát
điều tra tội phạm về trật tự xã hội đề nghị cho biết thông
tin chính thức liên quan đến cán bộ thuộc Bộ GTVT.

Thông báo này cũng nêu rõ: Quan điểm của Bộ GTVT là
đề nghị cơ quan công an làm rõ, xử lý nghiêm minh cho
dù người đó là ai. Ngay khi có thông tin chính thức từ phía
cơ quan công an về danh tính của cán bộ tham gia cá độ,
Bộ GTVT sẽ đình chỉ công tác ngay cán bộ này và sẽ có
các biện pháp xử lý tiếp theo theo đúng thẩm quyền.

Vụ "đất Đồ Sơn": “Đã khôi phục niềm tin của dân”


23:28' 10/10/2006 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sau khi phiên toà phúc thẩm kết thúc, VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn
với đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) giữ quyền công tố tại phiên toà,
Kiểm sát viên cao cấp Nguyễn Văn Sừu.

Ông Sừu tâm sự: “Thành công lớn nhất tại phiên phúc thẩm này là đã
khôi phục được niềm tin cho nhân dân”.

- Phiên toà phúc thẩm đã kết thúc. Với tư cách là đại diện VKSNDTC giữ
quyền công tố tại toà, ông có cảm nhận như thế nào về kết quả phiên toà
hôm nay?

Phiên toà phúc thẩm xét xử vụ án tham nhũng đất đai tại Đồ Sơn Hải
Phòng đã kết thúc thành công, mang lại niềm tin cho người dân. Đóng
góp vào thành quả này, là sự tham gia tích cực của lực lượng cảnh sát tư
pháp bảo vệ phiên toà. Sự quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ của dư luận cũng
tạo sự động viên lớn lao cho những người tiến hành tố tụng, giúp phiên
toà diễn ra sôi động, có hiệu quả cao.
"Thành công lớn nhất trong
phiên toà xét xử phúc thẩm
nàylà mang lại niềm tin của Quan điểm của VKSNDTC đã được thể hiện rất rõ tại Quyết định kháng
nhân dân cả nước", ông nghị đối với bản án sơ thẩm trước đó. Đặc biệt, quan điểm này cũng
Nguyễn Văn Sừu nói. Ảnh: được bảo vệ thành công qua phần tranh luận với luật sư bào chữa và thể
Đ.P.
hiện trong kết luận tại phiên toà hôm nay.

Ngoài việc bác bỏ kháng cáo kêu oan của các bị cáo, VKS còn chứng minh được sự cần thiết
phải huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm để tiến hành tố tụng lại từ giai đoạn điều tra, chứ không phải từ
giai đoạn truy tố hay xét xử.

- Được biết, có tài liệu cho thấy khi vụ án được điều tra, sau đó đưa ra xét xử phúc thẩm, đã có
những "can thiệp" từ phía Hải Phòng dẫn tới việc bỏ lọt tội
phạm trong vụ án, cụ thể là trường hợp ông Chu Minh Tuấn.
Ngoài ra, việc áp dụng hình phạt đối với các bị cáo tại phiên
sơ thẩm rất "coi thường" dư luận. Quan điểm của VKSNDTC
như thế nào trước thông tin này?

VKSNDTC cũng xác định cụ thể: ông Chu Minh Tuấn (nguyên
giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hải Phòng), không phải
là nhân chứng mà là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
trong vụ án. Các bị cáo tại phiên phúc thẩm vụ "ăn" đất
Đồ Sơn. Ảnh: H.P.

Đồng thời, VKSNDTC chỉ ra rằng, việc áp dụng Bộ luật hình sự tại phiên toà sơ thẩm là không
đúng (không thể xác định đây là các trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng và hình phạt áp dụng
không chính xác).

Tôi cho rằng, kết luận điều tra trong vụ án này về những thiệt hại vật chất mới mang tính định tính
chứ chưa có tính định lượng. Việc này không thể khắc phục được nếu không tiến hành điều tra
lại.

- Xin hỏi ông, với cảm nhận cá nhân, khi tham dự phiên toà phúc thẩm này, ông thấy như thế
nào?

Nói thật lòng, tôi rất xúc động. Với sự nỗ lực cố gắng của những người tiến hành tố tụng, thành
công lớn nhất trong phiên toà xét xử phúc thẩm này, có thể nói, đó là mang lại niềm tin của nhân
dân cả nước.

Khi nhìn thấy những tràng pháo tay, những lời chúc mừng sau khi kết thúc phiên toà của những
người tham dự, đó là những khích lệ không gì có thể sánh được cho những người cầm cán cân
công lý.

- Xin cám ơn ông.

• Đức Pha - Hà Trường


Tuyên hủy án sơ thẩm vụ "ăn" đất Đồ Sơn
18:24' 10/10/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Tuyên huỷ án sơ thẩm vụ "ăn" đất Đồ Sơn, trả tài liệu để cơ quan điều tra
tiến hành lại từ đầu, là nội dung bản án phúc thẩm vừa tuyên chiều nay tại Hải Phòng.

14h hôm nay (10/10), Hội đồng xét xử phúc thẩm hình sự vụ “ăn” đất công tại Đồ Sơn (Hải
Phòng) gồm 3 bị cáo nguyên là lãnh đạo thị xã Đồ Sơn (gồm Vũ Đức Vận (nguyên Bí thư Thị xã),
Hoàng Anh Hùng (nguyên Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thị xã), Lưu Kim Thái (nguyên Phó Chủ tịch
UBND thị xã)) đã tuyên huỷ án sơ thẩm, trả tài liệu cơ quan điều tra tiến hành điều tra lại từ đầu.
Các bị cáo trong vụ "ăn" đất Đồ Sơn trước vành móng ngựa phiên phúc thẩm. Có dấu
hiệu "sót người, lọt tội" trong quá trình điều tra và xét xử phúc thẩm vụ án nghiêm trọng
này. Ảnh: H.P.
Bản án sơ thẩm tuyên phạt
cảnh cáo và "buộc" mỗi bị cáo phải nạp 50.000 đồng tiền án phí trước đó đã khiến công luận bất
bình. Đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký kiến nghị gửi VKSNDTC và Toà án Nhân dân
đề nghị xem xét lại bản án, đồng thời yêu cầu Bộ Công an tiến hành xem xét lại quá trình điều tra
vụ án.

Chủ tọa phiên toà phúc thẩm vụ "ăn" đất Đồ Sơn, ông Phạm Tuấn Chiêm, khẳng định việc Viện
KSND Tối cao truy tố 3 bị cáo phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”,
Điều 281 Bộ luận Hình sự là đúng. Các bị cáo câu kết chặt chẽ với nhau, thống nhất từ tư tưởng
đến hành động trong quá trình phạm tội.

Vì vậy, việc toà sơ thẩm chỉ tuyên hình phạt cảnh cáo là không đúng.

Đồng thời, việc VKSNDTC ký quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Chu Minh
Tuấn (nguyên GĐ Sở TN&MT Hải Phòng) là bỏ lọt tội phạm.

Trong quá trình điều tra vụ án, có tài liệu cho thấy, các cơ quan tố tụng đã "nhận được" quá nhiều
sự "can thiệp" từ phía chính quyền Hải Phòng về trách nhiệm cá nhân của các "nhân vật" liên
quan trong vụ án này.

Vì vậy, HĐXX phúc thẩm vụ án "ăn" đất Đồ Sơn đã tuyên huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm, trả tài liệu
để CQĐT tiến hành điều tra lại từ đầu.

• Hà Trường
Xử phúc thẩm: Quan "ăn" đất Đồ Sơn lại kêu oan
15:46' 23/10/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tham nhũng đất đai ở thị xã Đồ Sơn sáng
nay, có hàng ngàn người dân Hải Phòng, người khiếu kiện đất đai ở các tỉnh lân cận như
Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội... đến nghe.
3 "quan tham" trước vành móng ngựa
Nhiều người dân mang
theo đơn thư khiếu nại, chủ động cung cấp cho các phóng viên theo dõi phiên tòa. Mặc dù
TAND TP.Hải Phòng đã dành phòng xử lớn cho phiên tòa nhưng vẫn không đủ ghế cho
những người quan tâm. Nhiều người phải sang hội trường khác theo dõi phiên tòa qua loa
phóng thanh.

Cấp sai 33 mảnh đất, nộp phạt... 50.000 đồng (!)

Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 28/8, TAND TP.Hải Phòng đã đưa ra truy tố 3 bị can Vũ
Đức Vận - nguyên Bí thư thị ủy, Hoàng Anh Hùng - nguyên Chủ tịch UBND và Lưu Kim
Thái - nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị, nguyên Phó chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn
về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

HĐXX nhận định, Vũ Đức Vận là người chịu trách nhiệm chính. Bị cáo đã triệu tập
Thường vụ thị ủy, ra Nghị quyết trái với chủ trương của cấp trên. Sau đó, cụ thể hóa Nghị
quyết này bằng 2 thông báo, ra quyết định số 113, thành lập Hội đồng giao đất tái định cư
không đúng thẩm quyền, đưa người thân quen, không thuộc đối tượng vào danh sách cấp
đất tái định cư (tổng cộng 33 đối tượng).

Hoàng Anh Hùng cũng phải chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý chỉ đạo thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bị cáo không thực hiện đúng các quy trình
lãnh đạo, điều hành trong quá trình xét giao đất tái định cư, đưa người nhà, người thân
quen, người “đối ngoại” của lãnh đạo thị xã vào diện cấp đất tái định cư sai đối tượng.

Lưu Kim Thái vừa là Trưởng phòng Quản lý đô thị, vừa là thư ký Hội đồng xét giao đất.
Lợi dụng vị trí này, Thái đã cùng thường trực Hội đồng đưa người thân quen, người “đối
ngoại vào danh sách đề nghị cấp đất tái định cư.

Mặc dù đưa ra những nhận định đanh thép “hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã
hội, cần phải xử lý nghiêm minh” nhưng ngay sau đó, TAND Hải Phòng đã quay ngoắt
1800 với lý do: Hậu quả vụ án đã được kịp thời khắc phục. UBND TP đã ra quyết định thu
hồi toàn bộ diện tích đất cấp sai. Các bị cáo đều chưa có tiền án, tiền sự, khai báo thành
khẩn, có đóng góp cho địa phương..., “xét vai trò trách nhiệm trong vụ án này, các bị cáo
chỉ phạm tội với vai trò đề xuất, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.

Phiên tòa kết thúc trong sự hụt hẫng của những người đấu tranh chống tiêu cực bằng bản
án “nhẹ như lông hồng”: Các bị cáo bị cảnh cáo và phải nộp 50.000 đồng án phí.

Sở dĩ các bị cáo chỉ phải nhận mức án rất dễ chịu cũng một phần do UBNDTP Hải Phòng
có 2 văn bản gửi cơ quan CSĐT và Viện KSNDTC chiếu cố miễn trách nhiệm hình sự đối
với ông Hoàng Anh Hùng và ông Chu Minh Tuấn - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên -
Môi trường.

Tội rành rành vẫn cãi lấy được

Tại phiên xử phúc thẩm sáng nay, VKS nhận định, tuy thiệt hại về vật chất có phần đã
được khắc phục những những thiệt hại phi vật chất đã gây hậu quả nghiêm trọng và hành
vi phạm tội của các bị cáo đã hoàn thành. Theo VKS, hành vi của 3 vị cựu quan chức thị
xã Đồ Sơn thuộc nhóm phạm tội có tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng (hình phạt lên
tới 10 năm tù).

Hơn nữa, theo quy định của Điều 281 BLHS, không có hình phạt “cảnh cáo”. Thiệt hại
vật chất của các bị cáo gây ra bao gồm việc xác định giá trị thực tế của diện tích đất cấp
sai đối tượng là bao nhiêu? Việc thu và thanh toán tiền đất, triển khai việc thực hiện quyết
định thu hồi đất của UBND thành phố, việc mua đi bán lại của một số hộ được cấp đất...
việc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đường 353 chưa được điều tra triệt để nên
chưa đủ căn cứ xác định thiệt hại vật chất do các bị cáo gây ra.

Viện KSNDTC cũng nhận định, một số cán bộ có liên quan từ cấp phường đến cấp sở và UBND
TP có hành vi làm trái công vụ trong việc đề xuất, kiểm tra, thẩm định và duyệt, ký các văn bản,
các quyết định dẫn đến việc cấp đất tái định cư và định cư không đúng đối tượng, không đúng
chính sách, do dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự chưa được xử lý. Đặc biệt là vai trò của
nguyên giám đốc Sở TN-MT&Nhà đất Chu Minh Tuấn.

Tại phiên xử phúc thẩm, cả 3 vị “quan tham” đều một mực tiếp tục kêu oan (giống trong phiên xử
sơ thẩm) khiến những người tham dự phiên tòa không thể nhịn cười. HĐXX hỏi nguyên bí thư Vũ
Đức Vận việc bị cáo này ký quyết định số 113 xét cấp đất cho trên 33 cán bộ, những người có
quan hệ với lãnh đạo thị xã Đồ Sơn căn cứ vào đâu? Bị cáo trả lời: “Tôi ký trên chỉ đạo của cấp
trên và căn cứ vào tình hình thực tế địa phương”.

Dù một mực khẳng định là không tư lợi nhưng khi tòa hỏi bị cáo có người thân nào được cấp đất
không, Vũ Đức Vận đã phải cúi đầu thừa nhận con trai ông ta là Vũ Đức Trường được cấp một lô
đất 217,5m2 (trong hồ sơ, lô đất này chỉ ghi là Đức Trường chứ không ghi đầy đủ họ tên). Tòa hỏi
tại sao những người dân bị thu hồi đất chỉ được cấp lô bình quân 90m2, con trai bị cáo lại được
cấp lô rộng tới 217,5m2? Vũ Đức Vận quanh co: “Do thiết kế và do người ta phân ra lô như thế!”.

Tương tự, nguyên Chủ tịch Hoàng Anh Hùng và nguyên Phó Chủ tịch Lưu Kim Thái đều kêu
trước toà rằng mình làm theo chỉ đạo và không tư lợi, không tham ô. Nhưng cả hai bị cáo này đều
phải thừa nhận, người thân của họ cũng được chia chác đất đai (có cả những trường hợp được
xét cấp đất dù không có hộ khẩu tại Đồ Sơn).

Điều mà UBND TP.Hải Phòng và các bị cáo thường vin vào để bao che cho hành vi phạm tội của
mình là: quyết định cấp đất sai trái nói trên đã được thu hồi, không gây thiệt hại về kinh tế. Tuy
nhiên, trong phiên tòa, HĐXX đã chỉ ra rằng tại dự án này, Nhà nước đã phải chi hơn 11 tỷ đồng.

Nhưng, “hậu quả nghiêm trọng nhất của vụ án chính là là xói mòn niềm tin của nhân dân”, chủ toạ
phiên phúc thẩm Phạm Tuấn Khiêm nói. Ông Khiêm thông báo: CQĐT sẽ làm rõ hành vi cố ý làm
trái gây thiệt hại nghiêm trọng của ông Tuấn, ông Tuấn đã 7 lần báo cáo sai sự thật về dự án này.
Cũng theo ông Khiêm, sắp tới, ngoài dự án cấp đất tái định cư sai trái nói trên, cơ quan điều tra
cũng mở rộng điều tra dự án cấp đất cho dân cư khác liên quan đến trách nhiệm của Chu Minh
Tuấn.

Buổi chiều, bị cáo Hoàng Anh Hùng vắng mặt tại phiên tòa. Theo lời của luật sư bào chữa cho bị
can này thì sau phiên xử buổi sáng, trên đường về nhà, Hoàng Anh Hùng hoảng loạn sau khi bị
một số người xông tới cào cấu, nên không thể có mặt tại tòa. HĐXX quyết định tạm dừng phiên
tòa đến 8h sáng mai (10/10).

• Minh Trường
Thủ tướng chỉ đạo sửa sai cấp đất ở Đồ Sơn
09:14' 25/03/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến kết luận về kết quả thanh tra nội dung
đơn của ông Đinh Đình Phú (phường Ngọc Xuyên, Đồ Sơn, Hải Phòng) tố cáo lãnh đạo thị
xã Đồ Sơn cấp đất tái định cư sai đối tượng, không đúng chế độ chính sách, đặc quyền
đặc lợi.

Sau khi nghe Tổng Thanh tra báo cáo kết quả thanh tra, ý kiến tiếp thu, giải trình của UBND TP
Hải Phòng và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng kết luận:

Các sai phạm nêu trong đơn tố cáo là có thật. Thủ tướng biểu dương tinh thần trách nhiệm của
ông Đinh Đình Phú đã dũng cảm tố cáo những hành vi sai trái để Thanh tra làm rõ, ngăn chặn và
xử lý kịp thời.

Thủ tướng chỉ rõ: Trách nhiệm về những sai phạm này trước hết thuộc tập thể Thị uỷ Đồ Sơn (đã
ra một nghị quyết sai trái), UBND Thị xã Đồ Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hải Phòng (đã
cố ý làm trái quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đấ)t và UBND TP Hải Phòng (đã thiếu
sâu sát kiểm tra đối với cấp dưới).

Thủ tướng yêu cầu UBND TP Hải Phòng thực hiện nghiêm túc các kết luận của Thanh tra Chính
phủ, kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và cá nhân ở thị xã Đồ Sơn, Sở Tài nguyên và Môi
trường TP Hải Phòng về những sai phạm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai và có hình
thức xử lý kỷ luật nghiêm khắc; có biện pháp xử lý, khắc phục những sai phạm cụ thể như: kiện
toàn lại Hội đồng xét duyệt cấp đất, rà soát lại từng trường hợp đã cấp đất, trả lại dân số tiền thu
sai...

UBND TP Hải Phòng chỉ đạo tổ chức kiểm tra việc triển khai, thực hiện các dự án khác trên địa
bàn TP Hải Phòng để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các đơn vị cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật.

Thủ tướng đề nghị Thường vụ Thành uỷ Hải Phòng kiểm điểm và xử lý nghiêm minh đối với Bí
thư và tập thể ban thường vụ Thị uỷ Đồ Sơn, các Đảng viên liên quan có sai phạm trong việc ra
nghị quyết về việc cấp đất trái với quy định của Nhà nước và vi phạm các quy định về quản lý, sử
dụng đất đai.

Thủ tướng chỉ đạo Thanh tra Chính phủ chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan Công an để điều tra,
xác minh làm rõ hành vi sai phạm, nếu có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án. Giao Thanh tra
Chính phủ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận,
báo cáo kết quả lên Thủ tướng.

• Vân Giang
Bãi chức hai vị "to" nhất thị xã Đồ Sơn
12:04' 08/07/2005 (GMT+7)
HĐND thị xã Đồ Sơn bỏ phiếu miễn nhiệm Chủ tịch HĐND Đinh Xuân Thênh, Chủ tịch
UBND thị xã Hoàng Anh Hùng; Phó Chủ tịch UBND thị xã Lưu Kim Thái.

Quyết định trên được HĐND bỏ phiếu miễn nhiệm ngay sau khi Cơ quan điều tra khởi tố vụ
án chia chác đất công ở thị xã Đồ Sơn, Hải Phòng.

Cùng ngày (7/7), HĐND thị xã Đồ Sơn đã bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Tiều (nguyên Phó
Chủ tịch UBND thị xã) làm Chủ tịch HĐND thị xã; ông Lê Khắc Nam (nguyên Giám đốc
Công ty Xây dựng Ngô Quyền) làm Chủ tịch UBND thị xã.

Hai Phó Chủ tịch UBND thị xã được bầu là bà Đinh Thị Nở (nguyên Trưởng phòng Nội vụ,
LĐ-TB&XH thị xã) và ông Hoàng Đình Bình (nguyên Trưởng phòng Tài
chính Kế hoạch thị xã).

Ngày 7/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, cũng đã làm việc
trực tiếp với ông Đinh Đình Phú, người đã có công tố giác hành vi tiêu
cực của tập thể lãnh đạo thị ủy, HĐND, UBND thị xã Đồ Sơn tại nhà
riêng của ông Phú ở Đồ Sơn để thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ
công tác điều tra vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn. Người dân đang chỉ thửa
đất trị giá tiền tỷ được các
quan chức chia nhau
Sai phạm vụ chia chác đất công ở thị xã Đồ Sơn bắt nguồn từ việc Ban
Thường vụ Thị uỷ Đồ Sơn ra hẳn một Nghị quyết về việc cấp đất cho cán bộ chủ chốt,
trưởng các ban, ngành thị xã và dành tỉ lệ % đất đối ngoại để “biếu” các nơi cần “biếu”...
Sai phạm này được lãnh đạo Sở TN&MT Hải Phòng ủng hộ, giao đất làm nhà ở khu dân cư
Vụng Hương, phường Vạn Hương, Đồ Sơn; khẳng định việc giao đất cho các đối tượng
“tái định cư” đều đúng pháp luật.

Ngày 7/5/2004, UBND TP Hải Phòng giao Sở TN&MT Hải Phòng và UBND thị xã Đồ Sơn
kiểm tra lại toàn bộ quy trình, nhất là các đối tượng được giao đất làm nhà ở theo QĐ 807
khi thấy có vấn đề “nổi cộm”. Ngay lập tức, ngày 11/5/2004, lãnh đạo Sở vẫn khẳng định
quy trình giao đất là “đầy đủ và đúng”...

Chính sự “bảo kê” này của Sở Tài nguyên & Môi trường Hải Phòng đã làm nên sai phạm
của chính quyền thị xã Đồ Sơn trong việc cấp đất “tái định cư”.

Trong danh sách các hộ xin giao đất làm nhà ở khu dân cư phường Vạn Hương, thị xã Đồ
Sơn do Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn Hoàng Anh Hùng ký có một danh sách khá dài ghi
tên cụ thể chủ của từng lô đất là giám đốc, lãnh đạo nhiều sở, ban ngành TP Hải Phòng
(nếu không đứng tên trực diện thì là vợ, con... đứng tên thay). Trong khi đó hàng ngày,
hàng chục hộ dân nghèo vẫn đang sống tạm bợ, có hộ ở ngay trên hố xí cũ.... Chờ mãi, đất
cho dân vẫn vô vọng, bởi những lô đất đó đã được lên danh sách “tái định cư” cho các
“quan”.
Từ 7-12/4, các lãnh đạo thị uỷ, HĐND, UBND thị xã Đồ Sơn tự làm kiểm điểm. Từ 12 đến
20/4, Ban chỉ đạo TP Hải Phòng về xử lý tiêu cực đất ở thị xã Đồ Sơn sẽ làm việc, kiểm
điểm với từng cá nhân lãnh đạo thị xã Đồ Sơn. Tổng số cán bộ, đảng viên liên quan đến vụ
việc này bị xử lý lên đến 20 người.

Người dân thị xã Đồ Sơn cũng thắc mắc, bất bình khi Phó Chủ tịch thị xã Nguyễn Văn Tiều
cũng có tên trong danh sách đề nghị cấp đất trong vụ chia chác đất công ở Đồ Sơn lại
được thăng chức cao hơn là Phó Bí thư Thường trực thị xã Đồ Sơn?

(Tiền Phong, SGGP)


Xử sơ thẩm vụ tham nhũng đất ở Đồ Sơn
21:30' 28/08/2006 (GMT+7)
Sáng 28/8, TAND TP. Hải Phòng đã mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án tham nhũng đất ở Đồ Sơn. Đây là một trong
mười vụ án tham nhũng lớn về đất đai của cả nước năm
2005.

Ba bị can: Vũ Đức Vận, nguyên Bí thư Thị ủy thị xã Đồ


Sơn; Hoàng Anh Hùng, nguyên Chủ tịch UBND thị xã Đồ
Sơn và Lưu Kim Thái, nguyên Trưởng phòng quản lý đô
thị, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn đã ra vòng
móng ngựa trước sự có mặt của đông đảo nhân dân.
Khu đất có vị trí đắc địa, nhìn ra biển, trị giá
hàng chục tỷ đồng này đã được chia chác
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, hành cho lãnh đạo TX Đồ Sơn.
vi tội phạm của ba bị can Vũ Đức Vận (SN 1949); Hoàng
Anh Hùng (SN 1958) và Lưu Kim Thái (SN 1957) được xác định là lợi dụng chủ trương cấp
đất tái định cư cho những người thuộc diên di dời giải phóng mặt bằng, để cấp đất cho 33
đối tượng không thuộc diện của dự án, gây bất bình trong nhân dân địa phương.

Vũ Đức Vận là Bí thư Thị ủy thị xã Đồ Sơn phải chịu trách nhiệm chính về hành vi chỉ đạo
thực hiện không đúng với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Ông Vận đã ký
quyết định số 113 ngày 26/11/2002 về việc thành lập Hội đồng xét giao đất của Thị ủy Đồ
Sơn không đúng thẩm quyền.

Khi thực hiện việc giao đất tái định cư đã làm không đúng mục đích của dự án, thể hiện ở
việc để Thị ủy ra Thông báo số 57 ngày 25/12/2002 và Thông báo số 60 ngày 4/3/2003 làm
căn cứ để xét giao đất tái tái định cư mang tính đặc quyền đặc lợi, dẫn tới việc đưa 33 hộ
không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn hưởng quỹ đất tái định cư, trong đó có người
thân của mình.

Hoàng Anh Hùng là Chủ tịch UBND Thị xã Đồ Sơn, phải chịu trách nhiệm chính về hành vi
sai phạm. Thể hiện ở việc lấy hai Thông báo số 57 và 60 của Thị ủy để làm căn cứ xét giao
đất tái định cư dẫn tới việc đưa 33 hộ không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn để
chiếm hưởng quỹ đất tái định cư, trong đó có người thân của mình.

Lưu Kim Thái là Trưởng phòng Quản lý đô thị có nhiệm vụ giúp UBND thị xã Đồ Sơn quản
lý và sử dụng đất đai tại thị xã Đồ Sơn, là thư ký hội đồng xét giao đất đã có hành vi cùng
với Vũ Đức Vận và Hoàng Anh Hùng căn cứ vào Thông báo số 60 của Thị ủy mang tính đặc
quyền, đặc lợi để Hội đồng xem xét quyết định cấp đất cho 33 hộ không đúng đối tượng,
không đủ tiêu chuẩn, trong đó có người thân của mình.

Hành vi trên của ba bị can Vũ Đức Vận, Hoàng Anh Hùng và Lưu Kim Thái là phạm tội lợi
dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại điều 281 Bộ luật
hình sự.

Cáo trạng còn nêu rõ: Trong vụ án này còn có ông Chu Minh Tuấn với trách nhiệm là giám
đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng đã không thực hiện đầy đủ chức
năng nhiệm vụ theo quy định. Thiếu kiểm tra, giám sát, thẩm định hồ sơ nên đã ký tờ trình
của Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định giao
đất, trong đó có 33 hộ không đúng đối tượng, không đủ tiêu chuẩn.

Hành vi của ông Chu Minh Tuấn là phạm tội thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng.
Song, tài liệu điều tra không chứng minh được ông Chu Minh Tuấn có tư lợi từ hành vi
thiếu trách nhiệm trên.

Mặt khác, xét quá trình công tác, ông Chu Minh Tuấn có đóng góp nhất định cho địa
phương và chưa có sai phạm gì, UBND thành phố Hải Phòng đã đề nghị các cơ quan pháp
luật xem xét chiếu cố.

Xét tính chất mức độ và việc khắc phục hậu quả của vụ án, căn cứ điều 25 Bộ luật hình sự
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao quyết định miễn trách nhiệm hình sự đối với ông Chu Minh
Tuấn để xử lý nghiêm về hành chính .

Tuy nhiên, thực tế cho thấy dư luận chưa đồng tình với việc miễn trách nhiệm hình sự đối
với ông Chu Minh Tuấn và một số điều chưa đề cập tới trong vụ án. Trong nội dung đơn
của gần 40 người ở xóm Vạn Tác (Đồ Sơn) đồng ký gửi các cơ quan báo chí đã phản ánh:
ông Chu Minh Tuấn có vai trò rất lớn trong vụ án này. Ông cũng nằm trong diện được ưu ái
đặc biệt trong số tỷ lệ đất trích "đối ngoại".

Nếu vụ tham những đất đai ở Đồ Sơn không bị quần chúng tố giác thì gia đình ông Tuấn sẽ
được cấp 256 m2 đất. Với những chứng cứ và tư liệu quá rõ ràng, song, không hiểu vì sao
cơ quan điều tra lại “không chứng minh được ông Tuấn có tư lợi” mà chỉ là "phạm tội
thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Việc làm này vô tình hay hữu ý trong việc “giới hạn, khoanh vùng vụ án” để bao che cho
lãnh đạo thành phố cũng như gỡ tội cho cấp dưới, làm mờ nhạt, giảm nghiêm minh vụ án.

Mặt khác, có một thực tế mà bất cứ người dân nào ở thị xã Đồ Sơn đều biết là một quyết
định giao đất của UBND thành phố Hải Phòng, trong đó hơn 100 hộ được cấp đất, chủ yếu
là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của thị xã Đồ Sơn và quan chức của thành phố đã được cơ
quan điều tra bỏ qua...

Rõ ràng, bản cáo trạng trên chưa có sức thuyết phục, chưa công bằng và còn để lọt nhiều
tình tiết phạm tội tới một số đối tượng liên quan ? Dư luận đang chờ đợi sự phán xét
nghiêm minh, đúng pháp luật từ phiên tòa.

(Theo TTXVN)
Sẽ điều tra giai đoạn 2 vụ đất đai ở Đồ Sơn
08:28' 12/09/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ (Thủ trưởng CQĐT - Bộ Công an) khẳng định
sẽ tiến hành điều tra giai đoạn 2 vụ tiêu cực đất đai Đồ Sơn để không "sót người, lọt tội"

>> Sẽ huỷ án sơ thẩm vụ "quan ăn đất" Đồ Sơn


Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ (Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục cảnh sát, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ
Công an) chính thức khẳng định tại với báo giới "sẽ tiến
hành điều tra giai đoạn 2" vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn
(Hải Phòng), sau khi Bộ Công an nhận được ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Thiếu tướng Ngọ nhận định vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn
là "vụ án quá nghiêm trọng".
Khu đất có vị trí đắc địa, nhìn ra biển, trị giá
hàng chục tỷ đồng này đã được chia chác
cho lãnh đạo TX Đồ Sơn. Ảnh: TPO Hiện CQĐT đã sẵn sàng để sau khi có bản án xử phúc
thẩm, CQĐT sẽ tiếp tục điều tra những cán bộ có dấu
hiệu: chạy tội, chạy án, thiếu trách nhiệm hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi.

Chính thức thừa nhận CQĐT chưa xuyên sâu vụ án này, ông Ngọ khẳng định trong giai
đoạn 2 sẽ tiếp tục làm rõ trách nhiệm của cán bộ từ cấp cơ sở đến UBND thành phố Hải
Phòng trong việc cấp đất trái phép.

Khi vụ án được đưa ra xét xử, những án phạt dành cho các bị cáo quá "nhẹ nhàng" khiến
dư luận không thể chấp nhận.

Được biết, vụ đất đai Đồ Sơn, có tới 33 trường hợp là người nhà của cán bộ, công chức có
tên trong danh sách cấp đất "đối ngoại".

• Hà Trường
Huỷ án sơ thẩm vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn
17:36' 15/09/2006 (GMT+7)
(VietNamNet) - Viện KSNDTC vừa chính thức yêu cầu TANDTC tuyên huỷ án sơ thẩm vụ
tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn, trả hồ sơ để CQĐT điều tra lại từ đầu.

>> Sẽ huỷ án sơ thẩm vụ "quan ăn đất" Đồ Sơn


>> Sẽ điều tra giai đoạn 2 vụ đất đai ở Đồ Sơn

Liên quan đến vụ tiêu cực trong việc giao đất cho các hộ dân
tái định cư để giải phóng mặt bằng đường 353 và các dự án
khác trên địa bàn thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng), ngày 12/9/2006,
Viện trưởng Viện Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử
phúc thẩm tại Hà Nội (Viện Phúc thẩm 1, VKSNDTC) đã ký
quyết định số 03/QĐKN-VKSTC-VPT1, kháng nghị bản án sơ
thẩm hình sự số 182/2006/HSST ngày 28/8/2006 của TAND Những mảnh đất tai tiếng đến cả sau khi toà
TP.Hải Phòng. sơ thẩm đã xét xử nhưng cũng không thoả
đáng ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Ảnh: TPO.

Theo đó, Viện Phúc thẩm 1 yêu cầu Toà phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội xét xử vụ án với thủ tục
phúc thẩm theo hướng áp dụng Điều 250 khoản 1 Bộ luật Tố tụng hình sự, tuyên huỷ toàn bộ bản
án sơ thẩm để tiến hành điều tra, truy tố và xét xử lại theo quy định chung.

Xét xử: Vi phạm nghiêm trọng trong áp dụng Bộ luật Hình sự

Căn cứ vào tài liệu điều tra, kết quả thẩm vấn công khai và tranh tụng tại phiên toà, Viện Phúc
thẩm 1 cho rằng, có đủ cơ sở xác định các bị cáo Vũ Đức Vận (nguyên Bí thư Thị uỷ Đồ Sơn),
Hoàng Anh Hùng (nguyên Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn) và Lưu Kim Thái (nguyên Trưởng phòng
Quản lý đô thị đồng thời là Thư ký Hội đồng xét giao đất) vì vụ lợi và động cơ cá nhân, đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chủ trương cấp đất tái định cư của TP.Hải Phòng,
làm trái công vụ (bị cáo Vận còn có hành vi vượt quá quyền hạn được giao). Các bị cáo này đã đề
nghị cấp đất tái định cư cho đưa 33 hộ gia đình không thuộc diện tái định cư (trong đó có nhiều
trường hợp là người thân, người có quan hệ cá nhân với mình).

Hành động mang tính đặc quyền, đặc lợi khi thi hành công vụ nêu trên của các bị cáo này đã gây
cản trở cho việc thực hiện chủ trương cấp đất tái định cư và hoàn thành dự án của TP.Hải Phòng;
gây khiếu kiện, bất bình trong nhân dân; gây ảnh hưởng xấu đến niềm tin của nhân dân địa
phương đối với sự lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ Đảng và chính quyền nơi xảy ra vụ án; ảnh
hưởng xấu đến uy tín và sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Cũng theo Viện Phúc thẩm 1, trong vụ án này, tuy thiệt hại về vật chất có phần đã được khắc
phục nhưng những thiệt hại phi vật chất do hành vi phạm tội của các bị cáo nêu trên đã gây hậu
quả nghiêm trọng; và hành vi phạm tội của các bị cáo đã hoàn thành.

Viện Phúc thẩm 1 khẳng định 3 bị cáo nói trên phạm tội có tổ chức và gây hậu quả nghiêm trọng
nên hành vi phạm tội của họ đã phạm vào điểm a và c khoản 2 Điều 281 Bộ luật Hình sự (BLHS).

Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS thì tội phạm do các bị cáo thực hiện là tội phạm rất
nghiêm trọng (có mức hình phạt đến 10 năm tù).

Do đó, việc cấp sơ thẩm nhận định các bị cáo phạm tội “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” và áp
dụng điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS là không đúng pháp luật bởi lẽ tội phạm quy định tại Điều
281 ngay từ khoản 1 đã là tội phạm nghiêm trọng (có mức hình phạt tù đến 5 năm). Từ nhận định
sai lầm nêu trên, án sơ thẩm áp dụng điểm h khoản 1 Điều 46 BLHS với các bị cáo trở nên trái
ngược hoàn toàn với quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS.

Cũng theo Viện Phúc thẩm 1, việc Toà án cấp sơ thẩm chỉ áp dụng khoản 1 Điều 281 BLHS với
các bị cáo là không tương xứng với tính chất, mức độ phạm tội của các bị cáo và không đúng với
quy định tại Điều 196 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Chưa dừng lại ở đó, việc quyết định hình phạt “án sơ thẩm chuyển sang hình phạt cảnh cáo với
cả 3 bị cáo là không đúng quy định tại Điều 29 và quy định về hình phạt tại Điều 281 BLHS” (vì
Điều 29 BLHS quy định chỉ áp dụng hình phạt cảnh cáo với “người phạm tội ít nghiêm trọng”,
Điều 281 không có quy định hình phạt cảnh cáo).

Về hình phạt bổ sung, án sơ thẩm “không áp dụng khoản 4 Điều 281 BLHS” về chế tài “cấm đảm
nhiệm chức vụ từ 1 đến 5 năm” cũng là không đúng pháp luật bởi lẽ đây là chế tài bắt buộc, đã
quy định rõ trong điều luật.

Theo Viện Phúc thẩm 1, với những “thiếu sót” nêu trên, án sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng
trong việc áp dụng các quy định của BLHS.

Điều tra: Nhiều đối tượng, nhiều vấn đề chưa được làm rõ.

Cũng qua nghiên cứu hồ sơ vụ án này, Viện Phúc thẩm 1 khẳng định, một số cán bộ có liên quan
(từ cấp phường đến cấp sở và UBND TP.Hải Phòng) đã có hành vi trái công vụ trong việc đề
xuất, kiểm tra, thẩm định và duyệt, ký các văn bản, quyết định dẫn đến việc cấp đất tái định cư và
đất định cư không đúng đối tượng, không đúng chính sách, pháp luật cuả Nhà nước, có dấu hiệu
vi phạm pháp luật hình sự.

Tuy nhiên, những đối tượng này chưa bị khởi tố điều tra để xác định trách nhiệm theo pháp luật
một cách đầy đủ và có căn cứ. Trong khi đây là vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc xác định vai
trò, trách nhiệm và mức độ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo trong vụ án, đảm bảo
cho việc xử lý vụ án được khách quan, toàn diện, triệt để, tránh bỏ lọt tội phạm và hành vi phạm
tội.

Về “nhân vật gây chú ý” Chu Minh Tuấn (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Hải
Phòng), Viện Phúc thẩm 1 khẳng định đối tượng này đã nhiều lần không thực hiện công vụ, nhiều
lần làm báo cáo, lập tờ trình đề nghị UBND TP.Hải Phòng quyết định cấp đất tái định cư và đất
định cư không đúng đối tượng dẫn đến việc UBND TP đã ra quyết định cấp đất không đúng chủ
trương, trái pháp luật, gây ra việc khiếu kiện bức xúc, kéo dài của nhân dân.

Tuy nhiên, do việc điều tra chưa đầy đủ nên chưa có căn cứ xác thực để xác định động cơ, mục
đích của hành vi vi phạm, hậu quả do hành vi vi phạm mà Chu Minh Tuấn và các đối tượng có
liên quan trong vụ án gây ra.

Tương tự như vậy, việc thiệt hại vật chất của vụ án do các bị cáo gây ra cho Nhà nước, cho nhân
dân (bao gồm việc xác định giá trị thực tế của diện tích đất cấp sai đối tượng thuộc 2 dự án là bao
nhiêu; việc thu và thanh toán tiền đất; triển khai việc thực hiện quyết định thu hồi đất của UBND
TP; việc mua đi bán lại của một số hộ dân được cấp đất… và mức độ ảnh hưởng của hành vi vi
phạm đối với tiến độ thực hiện dự án đường 353) cũng chưa được điều tra đầy đủ, triệt để nên
chưa có căn cứ để xác định thiệt hại về vật chất do hành vi phạm tội của các bị cáo gây ra.

Theo Viện Phúc thẩm 1, vấn đề này cần được điều tra làm rõ để xác định đầy đủ tính chất, mức
độ và hậu quả về mọi mặt của vụ án. Việc án sơ thẩm đánh giá “hậu quả của vụ án đã kịp thời
được khắc phục” là không có căn cứ.

Chỉ 1 thời gian ngắn sau khi nhận kiến nghị của Thủ tướng Chính phủ, Viện Phúc thẩm 1 đã vạch
ra được hàng loạt những tồn tại trong quá trình giải quyết vụ án đang thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của dư luận này.

Cơ quan công tố cấp phúc thẩm khẳng định: “Cần huỷ bản án sơ thẩm để tiến hành điều tra, truy
tố, xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm”.

• Hà Trường
Nhà công và nhà công vụ

TT - Sự nhập nhằng giữa khái niệm nhà công vụ và nhà công đã khiến phiên chất vấn và
trả lời chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn
Hồng Quân không làm thỏa mãn từ đại biểu Quốc hội đến cử tri cả nước.

Khái niệm nhà công vụ và nhà công khác nhau. Song, có lẽ do quá bức xúc (từ những bức xúc
của cử tri và công luận), các đại biểu Quốc hội chỉ “xoay” hai vị bộ trưởng xung quanh nhà công
vụ. Và đương nhiên, cả hai vị bộ trưởng đều… nhẹ nhàng trích dẫn qui định từ luật ra để giải
thích. “Chưa có trường hợp nào bán nhà công vụ” - Bộ trưởng Vũ Văn Ninh khẳng định.

Cái lớn hơn chính là công sở biến thành nhà tư, nhà thuộc sở hữu nhà nước được bố trí và bán
hóa giá cho các cán bộ theo nghị định 61/CP (nghị định 61 ngày 5-7-1994 về mua bán và kinh
doanh nhà ở trong đó có qui định về việc bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho người đang
thuê).
Dù đã thật sự xóa bao cấp về nhà từ khi có nghị định 61, nhưng trên thực tế nhà thuộc sở hữu
nhà nước vẫn được bố trí một cách tùy tiện cho cán bộ và bán với giá “rẻ như bèo”, như là một
cách ban phát của công (nhưng không phải bất cứ ai trong toàn xã hội được hưởng). Bức xúc
của cử tri là ở chỗ đấy!

Do khái niệm nhà công và nhà công vụ đôi khi bị lẫn lộn (kể cả khi thể hiện trong câu chất vấn
của đại biểu) nên vấn đề rất bức xúc ngoài thực tế lại bị bó hẹp trong diễn đàn Quốc hội. Và như
vậy, hai vị bộ trưởng cũng lòng vòng không đi thẳng vào vấn đề, chỉ xoay quanh nhà công vụ và
có phần né tránh những câu hỏi mà cử tri cả nước rất muốn được biết về nhà công như: lượng
tài sản công khổng lồ kia đã được quản lý ra sao; ai, vị trí, cấp bậc nào được bố trí nhà công;
diện tích bao nhiêu; bán theo phương thức nào; giá bao nhiêu...?

Đ.TRANG

Ông Lê Đức Thúy trả lại nhà số 6 Lý Thái Tổ (Hà Nội)


00:15:00, 06/10/2006
Hoàng Ly

* Hiện không có quy định về tiêu chuẩn,


ưu đãi cho Bộ trưởng trong mua nhà,
đất

Ngày 5/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền


đạt ý kiến của Thủ tướng về quản lý, sử dụng nhà công
Nhà số 6 Lý Thái Tổ (Hà Nội) vụ trong đó có việc mua nhà số 6 Lý Thái Tổ của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Đức Thúy.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của ông Lê Đức Thúy về việc xin trả
lại nhà số 6 Lý Thái Tổ.

Thủ tướng chỉ đạo giao NHNN Việt Nam (VN) nhận lại nhà số 6 Lý Thái Tổ để bố trí
làm công sở. Việc giải quyết nhà ở cho ông Lê Đức Thúy sẽ được thực hiện theo đúng
quy định và chính sách hiện hành.

Trao đổi với PV Thanh Niên chiều 5/10, ông Trương Đình Song, nguyên Vụ trưởng Vụ
Tổng kiểm soát NHNN cho biết: "Ông Thúy xin trả lại nhà là đúng bởi việc giữ căn nhà
đó không chỉ gây ra dư luận không tốt cho ông Thúy mà cho cả ngành ngân hàng nói
chung". Một quan chức cấp cao đương nhiệm của NHNN thì tiết lộ: "Trong mấy ngày
gần đây, cán bộ các Vụ, Cục của NHNN suốt ngày bàn tán về chuyện nhà số 6 Lý Thái
Tổ, dư luận về lãnh đạo rất không tốt. Tôi nghĩ, sau khi anh Thúy trả lại nhà rồi thì mọi
chuyện cũng chưa yên đâu".

Về mặt thủ tục, sau khi NHNN thu hồi nhà số 6 Lý Thái Tổ, ông Lê Đức Thúy sẽ phải
làm các thủ tục để nhận lại tiền đã mua nhà, đất từ UBND TP Hà Nội cho căn nhà này.
Năm 2004, ông Thúy đã mua nhà số 6 Lý Thái Tổ với giá 596.368.600 đồng, trong đó:
giá bán đất của căn nhà này là 543.312.000 đồng, giá nhà ở là 53.056.600 đồng. Tuy
nhiên, do ông Thúy trả tiền theo phương thức một lần duy nhất nên tiền mua nhà được
giảm 10%, tiền mua đất được giảm 20%. Khi trả tiền, ông Thúy chỉ phải trả 476.550.600
đồng (chưa tới 500 triệu đồng). Vì thế, ông Thúy sẽ nhận lại số tiền đã trả chứ không
phải là giá mua. Ông Thúy sẽ không được trả lãi ngân hàng cho khoản tiền đã trả vì đây
là tình huống "bất khả kháng", một chuyên gia về nhà đất cho biết.

Ngoài việc được trả lại tiền đã mua nhà, đất, ông Lê Đức Thúy cũng sẽ nhận được tiền
đền bù việc đã "trót" xây nhà số 6 Lý Thái Tổ từ căn nhà 2 tầng ọp ẹp trở thành căn nhà
5 tầng, hiện đại với đầy đủ tiện nghi và có cả thang máy. Theo quy định, NHNN sẽ thanh
toán cho ông Thúy tổng số tiền xây dựng căn nhà này cho đến thời điểm ông Thúy bàn
giao nhà số 6 Lý Thái Tổ cho NHNN (vì hiện nay căn nhà này vẫn chưa hoàn thiện).
Việc chi trả tiền cho ông Thúy sẽ dựa trên các hóa đơn chứng từ mà ông Thúy xuất trình.
Trong trường hợp không có đầy đủ các hóa đơn chứng từ hợp pháp của việc xây dựng
căn nhà, NHNN sẽ phải thành lập một Hội đồng định giá giá trị xây dựng nhà số 6 Lý
Thái Tổ để xác định số tiền phải trả cho ông.

Theo đánh giá của một chuyên gia trong ngành xây dựng, số tiền ước tính bỏ ra để xây
căn nhà 5 tầng với thiết bị nội thất thuộc loại tốt trên diện tích đất khoảng 80m2 và có
thêm một thang máy loại bình thường sẽ vào khoảng trên 2 tỉ đồng. Nếu thiết bị và vật
liệu xây dựng ngôi nhà thuộc loại xịn thì giá cả có thể tăng lên rất nhiều.
Bộ trưởng được tiêu chuẩn mua nhà đất như thế
nào?

Chính sách hiện hành về nhà, đất dành cho các bộ


trưởng như ông Thúy ra sao? Báo Thanh Niên có
cuộc phỏng vấn ông Đặng Hùng Võ (ảnh), Thứ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

* Thưa ông, Bộ trưởng thường được hưởng đặc


quyền là mua 200m2 đất với giá ưu đãi. Quy định
này có phải là quy định chính thức không?

- Ông Đặng Hùng Võ: Luật Đất đai không có quy định này. Hiện nay,
chế độ chính sách đối với người có công với nước, các cán bộ lão thành
thì đã rõ và đã có Nghị định của Chính phủ quy định. Ngoài ra, đối với
những trường hợp cán bộ thuyên chuyển công tác theo yêu cầu mà chưa
có nhà ở thì có thể được thuê nhà ở công vụ hoặc xem xét giao đất ở mà
không thông qua đấu giá, giá tiền đất sẽ theo bảng giá của UBND địa
phương quy định.

* Như vậy, Bộ trưởng cũng không có tiêu chuẩn hoặc bất kỳ một ưu đãi
gì khi mua nhà, đất?

- Không có. Nhưng tôi cho đấy cũng là một mặt yếu bởi vì quản lý nhà
nước không rõ ràng, không chi tiết nên mới xảy ra việc các nơi vận dụng.
Nếu như có quy định của pháp luật về việc Bộ trưởng được mua ưu đãi,
miễn giảm theo khung giá của Nhà nước thì các nơi cứ theo đó mà tiến
hành; thực tế lại không có nên mới có chuyện vì đồng chí này thế này
nên phải... Chính điều này tạo ra những xộc xệch trong việc quản lý quỹ
nhà thuộc sở hữu Nhà nước tại các cấp khác nhau.

* Xin cảm ơn ông

You might also like