You are on page 1of 11

Những điểm nóng trong vật liệu hiện nay là: vật liệu nano (để chế tạo

những vật cực


nhỏ), vật liệu siêu dẫn (cho phép dòng điện cường độ cực lớn chạy qua vì gần như
không có điện trở), vật liệu sinh học, vật liệu điện tử, vật liệu quang điện.

Vật liệu mới mang tính chiến lược được các nước coi trọng hiện nay chủ yếu gồm 3
loại: vật liệu chức năng cao, gốm sứ kỹ thuật cao và vật liệu tổng hợp. Trong 8
tháng đầu năm nay, giá trị thương phẩm của 3 nhóm vật liệu này trên thế giới
vượt 220 tỉ đô-la Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng bình quân trước 2008 là 10-15 % mỗi năm.
Các ngành công nghiệp như: năng lượng, môi trường, điện tử, xe hơi, hàng
không vũ trụ, động cơ, cơ khí, đồ điện, kiến trúc, hải dương, công nghiệp nhẹ... đều
là những lĩnh vực đòi hỏi nhiều vật liệu thay thế, cho nên phát triển vật liệu thay thế trở
thành điểm nóng của nhiều nước.

Vật liệu siêu dẫn nâng cao rất nhiều hiệu suất tận dụng năng lượng, tác động lớn tới
hướng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, ví dụ xe điện tốc độ cao (400-500 km/giờ)
chạy trên đệm từ, sẽ mang lại bộ mặt hoàn toàn mới mẻ cho ngành vận tải biển,
đường sắt, cơ sở hạ tầng. Từ giữa thập niên 80 thế kỷ trước đến nay, vật liệu sinh học
đã phát triển hơn 100 loại trong đó 1/3 đã bắt đầu thương mại hóa. Ví dụ loại keo
sinh học có độ dính cao do một công ty thuộc bang Maryland của Mỹ chế tạo mà
nguyên liệu lấy từ một loại vi khuẩn trong hải dương, cho lên men sản xuất thành keo.
Loại keo này có thể dùng dán tàu thuyền, tàu vũ trụ, thiết bị chống ăn mòn và trong y
học lâm sàng...

Trong thập niên 1980, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã phát hiện trong bụi than ống
khói có mặt “than 60”, loại than được cấu tạo gồm 60 phân tử thuộc kết cấu thứ ba với
thành phần toàn than 100% nhưng khác với than chì và kim cương. Than 60 là loại vật
liệu hết sức kỳ lạ, có thể trở thành nguyên tố cơ bản để phát triển hàng vạn loại vật liệu
mới. Chẳng hạn khi thêm vào các nguyên tố Bari, Stronti, Ytterbium và Uranium vào kết
cấu phân tử của than 60, sẽ sản sinh một loại vật liệu chưa từng có với các tính năng
như siêu dẫn, siêu cứng, chống mòn, chống bức xạ, bán dẫn, chống nhiệt độ cao...

Kể từ thập niên 90 thế kỷ 20, các nước đã thu được thành tựu đột phá trong lĩnh vực
vật liệu nano, đưa việc phát triển vật liệu mới qua một giai đoạn mới. Dự kiến từ 5-
10 năm tới sẽ xuất hiện vật liệu cao năng dùng cho kỹ thuật nano, có độ cứng
hơn thép 11 lần nhưng cực nhẹ, chỉ bằng 1/10 trọng lượng của tờ giấy.

Việc phổ cập kỹ thuật thông tin viễn thông đang nhanh chóng đổi mới vật liệu
điện tử. Các nhà khoa học đã chế tạo được vật liệu nhựa giá thành thấp có thể thay
silicon trong sản xuất mạch tích hợp. Các nhà khoa học Mỹ và châu Âu đang
nghiên cứu chế tạo chíp vi xử lý bằng vật liệu nhựa giá thành thấp hơn nhiều nhưng có
tốc độ và chức năng xử lý tương đương chíp bằng silicon. Mới đây tập đoàn
Philips (Hà Lan) đã sử dụng vật liệu nhựa làm chất bán dẫn trong sản xuất màn hình
vi tính thay cho silicon. Phương pháp này không đòi hỏi nhiều công đoạn, cũng
không yêu cầu nghiêm khắc về môi trường sạch nên việc sản xuất đơn giản hơn loại
mạch tích hợp bằng silicon, khiến cho công nghệ này rất thích hợp cho việc sản xuất màn
hình rộng lớn. Giá thành là ưu thế rất lớn của chíp mạch bằng vật liệu nhựa. Hiện nay
chi phí đầu tư cho một nhà máy sản xuất chíp mạch bán dẫn bằng silicon lên tới 3 tỉ
đô-la Mỹ nên giá thành một bộ vi mạch lên tới mấy đô-la trong khi nếu sử dụng vật
liệu nhựa thì giá thành chỉ còn mấy xu. Theo dự kiến, tổng sản phẩm của chíp mạch vật
liệu nhựa từ đây tới 2008 bình quân mỗi năm là 15 tỉ đô- la Mỹ.

Các chuyên gia về vật liệu bán dẫn hữu cơ cho rằng sản phẩm điện tử bằng vật liệu nhựa
tất yếu sẽ trở thành một thị trường đầy hứa hẹn cho tương lai. Công nghệ mới này có
thể ứng dụng để phân tách khí tự nhiên từ rác thải đang phân hủy và để lọc các chất
cặn bẩn trong nước.

Vật liệu nhựa TR cho phép carbon dioxide và những phân tử nhỏ khác đi qua những
cái lỗ nhỏ giống như đồng hồ cát nhưng giữ phân tử chính của khí tự nhiên là methane ở
lại. Nhựa TR có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 316oC và thực sự đã hoạt
động tốt hơn ở nhiệt độ cao. Với khả năng chịu nhiệt như vậy, vật liệu mới này sẽ là
chọn lựa lý tưởng đối với các nhà máy điện nơi đòi hỏi phải có nhiệt độ cao để
phân tách khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ khí tự nhiên.
Để ngăn không cho ống dẫn khí bị rỉ sét, khí tự nhiên được dẫn trong các
đường ống có thể chỉ được phép chứa 2% carbon dioxide. Tuy nhiên, khi được
khai thác và đưa ra khỏi mặt đất, nó thường có hàm lượng carbon dioxide cao hơn
nhiều. Vì vậy, cần phải có một bước phụ là lọc bớt lượng carbon dioxide dư thừa ra khỏi
khí tự nhiên.
Theo nhóm nghiên cứu, vật liệu nhựa mới phát minh của họ có lọc nhanh hơn vật liệu lọc
truyền thống gấp 100 lần và hiệu quả hơn gấp 4 lần. Nhờ vậy, các nhà máy xử lý khí sẽ
tiết kiệm được 500 lần không gian để lắp đặt thiết bị lọc.

Carbon dioxide là thủ phạm gây ra tình trạng trái đất ấm lên. Vì thế, nếu vật liệu nhựa
mới được đưa vào sử dụng thì nó sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính.
Công nghệ mới này có thể ứng dụng để phân tách khí tự nhiên từ rác thải đang phân
hủy và để lọc các chất cặn bẩn trong nước.

Vật liệu nhựa TR cho phép carbon dioxide và những phân tử nhỏ khác đi qua những
cái lỗ nhỏ giống như đồng hồ cát nhưng giữ phân tử chính của khí tự nhiên là methane ở
lại. Nhựa TR có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 316oC và thực sự đã hoạt
động tốt hơn ở nhiệt độ cao. Với khả năng chịu nhiệt như vậy, vật liệu mới này sẽ là
chọn lựa lý tưởng đối với các nhà máy điện nơi đòi hỏi phải có nhiệt độ cao để
phân tách khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ khí tự nhiên.
Để ngăn không cho ống dẫn khí bị rỉ sét, khí tự nhiên được dẫn trong các
đường ống có thể chỉ được phép chứa 2% carbon dioxide. Tuy nhiên, khi được
khai thác và đưa ra khỏi mặt đất, nó thường có hàm lượng carbon dioxide cao hơn
nhiều. Vì vậy, cần phải có một bước phụ là lọc bớt lượng carbon dioxide dư thừa ra khỏi
khí tự nhiên.
Theo nhóm nghiên cứu, vật liệu nhựa mới phát minh của họ có lọc nhanh hơn vật liệu lọc
truyền thống gấp 100 lần và hiệu quả hơn gấp 4 lần. Nhờ vậy, các nhà máy xử lý khí sẽ
tiết kiệm được 500 lần không gian để lắp đặt thiết bị lọc.

Carbon dioxide là thủ phạm gây ra tình trạng trái đất ấm lên. Vì thế, nếu vật liệu nhựa
mới được đưa vào sử dụng thì nó sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng
nhà kính.
Theo quy hoạch phát triển ngành nhựa đến năm 2010 của Bộ công nghiệp, ngành
nhựa Việt Nam đã có được sự tăng trưởng ổn định và lâu dài. Trong những năm
qua, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa vẫn giữ vững ở mức 20-25%/năm và dự
kiến sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng này cho đến năm 2010.

Đặc biệt, từ nay đến năm 2010, ngành nhựa sẽ tăng tỷ lệ nội địa hoá nguyên
vật liệu lên trên 50% và dần dần thay thế nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, Chính phủ
cũng đã thông qua kế hoạch dành gần 1 tỷ USD để hỗ trợ việc xây dựng và cải tạo nhà
máy sản xuất nguyên liệu thô như PVC và PP để có thể đáp ứng 50-60% nhu cầu
nguyên liệu thô của ngành nhựa.

Tiềm năng phát triển rất lớn

Theo nhận định của Công ty nhựa Bình Minh, sản phẩm ngành nhựa nói chung và ngành
ống nhựa nói riêng gắn liền với sự tăng tưởng của nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam
đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành công
nghiệp và xây dựng đạt 11% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, do
vậy nhu cầu về ống nhựa các loại còn tiếp tục tăng trưởng để phục vụ cho nhu cầu
xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến thiết đất nước.

Ngoài ra, sản phẩm ống nhựa còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như: nông
nghiệp, công nghiệp, bưu chính, viễn thông,... Qua đó, cho thấy tiềm năng phát
triển của ngành ống nhựa ở Việt Nam như hiện nay là rất lớn.

Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa, trong
đó Nhựa Bình Minh là một thương hiệu lớn, được nhiều người tiêu dùng biết đến, hệ
thống công nghệ sản xuất vào loại hiện đại nhất thị trường Việt Nam hiện nay, chất
lượng sản phẩm thuộc loại tốt nhất trên thị trường theo các tiêu chuẩn ISO, JIS, ASTM
nên khả năng cạnh tranh của công ty là tương đối cao. Về sản lượng sản xuất năm
2005, Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong dẫn đầu với 25.000 tấn (thị trường tiêu thụ
chủ yếu ở phía Bắc), tiếp đến là Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (21.000 tấn, tiêu thụ
chính từ miền Trung trở vào phía Nam), Công ty nhựa Đạt Hoà (12.000 tấn), Công ty
nhựa Minh Hùng (10.000 tấn), Công ty nhựa Đệ Nhất (7.000 tấn) và Công ty nhựa Tân
Tiến đạt 5.000 tấn.
Ngoài ra, sản phẩm nhựa của Việt Nam có chất lượng tốt, có đủ khả năng xuất khẩu
ra thị trường các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước lân cận là Campuchia và
Lào.

Theo quy hoạch, một số sản phẩm chính của ngành nhựa Việt Nam có mức gia tăng
sản lượng khá cao, khoảng 20%/năm, trong đó ngành nhựa sản xuất vật liệu xây
dựng có mức tăng trưởng sản lượng bình quân khoảng 25%/năm và tiềm năng
phát triển vẫn còn rất lớn, mặc dù xét về định hướng phát triển nhóm sản phẩm nhựa
vật liệu xây dựng không được ưu tiên bằng nhóm sản phẩm nhựa kỹ thuật cao.

Các loại ống nhựa PVC có những ưu điểm như bền với hoá chất, không bị gỉ sét, khả
năng chịu va đập và áp lực lớn, nhẹ, dễ vận chuyển, cách nhiệt tốt và lắp đặt dễ
dàng nên đã nhanh chóng thay thế cho các loại ống làm từ các vật liệu truyền thống
như kim loại, bêtông.

Hiện nay, ống nhựa PVC được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: hệ thống cấp
nước và thoát nước trong các công trình xây dựng, công nghiệp nhẹ; ống luồn dây
điện, cáp điện trong công nghiệp năng lượng, ống phục vụ cho ngành bưu điện cáp
quang... Các loại ống gân HDPE được ứng dụng nhiều trong hệ thống thoát nước các
công trình xây dựng, công trình công nghiệp, công trình đường giao thông đô thị
đặc biệt là đường cao tốc, hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp và hệ thống bảo vệ
đường cáp ngầm trong ngành bưu chính, viễn thông.

Theo các công ty nhựa, trong thời gian vừa qua, nhu cầu tiêu thụ nguyên vật liệu nhựa
trên thế giới tăng mạnh, hiện tượng đầu cơ của các quốc gia lớn như Trung Quốc,
Thái Lan cùng với việc giá dầu thô trên thế giới tăng cao đã làm giá của các loại
nguyên vật liệu nhập khẩu tăng mạnh gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngành nhựa.

Do nguyên vật liệu chính của các doanh nghiệp nhựa là các loại bột nhựa, hạt nhựa có
nguồn gốc từ dầu mỏ và phần lớn nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu (chiếm khoảng
55-65%) nên những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các nước sản xuất dầu
mỏ hàng đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Saudi,... có ảnh hưởng rất lớn đến
giá cả nguyên vật liệu của các công ty.

Hiện chi phí nguyên vật liệu của các doanh nghiệp nhựa chiếm khoảng 70-75% giá thành
sản phẩm, do đó việc tăng hoặc giảm giá nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ có ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty nhựa. Từ năm
2002 đến 2004 giá nguyên liệu nhựa liên tục tăng, riêng năm 2004, giá
nguyên liệu nhựa tăng khoảng 30-40% nhưng giá bán ra lại không thể điều chỉnh
tăng tương ứng cho nên doanh số tăng nhưng lợi nhuận của các công ty lại giảm.
Năm 2005, giá nguyên vật liệu nhựa bình quân đã được bình ổn và giảm so với
năm 2004.
Thách thức thứ hai là làm sao nhanh chóng giảm được tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu,
giảm tỷ lệ phế liệu phát sinh trong sản xuất các sản phẩm nhựa, tăng cường tận dụng
triệt để những sản phẩm hỏng thông qua quy trình tái chế, tạo bột từ những sản phẩm
hỏng này và đưa bột nhựa tái chế trở lại quy trình sản xuất theo một tỷ lệ nhất định
đảm bảo những tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm. Phí vận chuyển liên tục tăng
theo giá xăng dầu đã tác động khá mạnh đến ngành nhựa mặc dù sản phẩm ống
nhựa nhẹ nhưng rất cồng kềnh nên việc vận chuyển rất tốn kém.

Việt Nam sẽ chính thức gia nhập WTO vào cuối năm 2006 cũng là yếu tố ảnh hưởng
lâu dài tới ngành nhựa. Hiện tại, do các rào cản về mức thuế suất nhập khẩu, thủ tục hải
quan, hạn ngạch nhập khẩu,... nên hoạt động nhập khẩu thành phẩm ngành nhựa từ các
nước không được đẩy mạnh. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu
sản phẩm nhựa sẽ giảm mạnh, thông thoáng hơn về thủ tục hải quan,... sẽ là một thách
thức lớn đối với những nhà sản xuất trong nước với nguy cơ tràn ngập thị trường của
hàng nhập khẩu.

Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ trực tiếp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
ống nhựa tại Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm trong nước.

Ngành nhựa hiện nay vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu,
để có đủ nguyên liệu cho sản xuất, hàng năm ngành nhựa phải nhập khẩu phần
lớn nguyên liệu và với khoảng 1,5-2 triệu tấn, chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ
trợ.

Hai liên doanh sản xuất bột nhựa PVC và dầu DOP trong nước chỉ mới đáp ứng chưa
tới 10% nguyên vật liệu toàn ngành nhựa. Sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu làm
cho giá sản phẩm trong nước cao hơn giá sản phẩm nhập khẩu sẽ tác động rất lớn đến
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi hội nhập. Bên cạnh đó, do tập tính
chuộng hàng ngoại của người Việt Nam nên nếu vượt qua được rào cản thuế quan, chi
phí vận chuyển thì các sản phẩm ống nhựa nhập ngoại sẽ trực tiếp cạnh tranh với sản
phẩm ống nhựa Việt Nam.
Quản lý vừa là một môn khoa học vừa là một nghệ thuật, để trở thành một nhà quản lý
tốt, mỗi cán bộ cần trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản vững chắc, kinh
nghiệm và sự sáng suốt, nhậy cảm trong điều hành, xử lý công việc.
Nhằm nâng cao năng lực quản lý cho các cấp lãnh đạo đáp ứng yêu cầu mới
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, vừa qua, trong bốn ngày từ 20 đến 23 tháng 8
năm 2007, Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á đã phối hợp với VCCI tổ chức
khoá học “ Phong cách lãnh đạo” do giảng viên cao cấp của Học viện Hành chính
Quốc gia, Tiến sỹ Nguyễn Tất Thịnh, một người vừa có kiến thức quản lý, xã hội sâu
rộng vừa có kinh nghiệm thực tế trong quản lý điều hành tại doanh nghiệp chính
thức giảng dậy.

Tham gia khoá đào tạo có đầy đủ các cán bộ cấp quản lý của Tập đoàn, ngoài
ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyến Bá Hùng và Tổng Giám đốc Trần Thị Lê Hải
cũng tham dự để chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm trong quản lý.

Tại khoá học, các học viên đã có cơ hội nhận thức rõ hơn cũng như tổng hợp
những kiến thức đã tích luỹ từ trước về quản trị theo mục tiêu, điểm căn bản và cốt
lõi trong tư duy lãnh đạo. Bên cạnh đó, những điều kiện cần và đủ để trở thành một
nhà lãnh đạo chuẩn mực như: mục tiêu, động cơ, kinh nghiệm, kiến thức, giá trị đạo
đức, phong thái và nội hàm của những tiêu chí này cũng được giảng viên hệ thống,
hướng dẫn và chia sẻ với các học viên.

Không chỉ có lý thuyết hệ thống, các học viên tham gia khoá học còn được
tham gia vào việc xử lý các tình huống giả định trong quản lý và trao đổi những kinh
nghiệm thực tế trong quản lý đã và đang diễn ra tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng
như các doanh nghiệp lớn trên thế giới như: Microsoft, Rockefeler, Toyota, Trần Anh,
Truyền thông dầu khí…nhằm nâng cao các kỹ năng xử trí của mỗi học viên.

Bên lề khoá học, các học viên cùng giảng viên chia sẻ một cách cởi mở về
phong cách lãnh đạo Đông, Tây, những kinh nghiệm trong quản lý doanh nghiệp ứng
dụng trong quản lý gia đình và ngược lại. Những trao đổi này góp phần tạo ra không
khí học tập hứng khởi và tích cực trong suốt khoá học.

Kết thúc khoá học, mọi thành viên tham gia khoá học đều nhận thấy mình
được mở mang kiến thức về quản lý, đúc rút được các kinh nghiệm của bản thân
cũng như học hỏi những kinh nghiệm của người đi trước, từ đó, nâng cao năng lực
quản lý của chính mình góp phần nâng cao năng lực quản lý chung của doanh
nghiệp. Trong thời gian tới, hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm này sẽ được
phát huy trong mỗi cá nhân nhằm tạo ra sức mạnh cộng hưởng đem lại hiệu quả
trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.
Tam thập nhi lập”, với người đàn ông thì lập nghiệp phải ở tuổi 30, nếu không quá muộn, còn
với nhựa Bình Minh, ngay từ những năm đầu thành lập đã luôn luôn giữ vững vị trí hàng đầu
của ngành công nghiệp nhựa Việt Nam.

Hành trình phát triển 30 năm, Nhựa Bình Minh đã tích lũy thêm nhiều nội lực để ngày càng
mạnh mẽ hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Tên tuổi
Nhựa Bình Minh đã trở thành biểu tượng hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam nhờ sản phẩm
được ưa thích nhất, làm ăn hiệu quả và tạo sự lan tỏa đến cộng đồng xã hội nhờ các hoạt
động phong trào đền ơn đáp nghĩa, hướng đến người nghèo...

Nhưng như ông Lê Quang Doanh, Tổng Giám đốc Nhựa Bình Minh nhận định, để các hoạt
động hướng đến cộng đồng có ý nghĩa, công tác chăm lo cho chính những người công
nhân trong doanh nghiệp đã được thực hiện tốt và mang lại hiệu quả. Điều mà Nhựa Bình Minh
hãnh diện là, sau CPH, công ty giảm lao động mà tìm cách bố trí hợp lý lao động để phát huy
tối đa năng lực của họ.

Có nhiều công nhân người Hoa đã gắn bó cả cuộc đời với nhà máy, tuy trình độ văn hóa thấp
nhưng có thực tiễn tay nghề, bố trí đúng công việc nên họ vẫn làm thật tốt, thật hiệu quả và
càng gắn kết hơn với nhà máy. Qua các cuộc thi đua, từ tăng năng suất và sản lượng đến
các phòng trào hiến máu nhân đạo định kỳ, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động dã ngoại trồng
cây và dọn sạch bờ biển, tổ chức cho công nhân giỏi... đã tạo nên không khí sôi nổi, sáng tạo
trong công việc ở tất cả các bộ phận.

Phong trào thi đua được tổ chức theo chủ đề cho từng quí và được đánh giá theo tiêu
chuẩn ISO nên kết quả mang lại sẽ có sự so sánh và rút kinh nghiệm ngay. Trong những ngày
gần đây, hoạt động đáng chú ý nhất và được sự ủng hộ mạnh mẽ của cán bộ công nhân
viên công ty là phong trào thi đua tăng sản lượng 12%-15% so với kế hoạch đề ra.

Kế hoạch này được xây dựng năm sau cao hơn năm trước bình quân 15%-20%, và đợt thi
đua ngắn hạn chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập đòi hỏi chất lượng phải cao hơn.
Qua thi đua, nhiều công nhân giỏi đạt thành tích đặc biệt, làm việc liên tục tại công ty 20
năm, cả đời chưa từng ra khỏi thành phố, nay được đi thăm quan nước ngoài đã rất cảm
động.

Tổng giám đốc Lê Quang Doanh vẫn là con người luôn mềm mỏng nhưng quyết liệt, tạo sự lan
tỏa đầy thuyết phục đến người đối diện bằng chính sự chân thành của mình. Chính vì thế, vào
thời điểm CPH cũng có những vướng mắc cần giải quyết, nhất là vướng mắc của từng công
nhân khi doanh nghiệp chuyển từ mô hình quản lý nhà nước sang công ty cổ phần, ông đã
thuyết phục được mọi người đồng tâm hiệp lực trước mục tiêu phát triển doanh nghiệp trở
thành đơn vị hàng đầu trong ngành công nghiệp nhựa.

Theo kinh nghiệm của ông, để thuyết phục người lao động thì cần phải có tấm lòng, phải tạo
nên những cơ hội thăng tiến cho tất cả những ai có khả năng. Điều đó sẽ hình thành nên vẻ
đẹp riêng của văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Nhựa Bình Minh; để mỗi người công nhân
đều tự hào khi mặc đồng phục Nhựa Bình Minh khi đi ra ngoài doanh nghiệp.

Chính ông cũng rất tự hào và cảm động trước hình ảnh công nhân của mình trong trang phục
Nhựa Bình Minh, tại một kỳ nghỉ mát ở Vũng Tàu, đã cùng nhau đến dâng hương tại đài tưởng
niệm liệt sĩ để tưởng nhớ những người đã hy sinh vì đất nước. Nhiều người công nhân đã
cảm động rơi nước mắt. Và sau đó, trên một triền dọc bờ biển, đồng phục Nhựa Bình Minh lại
tỏa ra dọn dẹp vệ sinh để làm sạch bãi tắm nổi tiếng của cả nước.

Nhiều người thường nghĩ, phong trào thi đua thường gắn với doanh nghiệp nhà nước, nhưng
với Nhựa Bình Minh, dù là công ty cổ phần, thi đua vẫn thật sự cần thiết để mang lại hiệu quả
thiết thực. Qua phong trào thi đua sẽ tạo động lực để người công nhân không chỉ hiến kế
làm sao tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư nguyên liệu để giảm chi phí sản xuất mà
còn là chất xúc tác kết dính tinh thần đoàn kết giữa người lao động, sự phối hợp nhịp nhàng
giữa các phòng ban mới mang lại hiệu quả thực thụ. Điều này thể hiện qua biểu đồ tăng
trưởng theo mũi tên luôn vươn lên liên tục trong những năm qua bình quân 20%/năm, thu
nhập người lao động bình quân 5 triệu đồng/người/tháng.

Kỷ niệm sinh nhật tuổi 30, Nhựa Bình Minh đang đầu tư xây dựng thêm một nhà máy phía Bắc,
dự kiến ngày 21-12 này sẽ chính thức đưa vào hoạt động, sản lượng sẽ tăng cao hơn nữa.
“Chúng tôi tin tưởng dự án mới này sẽ thành công, vì dự án này đã được nghiên cứu kỹ thị
trường, đào tạo nhân lực chu đáo, xây dựng hoàn thiện hệ thống phân phối”- ông Doanh
đã nói như vậy.

Câu chuyện thành công của Nhựa Bình Minh được đúc kết: phát huy nội lực dựa trên niềm tin,
sự chăm lo và tạo nên các cơ hội thăng tiến để quyền lợi người lao động hòa quyện với
quyền lợi doanh nghiệp. Đó chính là nét văn hóa rất riêng của Nhựa Bình Minh và cũng là
sức mạnh để Nhựa Bình Minh giữ vững ngôi vị hàng đầu trên thị trường trong nước và vươn ra
thị trường thế giới
Đây là công nghệ mới mà các chuyên gia đang nghiên cứu nhằm chế tạo ra loại vật
liệu tiên tiến trong tương lai.

Để tìm ra loại vật liệu nhựa mới cho xe hơi, người ta tiến hành thử nghiệm va đập các
chi tiết nhựa như cản xe, phần vỏ, hông xe, các panel khác, với một quả tạ, ở nhiệt độ
thấp. Mục đích của thử nghiệm là tìm ra các đặc tính cơ học của vật liệu mới chế tạo
khi ở nhiệt độ thấp (trong phòng nhiệt giảm tới khoảng âm 25 độ C, thậm chí tới âm 40 độ
C). Đặt chi tiết thử nghiệm lên một cái gá, sau đó, thả quả tạ đập các chi tiết bằng
nhựa tạo nên vỏ xe bị biến dạng như thế nào ở các tốc độ va chạm khác nhau.

Người ta nhận thấy rằng, các tấm ốp, cản xe bằng nhựa dẻo có độ bền cao hơn cả
thép hoặc nhôm. Cấu trúc trọng lượng nhẹ đã tạo ra cơ hội giảm tới 1/2 trọng lượng
của chiếc xe khi mà nhu cầu về các công nghệ an toàn, tính năng vận hành, sự tiện
dụng ngày càng tăng.

Qua thử nghiệm nhựa dẻo cho thấy những đặc tính lý hoá ưu việt hơn kim loại. Lý do
đầu tiên là chúng nhẹ hơn vì mật độ các phần tử thấp hơn. Loại vật liệu này còn có
những đặc tính siêu phàm cho hoạt động thiết kế, vì dễ dàng tạo hình chi tiết thông qua
khuôn đúc. Cho nên, chúng được coi là vật liệu lý tưởng để làm các chi tiết thân, vỏ có
kết cấu phức tạp. Nhựa dẻo được sử dụng trên tất cả xe hơi hiện đại. Thường là nhựa
dẻo có gốc polypropylene (PP), dựa trên mật độ tập trung các phần tử thấp, góp phần
làm tăng tỉ lệ độ cứng/trọng lượng.

Trong sản xuất, các chi tiết tạo nên bề mặt thân xe được các công ty vệ tinh cung cấp
theo đơn đặt hàng. Các hãng xe chỉ việc sơn màu mình muốn và lắp ráp chúng. Các nhà
cung cấp không cần lo việc sơn, vì nếu họ thực hiện công đoạn này sẽ làm cho các chi tiết
đắt lên nhiều, khó bảo quản, vận chuyển và tính đồng nhất giữa các mô-đun thấp hơn
nếu chúng được sản xuất từ nhiều cơ sở khác nhau. Ngoài ra, việc sơn trên các vật
liệu khác nhau sẽ không thể đảm bảo được tính đồng nhất về tông màu, độ bóng, độ
mở hay thậm chí độ nhẵn của bề mặt… gây khó khăn cho việc lắp ráp các chi tiết lại
với nhau và phối hợp tổng thể.

Chỉ có một cách giải quyết khó khăn, đó là sơn mọi chi tiết vào cùng một thời điểm,
cùng một phương pháp mà các nhà sản xuất cho rằng có thể tiết kiệm chi phí. Quy
trình này được gọi là “sơn tức thì”, tức là sơn tất cả các chi tiết bằng nhựa dẻo và vỏ
thân xe theo một quy trình hoàn chỉnh – bao gồm cả sơn nhúng âm cực hay còn gọi là sơn
tĩnh điện (CDP). Quy trình CDP đang được nhiều nhà sản xuất ôtô Việt Nam ứng dụng
và tất nhiên, sở hữu và vận hành chúng khá tốn kém. Chất lượng lớp sơn bề mặt của
các chi tiết thể hiện khá tốt qua các chỉ tiêu như: chống bạc nhiệt, bạc màu, mài mòn,
bảo vệ lớp sơn bóng trong suốt trên bề mặt… đều tốt hơn công nghệ sơn thông
thường.

Tuy nhiên, để đạt chất lượng sơn tốt, công nghệ sơn nhúng âm cực đòi hỏi nhiệt độ hơn
200 độ C. Nhiệt độ này lại khá cao đối với các loại nhựa dẻo thông thường (có thể làm
mềm, nóng chảy hoặc thậm chí biến dạng). Các loại chi tiết thân xe bằng nhựa composite với
cấu tạo hoá học gốc polyamide và polyphenylene ether (PA/PPE) tỏ ra phù hợp với công nghệ
sơn này. Nhưng những chi tiết này đến nay vẫn chưa thể thoả mãn những yêu cầu hoá
lý khắt khe. Bởi thế, các nhà sản xuất ôtô vẫn còn tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra chất liệu nhựa
dẻo chịu nhiệt, hay nói cách khác, có thể chống biến dạng nhiệt trong quá trình sơn nhúng âm
cực. Ngoài ra, các mục tiêu khác có thể là mở rộng khả năng chịu nhiệt và tăng các
đặc tính cơ học, dẫn điện của nhựa dẻo (rất quan trọng trong quá trình sơn tĩnh điện).

Các loại nhựa dẻo thông thường được cấu tạo với các vật liệu độn như sợi thuỷ tinh
hoặc than chì. Những phần tử này làm thay đổi đặc tính truyền điện. Tuy nhiên, khi
người ta làm tăng chất lượng của nhựa dẻo vì những chất độn như thế sẽ làm chúng
nặng hơn. Hay nói cách khác, chúng là tác nhân loại bỏ những lợi thế của nhựa dẻo
với tư cách là chất liệu có thể đem lại cấu trúc trọng lượng nhẹ. Để giải quyết hạn chế
đó, các chuyên gia đã sử dụng các loại chất độn có cỡ siêu nhỏ (nano) có tên nanoclay
hay nanotube. Những chất độn này làm tăng cường các đặc tính của nhựa dẻo như
chịu nhiệt, dẫn điện, độ dẻo…

Nanoclay có cấu tạo là silicat dạng lớp, chỉ có độ dày vài nanomet. Trong khi đó,
nanotube được làm từ các các-bon nanotube (CNT) hoặc từ sợi các-bon cỡ nano (CNF.
Đại phân tử được hình thành từ các nguyên tử các-bon được sắp xếp dưới dạng cấu
trúc lục giác kết hợp với nhau tạo nên hình trụ nhỏ dài.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các phần tử silicat cỡ nano được trộn lẫn với nhựa
dẻo, đặc tính về độ cứng và rắn sẽ tăng lên trong khi mật độ và độ dẻo thực tế không
đổi. Thậm chí chỉ tăng lên vài phần trăm trọng lượng vẫn có thể tạo ra các đặc tính cơ
học tốt thay vì sử dụng các chất độn truyền thống có thể làm tăng thêm tới 30%
trọng lượng của vật liệu.

Điều này có nghĩa là nhựa dẻo chứa các phần tử nano chẳng những nhẹ hơn kim loại
mà còn nhẹ hơn cả nhựa composite truyền thống. Việc bổ sung các nano silicat thậm chí còn
cải thiện bề mặt của chi tiết và chất lượng chế tạo của nhựa dẻo. Kết quả là độ dày của
các chi tiết được giảm xuống đáng kể, trong khi có thể giảm trọng lượng nhiều hơn và
kéo dài thời gian nóng chảy trong quá trình tạo khuôn. Bởi thế, sẽ tiết kiệm chi phí trong
trường hợp sử dụng các loại khuôn đúc phức tạp.

Nếu như người ta sử dụng CNT hoặc CNF làm chất độn thay vì silicat cỡ nano thì các đặc
tính vật liệu còn có thể tốt hơn nữa trên một vài khía cạnh. Những phần tử các-bon siêu
nhỏ này cho độ cứng và dẻo siêu việt. Vì thế, chúng sẽ là vật liệu lý tưởng trong tương lai.
Chúng có thể được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu dẫn điện, một đặc tính thiết yếu
cho quy trình sơn nhúng âm cực (CDP).
Ngày nay, loại nhựa dẻo có thể tương thích tốt với quy trình CDP chắc chắn đáp ứng các
yêu cầu của nhà sản xuất. Bên cạnh những đặc tính cơ học khá tốt, khả năng dẫn
điện và chịu nhiệt rất cao, chúng còn có độ co giãn nhiệt lý tưởng. Xu hướng sử dụng các
loại vật liệu có trọng lượng nhẹ cho các chi tiết thân xe như các panel cản xe, má
trước, phần hông, cửa xe thậm chí đã đạt chuẩn mực rất cao. Thậm chí, cải tiến chất
lượng vật liệu hơn nữa trở nên rất cần thiết, đặc biệt với các chi tiết có bề mặt rộng
như ca-pô, nắp khoang hành lý, cửa xe, cản trước, cản sau, phần hông…

Hiện tại, nhựa dẻo có sử dụng chất độn nano đang được thử nghiệm (các cản trước và
sau) trên model S-class sang trọng của Mercedes-Benz. Theo các chuyên gia, nhựa dẻo với
cấu tạo hoá học như trên sẽ thay thế phần lớn các loại nhựa truyền thống đang được
sử dụng hiện nay.

Hiện nay, chưa có thống kê chính thức về sản lượng nhựa sinh học trên thế giới nhưng
các nhà sản xuất cho rằng mặt hàng này mới chỉ chiếm một thị phần khiêm tốn trên
thị trường chất dẻo toàn cầu ước đạt 250 tỉ USD với tổng sản lượng khoảng 180 triệu
tấn mỗi năm.

Hiện nay, năng lực của nhà máy sản xuất NatureWorks, nhãn hiệu dẫn đầu thị trường
nhựa sinh học của Mỹ, khoảng 150.000 tấn – tương đương 0,001% thị phần toàn cầu.

Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa thân thiện môi trường đang có ưu thế cạnh tranh hơn nhờ
ưu điểm có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng và môi sinh. Các nhà sản xuất đang chào
bán sản phẩm đa dạng về đặc tính và chủng loại từ hộp đựng thực phẩm, đồ dùng
nhà bếp đến thỏi chứa son môi, sợi vải, thẻ mua hàng khuyến mãi...

Đặc tính dễ phân hủy của nhựa sinh học có thể bù đắp cho qui trình tái chế nhựa vốn
mất khá nhiều thời gian. Ví dụ năm 2005, chỉ 6% nhựa sản xuất tại Mỹ được tái chế.

Ngoài ra, nhựa sinh học cũng giúp Mỹ giảm 10% lượng tiêu thụ dầu hỏa – nguyên liệu gốc
dùng sản xuất nhựa. Một lợi điểm không kém phần quan trọng của nhựa sinh học là
sản phẩm này không chứa thành phần polyvinyl chloride (PVC) vốn ảnh hưởng tới sức
khỏe con người.

Mặc dù vậy, theo Mike Schade ở Trung tâm Sức khỏe, Môi trường và Công lý (một tổ chức
phi lợi nhuận ở bang Virginia), công nghệ mới đầy triển vọng này cũng đang đối mặt với
một số thách thức như chưa nhận được sự ủng hộ tuyệt đối của các chuyên gia môi
trường, nguyên liệu sản xuất từ các loại hoa màu như cây bắp, mía, khoai lang vốn cần
đất và nước để canh tác trong khi chi phí sản xuất cao gấp ba lần so với nhựa hóa hợp.

Nhãn hiệu nhựa sinh học mới nhất hiện nay là Mirel của Công ty Metabolix ở Anh. Sản phẩm này
dễ phân rã hơn các vật liệu khác (trung bình khoảng hai tháng) do có sử dụng vi khuẩn biến đổi
gien để thúc đẩy quá trình phân hủy.

Mirel lần đầu tiên được ứng dụng tháng 7/2007 khi tập đoàn bán lẻ Target sử dụng
phiếu quà tặng làm bằng loại nhựa này tại 129 siêu thị của mình.

Tuy nhiên, NatureWorks – sản phẩm của tập đoàn Cargill – mới là nhãn hiệu được sử dụng
rộng rãi nhất. Ưu thế của NatureWorks so với Mirel là có thể dùng sản xuất các loại bao bì
trong suốt như vỏ chai nước suối.

Quá trình sản xuất NatureWorks tiêu tốn nhiên liệu ít hơn 68% so với nhựa truyền thống.
Loại nhựa này đang được sử dụng tại 45.000 siêu thị trên toàn thế giới từ Marks & Spencer
(Anh) đến E-Mart (Hàn Quốc). NatureWorks ngày càng gần gũi với cuộc sống từ vỏ máy nghe
nhạc Walkman của Sony đến túi đựng hàng ở siêu thị Wal-Mart.

Những sản phẩm nhựa sinh học khác cũng có thể phân hủy như Ecoflex (BASF AG - Đức),
Mater-Bi Novamont S.P.A - Italia), Cereplast (Hawthrorne - Mỹ) và các mặt hàng có thể tái
chế của hai công ty nhựa DuPont (Mỹ) và Braskem SA (Brazil)...

You might also like