You are on page 1of 42

MÔ HÌNH, MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ HÌNH

HÓA CÁC QUÁ TRÌNH MÔI TRƯỜNG

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 1


Mục đích và nội dung của môn học

Mục đích:
o Mở rộng sự hiểu biết về ứng dụng của phương pháp mô hình
hóa trong nghiên cứu và quản lý môi trường;
o Phát triển phương pháp phân tích hệ thống ứng dụng trong
mô hình hóa môi trường;
Nội dung:
o Các phương pháp định lượng được sử dụng trong mô hình
hóa môi trường;
o Mô hình hóa các thành phần của môi trường.
o Các công cụ toán được sử dụng trong mô hình hóa : phương
trình vi phân thường, đạo hàm riêng, điều kiện ban đầu, điều
kiện biên, phương pháp giải số;
o Mô hình toán lan truyền chất ô nhiễm trong các môi trường
không khí, nước, đất;
o Soạn thảo mô hình trên một số ví dụ mẫu;
BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 2
NỘI DUNG BÀI 1

o Mô hình như một công cụ kết nối thế giới


tự nhiên và xã hội loài người.
o Mô hình hóa môi trường như một bộ phận
không tách rời của mô hình hóa nói
chung.
o Các dạng mô hình môi trường
o Một số nguyên tắc cơ bản trong xây dựng
mô hình

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 3


Mô hình như một công cụ kết nối thế
giới tự nhiên và xã hội loài người.

o Ngày nay hầu hết các ngành khoa học đều sử


dụng “mô hình”, (“model”).
o Mô hình không chỉ xuất hiện trong khoa học tự
nhiên mà còn xuất hiện trong khoa học xã hội.
o Với nhiều nhà nghiên cứu mô hình được hiểu là
các mô hình số phức tạp chạy trên máy tính,
trong một số ngành khoa học khác mô hình
được hiểu như một dạng mẫu tương tự.
o Tuy nhiên có rất nhiều thuật ngữ “mô hình”
được sử dụng rất khác nhau.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 4


Điểm được thống nhất cao về “model”

o Ứng dụng của mô hình rất


rộng, chúng giúp cho quá trình
thông qua quyết định trong
cuộc sống hàng ngày;
o Mô hình là một khái niệm cơ
bản của khoa học và đóng vai
trò đặc biệt quan trọng trong
khoa học môi trường nơi các
phép thí nghiệm rất khó tiến
hành

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 5


Mô hình như một công cụ chính kết
nối tự nhiên và xã hội, Nico Stehr

o “Thật dễ dàng vẽ một biểu đồ


hơn là mô tả chính xác những
điều thực tế đang diễn ra”
o “Trong nghiên cứu khoa học,
thu thập thông tin về đối
tượng nghiên cứu là chưa đủ,
cần thiết phải tổng quát hóa
dữ liệu được thu thập thành
các công thức”.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 6


Thuật ngữ “model” cũng được định nghĩa
theo nhiều cách khác nhau

o Mô hình là một đối tượng nhỏ, thường được xây dựng theo tỷ lệ, nó mô
tả một vài đối tượng thực tế trong tự nhiên.
o Mô hình là một mẫu thể hiện một sự vật còn chưa được xây dựng trên
thực tế, được xem như là kế hoạch (trên thực tế sẽ lớn hơn mẫu) và sẽ
được xây dựng.
o Thuật ngữ “model” có thể là một mẫu được sử dụng để trắc nghiệm về
ngữ pháp “ hai mẫu câu có cấu trúc văn phạm tương phản nhau”.
(Noam Chomsky)
o Thuật ngữ “model”có thể được dùng như một kiểu mẫu thiết kế của một
đối tượng cụ thể. Ví dụ có thể nói chiếc xe của anh ta là mẫu xe của
năm ngoái.
o Thuật ngữ “model” có thể được dùng cho đối tượng là người tiêu biểu
cho một hay nhiều tiêu chí khác nhau.
o Thuật ngữ “model” có thể là người hay vật thể phục vụ cho họa sĩ hay
người chụp hình nghệ thuật.
o Thuật ngữ “model” có thể dùng chỉ người có nghề nghiệp là trình diễn
thời trang.
(The American Heritage Dictionary of the English Language, New York:
Houghton Mifflin 1969)
BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 7
Stehr đã thêm vào mệnh đề sau:

o Mô hình là công cụ tốt


o Mô hình toán học còn tốt hơn.
Mẫu số chung nhất cho các mô hình:
chính là chức năng quan trọng nhất của
chúng – là sự giảm thiểu độ phức tạp
của phạm vi yêu cầu

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 8


o Pierre Duhem, nhà vật lý người Pháp:
“mô hình trong khoa học chỉ là một công
cụ để giải thích về lý thuyết và có thể
được loại bỏ một khi một lý thuyết khác
được phát triển”.
o Campell, nhà vật lý người Anh:
“mô hình là một phần thiết yếu (của lý
thuyết), không có nó lý thuyết sẽ
hoàn toàn không có giá trị”

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 9


Stehr: 2 thuộc tính cần quan tâm

o Chất lượng mô hình


o Kết quả định lượng được tạo ra từ mô
hình.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 10


Stehr:
o Mô hình là công cụ giúp dự báo cũng như
tính toán trước những hậu quả có thế trong
thực thi các dự án kinh tế và phát triển xã
hội.
o Dự báo này được xây dựng trên những tri
thức về đặc trưng của các quá trình xảy ra
trong thiên nhiên, qui luật phát triển xã hội
và sự ảnh hưởng lẫn nhau trong mối quan
hệ tương hỗ này.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 11


Tóm lại

o Mô hình hóa các quá trình và hiện tượng xảy ra


trong xã hội và thiên nhiên được thừa nhận như
một công cụ mạnh giúp hiểu biết sâu hơn bản
chất của tự nhiên và giúp loài người nhận được
thông tin quí giá về thế giới thực.
o Thông tin nhận được từ quá trình mô hình hóa
tiếp tục thúc đẩy sự phát triển các phương pháp
mới giải quyết các bài toán khoa học cũng như
làm cơ sở thông qua các quyết định quản lý cụ
thể.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 12


Mô hình hóa môi trường như một
bộ phận của mô hình hóa tự nhiên
– xã hội.

o Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản


o Cấu trúc cơ bản của mô hình hóa môi
trường
o Các thành phần trong quá trình mô
hình hóa môi trường sinh thái
o Các bước của quá trình mô hình hóa
môi trường

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 13


Vì sao cần mô hình môi trường

Quan điểm này đòi hỏi mỗi quốc gia nhanh


chóng giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
oXâydựng các phương pháp đánh giá sự bền vững
của các hệ sinh thái;
oNghiên cứu các quy luật biến đổi theo thời gian của
chúng
oHoàn thành các phương pháp đánh giá định lượng
tác động lên môi trường các hoạt động kinh tế - xã
hội.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 14


(tiếp theo)
o Để giải quyết tốt nhiệm vụ trên, cần thiết phải
phát triển lý thuyết hệ thống và mô hình hóa,
coi đây là công cụ chính để nghiên cứu môi
trường.
o Vào năm 1997, Viện quốc tế về phân tích hệ
thống ứng dụng (IIASA, Laxenbourg, Áo) đã
công bố danh mục các công trình nghiên cứu
trong 25 năm (1955 – 1997) gồm hơn 50.000
công trình liên quan tới lý thuyết hệ thống và
mô hình hóa môi trường.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 15


Định nghĩa và khái niệm cơ bản

o Các mô hình môi trường (Environmental Models)


được sử dụng để tái tạo lại các quá trình môi
trường xảy ra trong một khoảng thời gian nào
đó”.
o Ngày nay loài người đã hiểu rõ ràng rằng việc
tiến hành những thí nghiệm trực tiếp với sinh
quyển của hành tinh là không thể. Do vậy xây
dựng mô hình là phương tiện quan trọng để nhận
thông tin về tình trạng có thể của sinh quyển
chịu những tác động lớn từ phía con người lên nó.
Cục bảo vệ môi trường Mỹ

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 16


o Quá trình mô hình hóa có thể dựa trên những
nguyên lý khác nhau, dựa trên cơ sở xem xét và
phân tích các mối liên hệ nhân – quả. Mô hình
toán học của một đối tượng bất kỳ là sự mô tả
nó bằng các công cụ, phương pháp toán học.
o Bên cạnh các phương pháp toán học các phương
pháp khác được áp dụng như : lôgích, tương tự,
liên hợp…

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 17


Mô hình toán
Các quá trình được mô tả bằng cách sử dụng các
biểu thức toán học.
Rất nhiều biểu thức toán học các quá trình liên quan
tới mô phỏng môi trường sinh thái đã tồn tại.
Các quá trình vật lý: các quá trình lan truyền, hấp thụ,
sự phụ thuộc nhiệt độ, bay hơi.
Các quá trình hóa học: ô xy hóa, ion hóa, bốc hơi,
Các quá trình sinh học: quang hợp, sự tăng trưởng,
sự lắng trầm tích, sự phân rã, ...
Các mô hình số.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 18


Khả năng của mô hình toán:
o Bằng các công cụ mang tính hình thức để giải
phương trình và các bất phương trình hay bằng
thuật toán người nghiên cứu có thể dự báo sự thay
đổi hành vi của đối tượng nghiên cứu
o Xem các đối tượng này thay đổi như thế nào khi các
điều kiện này hay điều kiện khác (được mô tả bởi
các tham số của mô hình) thay đổi.
o Quá trình này gọi là mô phỏng toán học.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 19


Công việc thiết lập mô hình toán học các
quá trình môi trường là một bài toán rất khó

o Cần phải thu thập các dữ liệu đầu vào cho mô


hình.
o Xác định trạng thái ban đầu của môi trường
cần phải có một mạng lưới quốc tế thu thập và
xử lý thông tin ban đầu về tình trạng sinh
quyển.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 20


Kurkovsky A.P và Pritsker A.A.B
o Các hệ thống tự động gắn với các mô hình mô
phỏng cho phép nâng cao hiệu quả của nghiên
cứu môi trường;
o Vấn đề trung tâm trong nghiên cứu môi trường là
khái niệm chất lượng môi trường. Khái niệm này
gắn liền với sự thiết lập tải trọng môi trường cho
phép lên môi trường.
o Cần thiết phải nhận được các mô hình cho phép
đánh giá thiệt hại của các hệ sinh thái dựa trên
các tiêu chuẩn được thiết lập

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 21


Phạm vi không gian – thời gian của
đối tượng cần xem xét
o Mức độ toàn cầu tiến hành khảo sát với kích thước toàn cầu có lưu ý đến
các tác động tổng hợp các yếu tố mà người khảo sát quan tâm, diễn ra
trong một khoảng thời gian từ vài tháng tới vài chục năm (ví dụ các mô
hình thay đổi khí hậu,...).
o Mức độ vĩ mô - xem xét các đối tượng và các quá trình trong không gian
có kích thước vài ngàn km, kích thước thời gian - từ một vài tháng tới
một năm (mô hình lan truyền vượt tuyến chất bẩn giữa các quốc gia hay
các hành tinh với nhau, mô hình này đã được đưa vào áp dụng tại Châu
Âu và Bắc Mỹ,…).
o Mức độ trung bình (mức độ vùng) - xem xét các quá trình trong không
gian có kích thước từ vài trăm m tới vài trăm km và thời gian từ vài giờ
tới một vài tháng (các quá trình nhiễm bẩn khí quyển tại các thành phố
công nghiệp, các tổ hợp công nghiệp, các tình huống tai biến khi có sự
phát tỏa lớn của các chất bẩn vào không khí là thuộc mức độ này).
o Mức độ vi mô (mức độ địa phương) - xem xét các quá trình trên một diện
tích từ vài m tới một vài trăm m và thời gian từ vài phút đến một vài
chục phút (một bài toán sinh thái tiêu biểu ở đây là tính cho một số ít các
nguồn thải và xem xét chi tiết phân bố không gian của nồng độ tại một
địa phương nào đó).

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 22


Các thành phần trong quá trình
mô hình hóa môi trường sinh thái

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 23


o Biến trạng thái (state variables), hàm điều khiển
(forcing function) và biến ngoại sinh (exogerous
variables), các phương trình toán học
(mathematical equations), các tham số
(parameters), các hằng số thông số (universal
constants).

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 24


Mô hình hóa hệ sinh thái dưới nước

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 25


Các quá trình mô hình hóa

Xác định
bài toán
Gª ̣ RHMG SG@́H
Xác định
Thông qua hệ sinh thái
data

CỰ A@́N
Mô hình toán
Sự định cỡ

data Mô hình số

Phân tích
Nhạy cảm Kiểm tra
BÀI GIẢNG data
BÙI TÁ LONG
data 26
W` ́b ½ḥmg a` ̀hsn` ́m

Các phần tử của mô hình hoá


Các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các biến trạng thái (ví dụ
như mưa, nắng, gió, nhiệt độ, áp suất,...)
Các biến trạng thái: các dạng vật chất ứng với các điều kiện nhất
định của các đối tượng sinh thái
Các phương trình toán học
Các hằng số
Ngoài ra cần xác định
Không gian
Thời gian
Các hệ con
Trạng thái mà khi thời gian thay đổi, nó vẫn giữ nguyên được gọi là
trạng thái bền vững (Steady state)

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 27


Xác định bài toán
o Löïa choïn moâ hình

Taäp hôïp döõ lieäu ñang toàn taïi.


Döïa treân tri thöùc veà caùc bieán traïng thaùi Döõ lieäu ñeå hieäu chænh vaø
vaø caùc quaù trình cô baûn kieåm tra moâ hình

Moâ hình “toát“

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 28


Mô hình „chưa tốt“

Kiến thức nghèo nàn


Mô hình không thể mô phỏng nhiều chi tiết
Tính không xác định cao

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 29


Mô hình „tốt“

Kiến thức sâu


Mô hình càng chi tiết
Tính không xác định thấp

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 30


Bước kiểm tra (verification)

o Mô hình có ổn định trong một thời


gian dài hay không ?
o Mô hình có hoạt động như mong
đợi hay không ?

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 31


Phân tích độ nhạy (sensitivity)
o Xác định hiện ứng gây ra bởi sự thay
đổi nhỏ của các tham số mô hình lên
kết quả (biến trạng thái) bằng
phương pháp mô phỏng số hay kỹ
thuật toán học

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 32


Định kích cỡ, hiệu chỉnh (calibration)

o So sánh thống kê được thực hiện giữa kết quả tính


toán theo mô hình và thực đo; chỉnh lý các tham số
của mô hình dựa trên số liệu thí nghiệm tìm được
trong các tài liệu
o Là sự cố gắng tìm kiếm sự phù hợp giữa dữ liệu tính
toán và dữ liệu thực đo bằng cách lựa chọn thay đổi
một vài thông số.
o Quá trình này có thể được thực hiện bằng các phép
thử đúng sai, hoặc bằng cách sử dụng phần mềm
chuyên dùng cho việc tìm kiếm sự thích hợp tốt nhất
giữa các giá trị quan sát và giá trị tính toán.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 33


Bước xác nhận (validation)
o Kiểm tra mô hình dựa vào tập dữ liệu
độc lập để theo dõi kết quả mô phỏng
theo mô hình trùng khít với dữ liệu đo
đạc như thế nào;
o Bước xác nhận cho phép đánh giá mô
hình tốt hay không tốt khi có được
các dữ liệu chuẩn.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 34


Bước xác nhận (validation)
o Sự chấp nhận về mặt khoa học cho phép sử
dụng tiếp theo. Quá trình này gồm:
o (1) xác nhận các quá trình chính và nổi bật
nhất trong quá trình xây dựng mô hình;
o (2)các quá trình được thực hiện đúng các bước;
o (3) mô hình trên thực tế đã phản ánh đúng các
hiện tượng được quan sát.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 35


Phân loại mô hình
Loại mô hình Đặc điểm

Mô hình nghiên cứu ( Được sử dụng như công cụ nghiên cứu


Research models)
Mô hình quản lý (Management Được sử dụng như công cụ quản lý
models)

Mô hình tiền định (Deterministic Giá trị dự đoán được tính toán chính xác
models)
Mô hình dự đoán (Stochastic Giá trị dự đoán phụ thuộc vào phân bố xác suất
models)
Mô hình hộp (Compartment Các biến xác định hệ thống được lượng hóa bằng các
models) phương trình vi phân phụ thuộc thời gian
Mô hình ma trận Sử dụng ma trận trong các công thức toán

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 36


Mô hình quản lý môi trường có một
số đặc điểm riêng

o Bài toán quản lý có thể được phát biểu như sau:


nếu một số biến ngoại sinh (hay hàm điều khiển)
thay đổi thì điều này sẽ gây ảnh hưởng thế nào tới
hệ sinh thái.
o Mô hình môi trường được sử dụng để trả lời cho
câu hỏi này, nói cách khác mô hình môi trường
được dùng để dự báo.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 37


Mô hình quản lý và mô hình kiểm soát

o Khi chúng ta chọn các phương án tính toán


khác nhau, có nghĩa là chúng ta hình thành
các kịch bản (cho mô hình chạy). Trong số
các kịch bản này ta chọn kịch bản phù hợp
với chính sách phát triển kinh tế - xã hội
nhất. Khi đó mô hình được sử dụng như một
mô hình quản lý mà không phải là mô hình
kiểm soát.
o Chúng ta biến mô hình này thành mô hình
kiểm soát khi chúng ta muốn đạt được mức
độ nồng độ cho phép ở một ngưỡng xác định
nào đó.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 38


Mô hình „tốt“ (tiếp theo)

Xu hướng: các mô hình rất phức tạp


Công nghệ máy tính: dễ dàng cộng thêm các biến và các phương
trình
Nhưng rất khó lấy được các dữ liệu cần thiết để kiểm tra và hiệu chỉnh
mô hình
Càng nhiều tham số càng gây nhiều điều không xác định
“Mô hình cơ sở“ (Zeigler, 1976)
Chứa đầu vào – đầu ra đầy đủ
Mô tả tất cả các quá trình
Đòi hỏi một số lượng lớn chương trình tính toán
Không có “Mô hình cơ sở“ cho tất cả các hệ sinh thái

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 39


Mô hình là công cụ có lợi trong nghiên
cứu môi trường
Nghiên cứu các hệ phức tạp:
oNhiều thông tin có thể được ghi nhận
oThông tin có thể được hiển thị, ví dụ bằng đồ thị
Khám phá các tính chất của hệ:
oCác thông tin ghi có thể được phân tích
oViệc phân tích thông tin có thể khám phá ra tính chất không thể phát hiện khi
khảo sát
oPhát hiện những thiết xót trong tri thức và đưa ra các ưu tiên trong nghiên cứu :
oMô hình có thể tối ưu các phép đo ngoài hiện trường
oQuá trình lặp, mô hình và phép đo bổ xung cho nhau
oKiểm tra các giả thiết khoa học

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 40


Giới hạn của mô hình

o Mô hình không khi nào chứa tất cả các đặc điểm


của hệ thực. Đây vẫn chỉ là mô hình !
o Mô hình có thể có sai sót từ việc đơn giản hóa, sự
cắt đi nhiều thành phần của mô hình.

BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 41


BÀI GIẢNG BÙI TÁ LONG 42

You might also like