You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


-----------------------------------------

HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI


(FUTURE CONTRACTS)

GVHD: TS. Thân Thị Thu Thủy


Nhóm thực hiện:
1- Huỳnh Thị Đông Thủy
2- Lâm Nguyệt Thanh
3- Đỗ Thị Thu Thủy
4- Trần Thị Như Ngọc
5- Snane Sidavong
Lớp: Cao học TCNH ngày 1 - Khóa 18

Tháng 6 năm 2009


I- CƠ SỞ LÝ LUẬN
2

1- Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts):


1.1- Khái niệm:
Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được ký kết giữa người mua và
người bán tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện hợp đồng
lại diễn ra ở một thời điểm trong tương lai.

Giá kỳ hạn được tính dựa trên mức giá giao ngay và một số
thông số khác phỏng đoán về mức tăng giảm của giá cả hàng
hóa này tính cho đến thời điểm hàng sẽ thực sự được giao
nhận.
1.2- Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn:
3
- Được ký kết giữa hai tổ chức, hai nhà đầu tư hoặc giữa một tổ
chức với một nhà đầu tư.
- Là công cụ hỗ trợ cho người mua và người bán phòng chống
lại các nguyên nhân gây nên sự không chắc chắn về giá cả
trong tương lai.
- Ràng buộc trách nhiệm của hai chủ thể là bên mua và bên bán
của hợp đồng. Cả hai bên đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp bất khả kháng, một bên của hợp đồng không
muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì việc giao dịch để bán lại
hợp đồng này cho bên thứ ba gặp rất nhiều khó khăn do các
điều kiện của hợp đồng do người mua và người bán tự thỏa
thuận với nhau.
- Được sử dụng khá rộng rãi trong việc giao dịch các hàng hóa
thông thường, giao dịch vàng, ngoại tệ hay chứng khoán.
1.3- Lợi nhuận và rủi ro từ hợp đồng kỳ hạn:
4
a- Lợi nhuận: (minh họa bằng ví dụ sau)
- Xem xét vị thế của một doanh nghiệp trong giao dịch hợp đồng kỳ
hạn 3 tháng liên quan đến cổ phiếu X.
Giá kỳ hạn mà doanh nghiệp cam kết mua là 45.000 đồng/ cổ phiếu.
Doanh nghiệp ký hợp đồng mua 100.000 cổ phiếu.

- Giả sử sau 3 tháng, cổ phiếu X tăng giá lên mức 60.000 đồng/ cổ
phiếu.
Khi đó doanh nghiệp sẽ lời là 60.000 – 45.000 = 15.000 đồng/ cổ
phiếu.

- Nếu giá cổ phiếu X sau 3 tháng giảm xuống mức 35.000 đồng/ cổ
phiếu.
Khi đó doanh nghiệp sẽ có khoảng lỗ so với giá thị trường là:
45.000 – 35.000 = 10.000 đồng/ cổ phiếu khi ký kết h.đồng kỳ hạn.
a- Lợi nhuận (tiếp theo)
5
Lợi nhuận Lợi nhuận

0 0
K S K S

Vị thế mua Vị thế bán

- Do có sự thay đổi giữa giá kỳ hạn và giá giao ngay mà phát sinh các
khoản lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn, cụ thể: nếu gọi K là giá kỳ hạn, S là
giá giao ngay, ta có lợi nhuận từ hợp đồng kỳ hạn của vị thế mua là (S-
K) và lợi nhuận của vị thế bán là (K-S). Các giá trị này có thể dương hay
âm tùy vào từng thời điểm của hợp đồng.
b- Rủi ro:
6

- Rủi ro tín dụng:

Do không có chi phí nào phát sinh trong hợp đồng kỳ hạn và
không một tổ chức nào đứng ra đảm bảo rằng các bên sẽ thực
hiện đúng cam kết của mình vào thời điểm thực hiện hợp đồng,
nên rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Chẳng hạn như, bên mua sẽ không thực hiện hợp đồng nếu giá
chứng khoán trên thị trường giảm thấp hơn so với giá cam kết
vào trước ngày giao hàng và họ có thể mua được chứng khoán
cùng loại trên thị trường ở mức giá thấp hơn. Và ngược lại, bên
bán có thể từ chối bán chứng khoán nhưng đã cam kết khi giá
chứng khoán trên thị trường tăng lên.
b- Rủi ro (tiếp theo)
7

- Rủi ro thanh toán và rủi ro thanh khoản của hợp đồng:


Vì các điều khoản của hợp đồng do người mua và người bán tự
thỏa thuận với nhau nên sẽ gặp khó khăn nếu chuyển nhượng
lại hợp đồng cho bên thứ ba trong trường hợp một bên của hợp
đồng không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng.

- Để hạn chế rủi ro, trong một số trường hợp khi kết hợp đồng
kỳ hạn, các bên tham gia ký quỹ một số tiền nhất định tại bên
trung gian thứ ba. Điều này đảm bảo các bên tham gia phải
thực hiện đúng như cam kết và nếu vi phạm, bên còn lại có thể
nhận số tiền này như là khoản bồi thường cho các bất lợi có thể
xảy ra.
2- Hợp đồng tương lai (Future contracts):
8

2.1- Khái niệm:


Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc
chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày
nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận ở thời điểm
hiện tại.
Giá cả: được quyết định tại phiên giao dịch, gọi là giá tương lai.
Ví dụ: công ty A bán cho công ty B 100.000 thùng dầu giao
tháng 5/2007 theo một hợp đồng tương lai với giá $65/thùng.
Đến tháng 5/2007, giá dầu lên $85/thùng thì hoặc là A sẽ phải
giao cho B 100.000 thùng dầu với giá $65/thùng hoặc A sẽ
không phải giao dầu mà thanh toán cho B 20 x 100.000 =
2.000.000 USD.
2.2- Đặc điểm:
9
- Hợp đồng được giao dịch tại Sở giao dịch thông qua trung
gian là các nhà môi giới.
- Hàng hóa giao dịch trên hợp đồng tương lai phải là các
hàng hóa được lựa chọn và là các hàng hóa có tính thanh
khoản cao.
- Hợp đồng tương lai quy định khối lượng giao dịch theo hợp
đồng.
- Thời gian và địa điểm giao hàng: được Sở Giao dịch xác
định cụ thể (thường thì các hợp đồng được thực hiện chuyển
giao vào một thời điểm xác định trong các tháng).
- Giá cả thực hiện: giá thực hiện tại một thời điểm phản ánh
các kỳ vọng về giá của người mua và người bán.
2.3- Phương thức giao dịch hợp đồng tương lai:
10
- Hợp đồng tương lai là một hợp đồng đã được tiêu chuẩn hóa. Tất cả các
điều khoản của hợp đồng đã được xác định trước, ngoại trừ giá giao dịch
sẽ được xác định thông qua hoạt động của Sở Giao dịch.

- Các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện ký quỹ một số tiền nhất định.
Số tiền ký quỹ được sử dụng để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng và
không được trả lãi. Có 02 loại: ký quỹ ban đầu (initial margin) và ký quỹ
duy trì (maintenance margin).

- Một vị thế mở của hợp đồng có thể được đóng lại bằng cách ký một hợp
đồng ở vị thế ngược lại. Trong trường hợp này, số tiền ký quỹ còn lại
không còn cần để đảm bảo, do vậy khách hàng có thể rút số tiền này ra
khỏi tài khoản.

- Tất cả các hợp đồng tương lai có thể giải quyết bằng cách mua hay bán
một hợp đồng có vị thế ngược lại hoặc giao hàng vào thời điểm kết thúc
hợp đồng. Đóng trạng thái hợp đồng vào thời điểm trước khi đáo hạn hợp
đồng là phương pháp thường được sử dụng hơn.
Ví dụ về trường hợp ký quỹ:
11
Để giao dịch một hợp đồng tương lai dầu mỏ 100 thùng dầu
bạn cần một số tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) là $1000,
mức ký quỹ duy trì (maintenance margin) là $750.
Giả sử bạn ở thế bên mua của hợp đồng, sau đó ngày mai giá
dầu tương lai thay đổi bất lợi cho bạn,tức giảm $2,7/thùng và
bạn lỗ $2,7*100 = $270.
Lúc này tiền trong tài khoản của bạn còn $730, dưới mức
$750, để được tiếp tục tham gia giao dịch, bạn cần phải gửi
vào tài khoản ký quỹ $270 để trở về mức ký quỹ ban đầu là
$1000.
Khoản tiền $270 để đáp ứng giấy gọi ký quỹ (margin call)
được gọi là khoản bù đắp ký quỹ (variation margin).
Ví dụ:
12
Ngày 03/12/2007, hợp đồng ký kết mua 1.000 cổ phiếu với giá
100USD. Thời gian giao hàng tháng 7/2008, mức ký quỹ ban đầu
5.000 USD, mức ký quỹ duy trì 3.500 USD.
Ngày Giá giao sau Lợi nhuận và thua lỗ Số tiền ký quỹ Lệnh gọi
tháng 7/2008 của nhà đầu tư
Lợi nhuận Thua lỗ

03/12/2007 100 5.000


04/12/2007 99,1 900 4.100
05/12/2007 98,3 800 3.300 1.700
06/12/2007 99 700 5.700
07/12/2007 98,4 600 5.100
10/12/2007 98,1 300 4.800
11/12/2007 98,5 400 5.200
12/12/2007 98,6 100 5.300
2.4- Những ưu điểm và hạn chế của hợp đồng tương lai:
13

- Ưu điểm:

+ Là một công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trước những biến
động bất thường của giá cả.

+ Giúp nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận, trực tiếp xem diễn biến
thị trường để phòng ngừa rủi ro cho việc kinh doanh trong tương
lai.

+ Là một trong những công cụ phái sinh giúp nhà đầu tư có thể
linh hoạt và năng động hơn trong việc lựa chọn các công cụ để
tham gia thị trường.
14
- Hạn chế:

+ Đây là một sân chơi có rủi ro, khi tham gia trên các sàn quốc
tế các nhà đầu tư nhỏ về tiềm lực tài chính, khả năng phân tích,
tập hợp thông tin về thị trường có giới hạn sẽ dễ bị thua lỗ nặng.

+ Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào Việt Nam
nên số doanh nghiệp thực hiện còn ít. Vì mới mẻ nên nhiều
trường hợp doanh nghiệp đoán sai giá cả tương lai đành phải
chịu thua lỗ nhiều.
3- So sánh hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai:
15

3.1- Giống nhau:


- Đều là các công cụ chứng khoán phái sinh; hợp đồng tương lai
cũng như hợp đồng kỳ hạn đều có sự bắt buộc phải thực hiện hợp
đồng vào ngày giao hàng đã thỏa thuận trước; đều phải ký quỹ
một số tiền nhất định để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng.

- Cả hai loại hợp đồng đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số
lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao
hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của
bên này chính là khoản lỗ của bên kia.

Tuy vậy, giữa chúng cũng có những điểm khác nhau.


3.2- Khác nhau:
16
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
- Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa,
chỉ có giá là được thỏa thuận, mỗi
- Mọi điều khoản của hợphợp đồng đều được quy định một số
đồng kỳ hạn đều có thể đượclượng hàng hóa nhất định (gọi là
thỏa thuận, đàm phán giữa haicontract size), ngày giao hàng và nơi
bên. giao hàng được ấn định cụ thể trên thị
trường, không có sự đàm phán giữa
hai bên tham gia vào hợp đồng.

- Được giao dịch ở thị trường- Được giao dịch trong các sàn giao
phi tập trung (OTC) hay chỉdịch thông qua trung gian các nhà môi
đơn giản là một hợp đồng kýgiới, cả hai bên bán và mua đều
giữa hai bên, các bên xác địnhkhông biết về đối tác giao dịch của
rõ đối tác của mình. mình.
3.2- Khác nhau (tiếp theo)
17
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
- Các bên tham gia buộc phải thực
hiện hợp đồng. Hạn chế được những- Ít rủi ro hơn, các bên tham gia có
rủi ro về sự biến động giá nhưng cóthể kết thúc hoặc chấm dứt vị thế
thể gặp rủi ro thanh toán và rủi racủa mình một cách dễ dàng.
thanh khoản của hợp đồng.
- Khả năng bị phá vỡ hợp đồng
- Khả năng bị phá vỡ hợp đồng cao.
thấp, thậm chí nó là con số 0.
- Chỉ 1-5% số hợp đồng tương lai
- Hầu hết mọi hợp đồng kỳ hạn đềutrên thị trường thực sự được giao
diễn ra việc giao hàng thực sự giữadich (diễn ra việc giao hàng giữa
các bên. các bên), còn lại hầu như chỉ diễn
ra sự thanh toán lãi lỗ giữa các bên.
3.2- Khác nhau (tiếp theo)
18
Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai
- Chỉ có thể nhận biết rõ lời lỗ vào- Được tái thanh toán hằng ngày,
ngày giao hàng trong tương lai. Vìvà được ấn định, ghi nhận trên thị
vậy, khả năng xuất hiện một khoảntrường, nên các khoản lời lỗ được
lỗ lớn vào ngày giao hàng là rấtnhận biết hằng ngày.
cao.
- Hàng hóa: có tính thanh khoản
cao, gồm có các hợp đồng tương
- Hàng hóa: các hàng hóa thônglai cơ bản: Hợp đồng tương lai chỉ
thường, vàng, ngoại tệ hay chứngsố chứng khoán, hợp đồng tương
khoán. lai lãi suất, hợp đồng tương lai
ngoại hối, hợp đồng tương lai nông
sản, hợp đồng tương lai kim loại
và khoáng sản.
II- THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG
TƯƠNG LAI CHO XUẤT KHẨU CÀ PHÊ 19
TẠI VIỆT NAM

1- Sơ lược về thị trường cà phê Việt Nam:


a- Thuận lợi:
+ Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ
lực của nước ta từ trước tới nay; hiện Việt Nam có khoảng
500.000 ha cà phê, xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh
thổ ước khoảng 850.000 tấn/năm (riêng năm 2007, lượng cà phê
xuất khẩu đạt hơn 1 triệu tấn).

+ Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới.
b- Khó khăn:
20
- Cà phê là mặt hàng có giá biến động nhanh và mạnh nhất
trong 1 thập kỷ trở lại đây. Chưa kể ở nước ta, sản lượng cà phê
các năm cũng rất không ổn định. Đó chính là sự nhạy cảm và khó
đoán biết của thị trường cà phê. Không chỉ với người nông dân mà
ngay với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của nước ta, sụt giá
bất ngờ vẫn là nỗi khiếp đảm luôn tồn tại.
Bảng 1: Biến động giá cà phê xuất khẩu (Nguồn tài liệu: VICOFA)
Thị trường Kỳ hạn Giá ngày 13/6 Giá ngày 16/6 Biến động giá

London Jul-09 1.525 USD/Tấn 1.446 USD/Tấn -79

Sep-09 1.530 USD/Tấn 1.472 USD/Tấn -58

New York Jul-09 129,80 UScent/lb 121,35 UScent/lb -8.45

Sep-09 131,90 UScent/lb 123,40 UScent/lb -8.5


* Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê qua các năm:
21
Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
(Nguồn Vicofa – Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam)
Năm Khối lượng xuất Kim ngạch xuất khẩu
khẩu (Tấn) (USD)

2004 976.000 576.087.000

2005 912.000 634.230.000

2006 980.000 976.919.000

2007 1.229.000 1.800.457.000

2008 954.000 1.950.000.000

2009 (dự báo) 960.000 1.764.000.000


22

 Trước tình hình đó, từ năm 2004 Chính phủ chỉ định Ngân hàng
Cổ phần Kỹ thương Techcombank hợp tác với chuyên gia
Singapore và Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vicofa, để thực
hiện chương trình sử dụng công cụ tài chính phòng ngừa rủi ro.

Các bên đã huấn luyện cho doanh nghiệp, và tổ chức thí điểm đưa
cà phê Việt Nam tham gia sàn giao dịch hàng hoá Luân Đôn. Cuối
năm 2004, INEXIM Đăk Lăk là doanh nghiệp đầu tiên tham gia thị
trường hợp đồng tương lai thông qua ngân hàng Techcombank.
2- Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột (BCEC)
23
2.1- Quá trình hình thành:
+ Năm 2004, UBND tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch
cà phê với kinh phí ban đầu khoảng 17 tỷ đồng. Năm 2008, Chính phủ Pháp
tài trợ 850.000 euro hỗ trợ hệ thống công nghệ cho sàn giao dịch này. Sàn
được lập với sự bảo trợ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương),
UBND tỉnh Đắk Lắk.
+ Đến ngày 11/12/2008, Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột - sàn
giao dịch nông sản đầu tiên của cả nước khai trương và đi vào hoạt động.
+ Tham gia sàn có một số doanh nghiệp chịu trách nhiệm cho từng phần việc
chính, chẳng hạn như Tập đoàn Cà phê Thái Hòa (chịu trách nhiệm về hàng
hóa, kho bãi); Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam -
Techcombank (thanh toán); một doanh nghiệp cà phê trực thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn (chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ vào sàn)…
+ Tuy nhiên, từ khi đi vào hoạt động đến tháng 04/2009, Trung tâm mới thu
hút được 15 thành viên là nông dân, thực hiện thành công 1 phiên giao dịch
với khối lượng 30 tấn.
2.2- Điều kiện giao dịch:
24

+ Tham gia giao dịch tại BCEC thì phải là thành viên của trung
tâm. Điều kiện để trở thành thành viên của BCEC: Phải có ít nhất
5 tấn cà phê nhân hay phải có diện tích từ 3 hecta cà phê trở lên.

+ Những thành viên giao dịch trên sàn theo quy định đều phải
đóng tiền ký quỹ, với mức ký quỹ giao dịch là 10% giá trị khối
lượng hàng hóa.
2.3- Cách thức giao dịch:
25

+ Ngân hàng Techcombank được Trung tâm Giao dịch cà phê


Buôn Ma Thuột (BCEC) chọn là ngân hàng ủy thác thanh toán.

+ Các doanh nghiệp tham gia chỉ cần mở tài khoản tại
Techcombank. Theo đó nhân viên ngân hàng sẽ xử lý lệnh mua
bán của khách hàng qua giao dịch điện tử kết nối trực tiếp với các
sàn giao dịch điện tử thế giới như LIFFE, NYBOT...

+ Đơn vị tính cho mỗi hợp đồng (lot) là 5 tấn cà phê nhân. Giá cà
phê được chốt ngay khi đặt lệnh, hàng giao sau với thời điểm do
hai bên thỏa thuận. Tại thời điểm giao hàng, giá lên hay xuống thì
vẫn giao theo giá hợp đồng.
3- Một số quy định trong giao dịch hợp đồng tương lai cà phê
trên thị trường 26
3.1- Thị trường Luân Đôn:
- Các hợp đồng tương lai mua bán cà phê trên thị trường Luân Đôn
được quy định với khối lượng 5 tấn/lô.
- Để được phép giao dịch trên thị trường Luân Đôn, cà phê phải đạt
những tiêu chuẩn chất lượng được qui định rõ trong một bản hướng
dẫn trên website của sàn giao dịch này.
- Các tháng giao hàng có thể là tháng 1, 3, 5, 7, 9, và 11. Mức xê dịch
giá tối thiểu là 1 USD/tấn ($5/lô).
- Ngày giao dịch cuối cùng là vào 12h30 ngày làm việc cuối cùng của
tháng giao hàng. Giờ giao dịch từ 9h40 đến 16h55.

3.2- Thị trường Việt Nam:


Ngân hàng Nhà nước quy định việc giao dịch loại hợp đồng này phải
được thực hiện qua các Ngân hàng đồng thời phải diễn ra trên cơ sở
giao hàng thực để tránh hiện tượng lợi dụng giao dịch hợp đồng
tương lai trên thị thường hàng hóa để đầu cơ.
4- Tình hình sử dụng hợp đồng tương lai trong xuất khẩu
cà phê tại Việt Nam
27
+ Hiện nay ngoài Techcombank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
(BIDV), Công ty Cổ phần Môi giới thương mại Châu Á (ATB) của
Vietcombank và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế (VIB
Bank) cũng đã xúc tiến cung cấp dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai
cho các nhà xuất khẩu cà phê sau khi có sự cho phép từ phía Ngân
hàng Nhà nước.
+ Ngày 26/11/2004 là ngày đầu tiên các doanh nghiệp tham gia giao
dịch hợp đồng tương lai trên mạng. Đến nay đã có 33 doanh nghiệp
giao dịch trên LIFFE và Inexim Daklak, trong đó có 11 doanh
nghiệp Nhà nước và 22 doanh nghiệp tư nhân.
+ Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Daklak,
Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM và Hà Nội. Doanh nghiệp xuất nhập
khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê.
Tổng số lượng giao dịch tính đến nay trên 70.000 lot (5 tấn/lot), tức
350.000 tấn cà phê nhân.
5- Thuận lợi và hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam khi thực
hiện hợp đồng tương lai 28

5.1- Thuận lợi:


+ Từ trước tới nay các Doanh nghiệp Việt Nam chỉ loay hoay
mua bán ngoài sàn nên hiểu biết ít về thị trường cà phê thế giới.
Giao dịch hợp đồng tương lai giúp doanh nghiệp trực tiếp tham
gia mua bán ở sàn giao dịch và có được chỗ đứng trên thị
trường cà phê thế giới.
+ Tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc chốt giá
cho các hợp đồng giao hàng thật khi thị trường biến động có lợi
cho doanh nghiệp hay bán các hàng thu mua được từ các nhà
sản xuất để bảo toàn lợi nhuận kinh doanh.
5.1- Thuận lợi (tiếp theo)
29

+ Là một công cụ phòng chống rủi ro hữu hiệu giúp các doanh
nghiệp ổn định giá cà phê xuất khẩu.
+ Giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định giá thị trường thực tế.
+ Góp phần giảm bớt rủi ro về đột biến giá cho doanh nghiệp và
mang lại lợi ích cho người trồng cà phê, nhất là trong những
cơn biến động giá cà phê mạnh trên thị trường.
5.2- Hạn chế:
30

a- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:


+ Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng cho các doanh
nghiệp khi tham gia các sàn giao dịch quốc tế.
+ Các qui định của Ngân hàng Nhà nước đòi hỏi việc giao dịch
loại hợp đồng này phải được thực hiện qua các Ngân hàng đồng
thời phải diễn ra trên cơ sở giao hàng thực để tránh hiện tượng
lợi dụng giao dịch hợp đồng tương lai trên thị trường hàng hóa
để đầu cơ. Ở các nước khác hầu như không có một qui định như
vậy.
b- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
31
+ Thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với
việc sử dụng hợp đồng tương lai ở Việt Nam.
+ Giá cà phê thế giới luôn biến động bất thường, do không có sự
nhạy bén về thị trường nên nhiều doanh nghiệp và nông dân nước ta
đã rơi vào tình trạng phá sản.
+ Về kiến thức: hầu hết các doanh nghiệp cà phê vẫn còn e ngại về
cách thức giao dịch trên thị trường này.
+ Việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chưa phát triển kịp với
sự phát triển nhanh chóng của sản xuất cà phê. Vì vậy, cà phê hạt
xuất khẩu có chất lượng không cao. Dù sản lượng nhiều nhưng cà
phê Việt Nam luôn bị các doanh nghiệp nước ngoài ép giá với mức
chênh lệch từ 50 - 100USD/tấn so với thị trường London.
+ Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ
yếu là các đại lý tư nhân, nên khi giá cả thị trường biến động mạnh
sẽ dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.
c- Đối với Ngân hàng và các Công ty môi giới:
32
+ Hiện nay, ngoài Techcombank cũng chỉ có vài ngân hàng
khác (BIDV, VIB bank) được phép triển khai loại hình dịch vụ
này.

+ Việc quảng bá loại hình dịch vụ hợp đồng tương lai của ngân
hàng còn hạn chế nên có ít đối tượng được tiếp cận.

+ Các mặt hàng áp dụng mới chỉ dừng lại ở hàng nông sản, hiện
có mặt hàng cà phê, mới đây là cao su và kim loại, nhưng còn
bó hẹp - tác dụng của dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai vẫn
chưa thực sự phát huy trên diện rộng.
d- Đối với nông dân trồng cà phê:
33

+ Trình độ hiểu biết của nông dân đối với sàn giao dịch cà phê
này còn rất là mơ hồ.

+ Có một trở ngại là đối với những người cần tiền ngay họ bán
từng ít một thì lại không hợp với sàn giao dịch cà phê này.

+ Việc đăng ký làm thành viên cũng chưa thuận lợi vì đa số


nông dân chỉ có 1-2 tấn thì rất khó để trở thành thành viên.
III- GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
34
SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI
CHO CÀ PHÊ VIỆT NAM
1- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước:
- Cần có khung pháp lý rõ ràng: Nhà nước cần sớm hoàn thiện môi
trường pháp lý cho phù hợp với thông lệ quốc tế để các Doanh
nghiệp hội nhập thuận lợi hơn.
- Ngân hàng Nhà nước nên cho phép nhiều hơn nữa các ngân hàng
và công ty môi giới được thực hiện nghiệp vụ dịch vụ hợp đồng
tương lai trên thị trường.
- Xây dựng quy hoạch tổng thể cho ngành cà phê về đầu tư cơ sở hạ
tầng trong từng giai đoạn (sân phơi, công nghệ) theo hướng gắn với
vùng nguyên liệu, người nông dân. Từ đó có định hướng đầu tư từ
nhiều nguồn lực có thể huy động được (trung ương, địa phương,
doanh nghiệp, người sản xuất).
2- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu:
35
- Xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn xuất xứ cho cà phê Việt
Nam, ổn định sản xuất và giữ mức sản lượng cao, nâng cao
chất lượng cà phê xuất khẩu theo tiêu chuẩn Việt Nam, thành
lập tổ nghiên cứu về loại hình giao dịch tương lai cho cà phê,
nâng cao năng lực kinh doanh cho các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ càng về nghiệp vụ và con
người để có thể tự bảo vệ mình, phát triển cho một thương hiệu
và cho một cuộc hội nhập toàn cầu.
- Các doanh nghiệp nên đánh giá và có nhận định sát về thị
trường để đảm bảo lợi ích, tránh để bị ép giá và gây thiệt hại
cho mình.
- Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê, sản xuất cà phê chất
lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.
3- Đối với Ngân hàng và các Công ty môi giới:
36
- Công khai các thông tin giao dịch trên sàn:
Hiện nay chỉ có các thành viên mới nắm được các thông tin
trên sàn, các doanh nghiệp phải mua bản quyền để đăng ký làm
thành viên, các doanh nghiệp nhỏ lẻ chưa thể truy cập được các
thông tin giao dịch trong ngày nên không nắm bắt được thông
tin mà phải chờ đọc báo mới biết được thông tin.

- Hỗ trợ pháp lý, cung cấp thông tin, dịch vụ trong việc áp
dụng các phương thức mua bán qua sàn giao dịch trong nước,
quốc tế. Khuyến khích hình thành các quỹ tín dụng, cải cách
thủ tục vay vốn thuận lợi hơn, thời gian vay vốn đủ dài, phù
hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh cây cà phê.
4- Đối với nông dân trồng cà phê:
37

- Hợp tác sản xuất: tích tụ đất đai, hình thành các vùng sản xuất
hàng hoá tập trung nhằm đáp ứng các quy định khi tham gia trên
sàn giao dịch.

- Tìm hiểu đầy đủ các thông tin về hợp đồng tương lai để vận
dụng trong việc canh tác và thu hoạch để tránh bị ép giá.

- Tham gia các tổ chức đoàn thể để được cung cấp các thông tin
kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
38

1- Thị trường chứng khoán – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, Khoa Ngân hàng – PGS.TS. Bùi Kim Yến và TS.
Thân Thị Thu Thủy – Năm 2009.
2. Webside: www.sbv.gov.vn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
3. Webside: www.vneconomy.vn của Thời báo kinh tế Việt Nam
4. Webside: www.vcci.com.vn của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam
5. Webside: www.tinthuongmai.vn của Trung tâm thông tin Công
nghiệp và Thương mại – Bộ Công thương.
6. Webside: www.ibla.org.vn của Viện Khoa học pháp lý và Kinh
doanh quốc tế
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like