You are on page 1of 86

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN.


KHOA MÔI TRƯỜNG.

Bộ môn :

GVGD: TS.Hà Quang Hải.


Chuyên đề :

Trượt lở

và các hiện tượng liên quan.

Nhóm thuyết trình: Nhóm 2.


Phần mở đầu.

-Lịch sử loài người đã chứng kiến và phải chịu


bao thảm hoạ đau buồn vì trượt lở đất đá trên sườn
dốc, mái dốc.
-Ở Liên Xô cũ, vào năm 1946 ở một bờ mỏ thuộc
công trường khai thác lộ thiên mỏ than Bôgoxlôv
phát sinh một khối trượt. Ban đầu, trượt mới xảy ra
trên một khu vực của bờ mỏ kéo dài theo sườn 650m,
xuôi theo bờ đến 250m; sau đó kích thước khối trượt
tăng lên đến 900m theo đường phương và 360m theo
hướng dốc. Mặt trượt cắt sâu đến 25m, thể tích thân
trượt đạt 5,6 triệu m3. Trượt xảy ra sau khi di chuyển
diện khai thác với tốc độ không đồng đều ở những
khu vực khác nhau.
Một vụ lở đất xảy ra Vancouver làm
lấp đi con đường ở nơi đây.
-Trượt đất là một dạng tai biến của tự
nhiên,nó là một mối nguy hiểm đáng sợ của con
người.
 Trượt đất cùng với các hiện tượng liên quan của
nó gây thiệt hại rất lớn cho cuộc sống của con
người.Mỗi năm, có 25 người bị mất mạng do lở
đất ở Mỹ và con số này tăng lên khoảng 100-
150 người nếu chúng ta tính luôn cả những hầm
mỏ bị sập.Con số thiệt hại ước tính trên 1 tỉ
đôla.
 Ở chương này chúng ta cũng thảo luận về sự sụp
lún,một dạng thảm họa liên quan đến trượt
đất,các vật liệu trái đất bị rã ra theo chiều thẳng
đứng thường tạo ra những hố trên mặt đất nhưng
cũng gây ra những dạng tổn thất không theo quy
Những hình ảnh mới nhất về vụ lở đất gây ra
do mưa lũ ở miền trung nước ta

-Hiện trường nơi vụ


sạt lở núi nơi chôn
vùi ba nhân viên bưu
chính viễn thông.
-Nhiều đoạn đường
về Tây Trà bị lún sâu
cả mét và sạt lở nặng
-Lở đất xảy ra ở xã
Trà Lãnh,huyện Tây
Trà,tĩnh Quãng Ngãi.
Đây là một vụ lở đất
lớn xảy ra ở Hồng
Kông vào ngày 13
tháng 7 năm
1977.Làm phá hủy
một trong những
thành phố phát triển
nhất của Hồng Kông.
A.Trượt đất

I.Khái quát chung


1.Khái niệm.
Trượt đất là sự dịch chuyển trên bề mặt hay gần
bề mặt của một khối đất đá theo chiều trọng lực (từ
cao xuống thấp), áp lực thuỷ động, lực địa chấn và
một số lực khác, ở các quy mô khác nhau: quy mô
nhỏ khối trượt lở có thể chỉ vài m3 quy mô lớn khối
trượt đến hàng nghìn m3 đất đá.Khi khối trượt dịch
chuyển,tổn thất sẽ xảy ra trên khối trượt và cả ở nơi
dồn tụ vật liệu trượt.(Địa chất môi trường.)
2.Nguyên nhân của trượt đất.(nguyên nhân gián tíêp)
*Nguyên nhân tự nhiên:
-Sự xói mòn của các dòng sông.
-Sự tan chảy của các dòng sông băng.
-Lũ lụt,các trận mưa lớn làm lở các lớp đất đá.
-Những trận động đất.
-Sự phun trao của núi lửa.
-Sự dịch chuyển của các mạch nước ngầm.
*Nguyên nhân do con người:
-Những chấn động từ các hoạt động xây dựng
-Giao thông và các công trình đường xá.
-Các chấn động từ các vụ nổ.
-Các hoạt động khai thác mỏ dưới lòng đất.
-Việc phá hoại các cánh rừng.
3.Cấu trúc khối trượt

Thành phần cấu trúc


của mặt trượt bao gồm:
-Mặt trượt
-Vách trượt
-Khe nứt ngang
-Khe nứt dọc
-Đới vật liệu di
chuyển-đới cạn kiệt.
-Đới dồn tụ
4.Sườn dốc và độ ổn định trên sườn dốc

4.1 Khái niệm.


-Sườn dốc là một dạng đất phổ biến nhất trên trái
đất,chúng là những hệ thống không tĩnh lặng.
-Vật chất trên các sườn dốc hầu hết dịch chuyển ổn
định trên sườn dốc theo tốc độ đa dạng.Sự dịch
chuyển của lớp đất đá rất nhỏ mà ta khó có thể nhận
biết được đến sự lở đất hoàn toàn dữ dội.Những quá
trình này là một lý do chính dẫn đến những dòng suối
trên đồi trở nên rộng hơn rất nhiều.
4.2 Qúa trình hình thành các sườn dốc.
4.2.1 Sự hình thành dốc.

Con dốc có bốn thành phần chính:


+Đỉnh dốc.
+Dốc đá.
+Phần dốc nghiêng từ 300 đến 350.
+Vùng dốc lõm thấp hơn.
Tất cả những con dốc được cấu tạo bởi một
hay nhiều yếu tố này và sự hình thành các
sườn dốc có liên quan đến các yếu tố này.
4.2.1 Sự ổn định của dốc

-Để biết được nguyên nhân của trượt đất,chúng ta phải xem xét độ ổn định
của dốc.Đây là vấn đề có thể được diễn đặt ở khía cạnh ở trên lục của
dốc.Lực này được xác định bởi mối tương quan lẫn nhau của loại hình: vật
chất của trái đất,dốc nghiêng của dốc,khí hậu,thục vật,nước và thời gian.
-Độ ổn định của dốc mô tả mối liên hệ tới trọng lực,lực khiến vật chất dich
chuyển xuống dốc và lực cản trở di chuyển.Lực di chuyển phổ biến nhất là
thành phần khối lượng của vật chất bao gồm bất kể thứ gì ở trên dốc.Lực
cản trở di chuyển phổ biến nhất là độ mạnh của vật chất.
-Độ ổn định của dốc được tính bởi SF,nghĩa là tỉ số giữa lực cản trở di
chuyển và lực di chuyển.
+Nếu SF>1(lực cản > lực di chuyển) dốc được xem là ổn định.
+Nếu SF<1(lực cản < lực di chuyển)dốc không ổn định.
Lực cản và lực di chuyển có thể thay đổi khi điều kiện khu vực thay đổi.Lúc
này có thể làm tăng hay giảm độ SF.
5.Các yếu tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển.

-Thành phần vật liệu và trạng thái vật liệu


khối nền.
-Cấu trúc địa chất.
-Đặc điểm mặt trượt.
-Sự biến vị.
*Các yếu tố này quyết định đến sự dịch
chuyển của các vật liệu trên bề mặt của
sườn dốc.
II.Vai trò của các kiểu vật liệu trên trái đất.

-Vật chất đổ xuống một dốc ảnh hưởng kiểu


hình và tần số của sự chuyển động xuống
dưới.Sự trượt xuống có hai mẫu cơ bản của sự
chuyển động là quay vòng và tịn tiến.
-Loại đất là nguyên nhân của cả việc rơi và
trượt của các vật liệu.
-Cường độ vật liệu dốc có thể gây ảnh hưởng
lớn đến tần số của những vùng trượt đất
1.Vai trò của dốc và địa hình

-Dốc nghiêng
lớn ảnh hưởng
độ lớn lực trượt
trên mặt dốc.
-Qúa trình tăng
góc của mặt
trượt dẫn đến
động lực cũng
Devil's Slide là một con dốc lớn tăng.
dọc theo đường bờ biển San Mateo Country.
2.Vai trò của khí hậu và thực vật

Trận mưa lớn đã gây ra sạt lở đất là hư hỏng con đường


Khí hậu hay thực vật có thể ảnh hưởng đến sạt lở đất
hay sự di chuyển xuống dưới trên một độ dốc nào đó
*Vai trò của khí hậu là kiểm soát được thiên
nhiên,phạm vi lượng mưa và lượng hơi ẩm của những vật liệu
trên đó.
*Vai trò của thực vật trong vùng trượt đất khá phức
tạp bởi vì cây cỏ trong vùng là vài chức năng của các nhân
tố,nó làm ảnh hưởng trên các sườn dốc.Thực vật là nhân tố
quan trọng trên các sườn dốc là vì:
-Thực vật là một màn chắn để hạn chế luợng mưa rơi
trên các đỉnh dốc,tạo điểu kiện thuận lợi cho sự thấm nước
vào đât.
-Thực vật có hệ rễ tạo ra sự kết dính các vật liệu trên
các sườn dốc.
-Thực vật thêm trọng lượng vào dốc.
3.Vai trò của nước
-Nước hầu như trực tiếp hay gián tiếp kéo theo việc lở
đất , vì thế mà nó rất quan trọng . Nhiếu sự phong hóa hóa học
của nước làm biến đổi cường độsự trượt lở 1 cách chậm chạp
là nguyên nhân gây ra bởi các hoạt động hóa học của nước
trong việc tiếp xúc với đất đá gần bề mặt trái đất
-Nước có khả năng tác động xói mòn đến độ ổn định của
sườn dốc rất nhiều . Các đợt và dòng xói mòn có thể làm di
chuyển vật liệu và làm cho sườn dốc , vì thế làm giảm bớt hệ
số an toàn
-Nước có thể làm giảm độ ổn định của chỗ dốc (*) làm
giảm nhanh chóng mức nước trong hồ chứa hoặc sông ( đạt tốc
độ tối thiểu 1m/ngày )
-Nước cũng gây ra trượt lở vì nó góp phần làm xảy ra sự
hóa lỏng của trầm tích giàu đất sét.
4.Vai trò của thời gian

-Khả năng chống chọi của sườn dốc thường


thay đổi theo thời gian
-Sườn dốc có thể ít bền vững theo thời gian
và có thể tăng tốc độ của sự lở đá cho tới khi
(*) hệ số an toàn của chân dốc củng có thể
giảm theo thời gian vì tình trạng ẩm ướt
nhanh chóng đó là nguyên nhân gây ra sự
xáo trộn cửa mảnh vụn đất ở sườn dốc.
III.Phân loại trượt đất.

-Phân loại đặc điểm vận động của khối


trượt.
-Phân loại chuyển động trượt.
-Phân loại trượt lở theo thành phần vật liệu
-Phân loại trượt theo vận tốc chuyển dộng.
-Phân loại trượt theo độ ẩm của vật liệu.
1.Phân loại theo đặc điểm vận động.

- Trượt trôi: Khối trượt bắt đầu chuyển động từ


phía chân rồi lan dần về phía đỉnh. Kiểu trượt
này làm cho khối trượt trôi theo mặt sườn về
phía chân dốc.
- Trượt đẩy: Chuyển động trượt bắt đầu từ đỉnh
rồi do sức đẩy sinh ra từ trọng lực của phần trên
khối trượt mà các bộ phận bên dưới phải vận
động theo về phía chân sườn. Do lực ma sát giữa
thân khối trượt và khối đá gốc rất lớn nên ở kiểu
trượt đẩy này thường xuất hiện gò biến dạng rất
đặc trưng tại chân khối trượt.
2.Phân loại chuyển
động trượt.
Được phân loại như
sau:
-Trượt:
+Trượt xoay.
+Trượt tịnh tiến.
+Trượt ngang.
-Bò,trườn.
-Chảy.
-Lở,rơi,sụp đổ.
3.Phân loại trượt theo thành phần vật liệu.
Kiểu dịch chuyển. Đá gốc Vật liệu gắn kết yếu.

Hạt thô. Hạt mịn.

Đổ nhào,lở Đá đổ,đá lở. Đá vụn đổ,đá vụn lở. Đất đổ,đất lở.

Trượt. Đá sụp. Đá vụn sụp. Đât sụp.


Trượt xoay. Đá/khối đá trượt. Đá vụn/khối đá vụn Khối đất/đất trượt.
Trượt tịnh tiến. Đá chuối. sụp. Đất chuối.
Trượt ngang. Đá vụn chuối.

Chảy. Chảy đá. Chảy đá vụn. Chảy đất.

Phức hợp. Phối hợp từ hai kiểu cơ bản.


4.Phân loại trượt theo vận tốc dịch chuyển.
Vận tốc dịch chuyển.
Chậm. Trung bình. Nhanh.
1mm/năm- cm/ngày-cm/giây. >100km/giờ.
mm/ngày.

Quy mô. Nhỏ-trung bình. Trung bình: 100-104m3 Trung bình-rất lớn.
100-104m3.

Vật liệu nền. Đất(chủ yếu),đá Đá gốc và đất(ở các tỉ Chủ yếu là đá
gốc(ít hơn). lệ khác nhau). gốc,đá không
gắn kết hay đá
bị phong hóa.
Kiểu di chuyển. Chảy,phồng Chảy trượt. Trượt chảy và rơi.
đất,dịch chuyển
ngang.
Tên gọi. Chảy. Trượt xoay,chảy Tuyết lở,dòng đá
đất,trượt đá vụn. vụn,dòng bùn,đá
đổ.
5.Phân loại theo độ ẩm của vật liệu.
Chảy.

Sông

Dòng đá vụn.

Dòng bùn Chuồi đất


Tăng độ ẩm Tăng độ ẩm

Dòng đất Trượt lở đá vụn.

Dất Chảy
Dòng băng đá.
Tuyết lở
Trườn
Đá lở

Tăng độ ẩm
Trượt/đổ. Dịch chuyển ngang
IV. Các điều kiện dẫn đến hiện tượng trượt đất.
- Những nơi có lượng mưa lớn và tập trung với cường độ cao thì
nước mưa sẽ thấm vào đất làm tăng trọng lượng của tầng trên
mặt và khi đạt đến bề mặt tầng không thấm nước sẽ gây nên hiện
tượng xói ngầm.
- Nếu trên bề mặt sườn dốc có hệ thống đứt gãy kiến tạo phát
triển sẽ làm cho đất đá vụn nát, có nhiều khe nứt, tạo điều kiện
cho nước thấm xuống làm giảm lực kháng cắt của đất đá, từ đó
nguy cơ phát sinh trượt đất càng cao hơn.
- Điều kiện về cấu trúc và thế nằm của đá có ảnh hưởng rất lớn
đến quá trình trượt đất.
- Địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt ngang lớn sẽ tạo ra năng
lượng địa hình lớn, là điều kiện thuận lợi cho các quá trình trượt
đất có nguồn gốc trọng lực.
- Quá trình trượt đất còn chịu ảnh hưởng của các tác động nhân
sinh như: cắt xén chân dốc khi làm đường giao thông, xây dựng
các công trình có tải trọng lớn trên sườn dốc, khai thác mỏ bằng
phương pháp nổ mìn, hoạt động của các phương tiện cơ giới...
V.Cơ chế của trượt đất.
1.Mức độ ổn định sườn và khả năng trượt đất.

1.1 Xác dịnh sự ổn định của sườn dốc.


-Việc xác định nguyên nhân gây ra trượt đất ở các sườn dốc là công
việc rất khó khăn. Trong thực tế, hầu hết các trường hợp trượt lở đều
do nhiều nguyên nhân gây ra và hiếm khi chỉ do một nguyên nhân
duy nhất. Xác định nguyên nhân gây ra trượt đất chính là tìm ra các
yếu tố tác động gây phá hủy sự ổn định sườn dốc. Quan hệ giữa tổng
các lực chống lại sự di chuyển khối đất đá (∑S) và tổng các lực gây
trượt (∑T) được T.V. Zvonkova [6] gọi là hệ số ổn định (K) và được
xác định theo công thức:
K = ∑S / ∑T (1)
-Sườn và đất đá hình thành sườn sẽ trong trạng thái ổn định nếu K >
1, khi mà ∑S > ∑T. Khi K = 1, tức là ∑S = ∑T thì sườn nằm trong
trạng thái cân bằng giới hạn. Nếu K < 1, tức là ∑S < ∑T thì sườn
trong trạng thái không ổn định.
Khi phân tích các lực tác động lên một khối đá nằm trên
sườn dốc, thì góc dốc đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập tỷ
số ban đầu của các lực chống trượt và gây trượt.

-Từ công thức (1) có thể viết:

-Ứng với một loại đất đá thì


có một giá trị góc ma sát
Ghi chú: α: Góc dốc của mặt trượt; P: trong xác định, nên khi thay
Trọng lượng khối đá; T: Lực tiếp tuyến đổi độ dốc của sườn thì hệ số
có xu thế làm cho khối đá di chuyển ổn định sẽ thay đổi theo. Ở
xuống sườn dốc (còn gọi là lực gây
trượt) và = P.sinα; N: Lực pháp tuyến trạng thái cân bằng giới hạn K
và = P.cosα; S: Lực ma sát có xu thế = 1, thì ta có: α = ф. Do đó,
giữ khối đá lại trên sườn dốc. Lực ma khi α < ф thì sườn sẽ ổn định.
sát có quan hệ với lực pháp tuyến
thông qua hệ số ma sát (f) và được thể
hiện theo công thức: S = N.f =
P.cosα.tgф (với f = tgф và ф là góc
ma sát trong của đất đá).
Bảng 1: Thống kê diện tích và tỉ lệ ổn định
sườn ở tỉnh Quảng Bình.(Nguồn:Viện địa lý).
TT Mức độ ổn Diện tích Tỷ lệ (%)
định (km2)
1 Rất ổn định 4.598,26 58,9

2 Ổn định 441,88 5,6

3 Tương đối ổn 755,06 9,7


định
4 Không ổn 2.014,74 25,8
định
1.2 Quy luật phân bố các điểm trượt.

*Trượt đất xảy ra do nhiều yếu tố tác động như: địa chất,
địa hình, địa mạo, khí hậu, lớp phủ thực vật và hoạt động của
con người [2]. Vì vậy, việc tìm ra quy luật phân bố các điểm
trượt là rất khó khăn, nhưng vô cùng cần thiết. Trên cơ sở
khảo sát thực địa, kết hợp với việc phân tích mối quan hệ của
các vết trượt với các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, bước đầu có
thể rút ra một số quy luật như sau:
-Số lượng các điểm trượt đất tỷ lệ thuận với độ cao và độ dốc
địa hình.
- Bề dày lớp vỏ phong hoá càng lớn thì khả năng trượt đất
càng cao
- Thành phần của đá khác nhau thì khả năng xảy ra trượt lở
cũng khác nhau
2.Nguyên nhân gây trượt.(nguyên nhân trực tíêp).

-Do sự tăng tốc độ của sườn:


+Sự xâm thực tự nhiên của các dòng chảy hoặc gió.
+Do chuyển động nâng nền liên quan đến chuyển động nâng vòm
tân kiến tạo hoặc do biến động của của áp lực thũy tĩnh.
+Do hoạt động đào bới của con người khi khai thác các tài nguyên.
-Sự giảm độ bền của đất đá.
+Tăng hàm lượng nước.
+Thay đổi thành phần hóa học của vật liệu nền.
+Sự suy giảm độ chặt-gia tăng độ lỗ hỏng của lớp đất đá.
-Phát triển hiện tượng từ biến trong khối nền.
+Sự gia tăng áp suất lỗ hỏng.
+Sự gia tăng tải trọng ở sườn.
+Mất đi sự chống đỡ ở phía bên dưới.
3.Cơ chế của trượt đất.

-Cơ chế phát triển của một khối trượt là cơ sở để


tổ chức giám sát sự dịch chuyểnvà xác định các
biện pháp giảm thiểu tai biến của trượt đất.
-Động lực phát triển của một khối trượt chia làm
ba thời kỳ:
+Thời kỳ chuẩn bị.
+Thời kỳ hoạt động trượt thực thụ.
+Thời kỳ ổn định.
VI.Tai biến trượt đất và các hoạt động của
con người.

-Tác động của việc sử dụng và ảnh hưởng của


con người đến cường độ và tần suất xuất hiện
trượt đất gần như từ nhỏ đến lớn.
-Nhiều sự trượt lở được gây ra bởi những ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các điều kiện địa chất
trái ngược , vượt quá hơi ẩm , và các thay đổi
nhân tạo trong cảnh quan và vật liệu sườn
núi.
1.Vấn nạn chặt phá rừng của con người

 -Hình ảnh chặt phá


rừng phòng hộ ở các
tỉnh miền trung.
-Một hiện trạng diễn
ra ở nhiều nơi không
chỉ ở Việt Nam mà
còn nhiều nước trên
thế giới.
-Đây là thảm họa cháy rừng
lớn nhất xảy ra ở bang
California cua Hoa Kỳ vào
ngày 23/10/2007.
-Những thảm họa như thế này
sẽ làm cho tình hình đất ở đây
xấu đi không có rừng bảo vệ
dễ xảy ra nhiều thiên tai hơn.
2.Việc khai thác nguồn nước.

-Trên các đồi núi việc sử dụng nước


không đúng cách hợp lý sẽ gây thất thoát
nước.
-Các dòng nước di chuyển trên các dốc
không được giữ lại,nó sẽ kéo theo các lớp
đất đá di chuyển gây nên các vụ trượt đất.
3.Các tổn thất do tai biến gây ra.

-Trượt lở đất được xem là một tai biến


nghiêm trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
sự phát triển kinh tế,xã hội của cộng đồng.
-Trượt đất gây ra cho người nhiều tổn thất
nặng về người và của:
+Tổn thất về sinh mạng.
+Tổn thất về kinh tế.
3.1 Tổn thất về người.
STT Sự kiện Số người thiệt Nơi xảy ra Thời gian
mạng

1 Loess flow 180,000 China 1920

2 Debris avalanche 70,000 Peru 1970

3 Mudflow 23,000 Columbia 1975


4 Debris avalanche 12,000–20,000 Soviet Union(present- 1949
day Russia)
5 Debris avalanche 18,000 Peru 1970

6 Debris flow 10,000 Columbia 1999

7 Lahar 5,110 Indonesia 1919


8 Rock avalanche 4,000 Peru 1962

9 Rock slide 2,000 Italia 1963

10 Debris flow 1,000 Ecuador 1987


Tháng 11 năm 1985 ở Mameyes, Puerto Rico, lở
đất đã làm thiệt mạng 129 người. (Photo by R.W.
Jibson, U.S. Geological Survey)
Vụ lở đất vào 1998 ở Tegucigalpa,Hondurs
làm thiệt mạng khoảng 1000 người.
Có ít nhất 200 người chết và 1.500 người mất
tích, nhiều nhà cửa bị chôn vùi khi lở đất xảy ra
cách đây ít giờ tại phía đông Philippines.Vào ngày
17/2/2006
Một số thiệt hại của lở đất ở nước ta.

-Ngày 30/6/2003 trượt đất - đá xảy ra tại bản


Chu Va 12, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu
làm chết một nam và làm bị thương nặng một nữ
du khách người Mỹ. Mới đây một trận trượt đất
kinh hoàng xẩy ra vào đêm 13/9/2004 tại xã Phìn
Ngan, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai làm chết 23
người.
3.2 Tổn thất về kinh tế.

-Tổn thất về kinh tế được đánh giá ở cả hai đối


tượng là nhà nước và tư nhân.Tổn thất chung là
giảm diện tích đất.
-Thí dụ như từ năm 1983 đến 1990 thị trấn Tân
Châu mất 45.000m2 đất,160 căn nhà.Tài sản thịêt
hại ước tính khoảng 16 tỷ đồng.
Đường Hồ Chí Minh
đoạn A Đớt - A Tép (từ
km387 + 400 đến km420)
có đến 31 điểm sạt lở taluy
nghiêm trọng, có nơi lên
đến hàng chục ngàn mét
khối đất đá (ảnh). Công ty
cổ phần Quản lý đường bộ
Thừa Thiên - Huế đã phải
huy động hàng chục đầu xe
để khắc phục sự cố, tạm thời
cho thông xe, nhưng một số
điểm tại km393 và km402
Cũng theo công ty này, để giải tỏa đến chiều 24-10 vẫn còn bị
hoàn toàn cần ít nhất thêm 10 ngày trong điều vùi sâu trong đất đá gần
kiện thời tiết bình thường. Ước tính thiệt hại 10m, gây khó khăn trong
do sạt lở đất gây ra khoảng trên 10 tỉ đồng.
việc giải tỏa tiếp theo.
Caracas ở Venezuela là nơi thường xuyên xảy
ra các vụ lở đất gây thiệt hại rất lớn về tài
sản.Chỉ trong năm 1993 ước tính thiệt hại do
lở đất gây ra khoảng 7.1triệu đôla.
-Hoa kỳ là một
quốc gia ở Châu
Mỹ cũng là một
trong những quốc
gia chịu thịêt hại
nặng nhất về lở đất,
hằng năm ước tính
thiệt hại khoảng 2tỉ
đôla.
-Sơ đồ tổn thất do
trượt lở ở Napa
County,San
Fancisco năm
1997-1998 El
Niño Rainstorms.
VI.Các công tác dự báo và phòng chống
trượt đất.

1.Dự báo trượt lở.


1.1 Công tác quan trắc.
Công tác quan trắc là một trong những biện pháp
quan trọng để theo dõi,dự báo và đánh giá mức độ
dịch chuyển.Các phương pháp quan trắc thường
được sử dụng bao gồm:
-Phương pháp viễn thám.
-Quan trắc hiện trường.
a/Phương pháp viễn thám.

Hệ thống các tư liệu viễn thám cho


phép đánh giá tốc độ dịch chuyển,xác
định các yếu tố địa mạo thuận lợi cho sự
dịch chuyển .
Các tài liệu viễn thám có thể sử
dụng hiệu quả trong quan trắc là ảnh vệ
tinh SPOT,ERS,ASTER và ảnh máy
bay .
Ngoài ra ngày nay phương pháp
viễn thám được sự hỗ trợ và kết hợp với
công cụ GIS giúp phân vùng dự báo sẽ
đuợc nhiều thuận lợi hơn để quản lý và
giám sát tai biến trượt lở.
Hình ảnh vệ tinh SPOT thu các dữ liệu
hình ảnh trên trái đất.
b/Quan trắc hiện trường.

-Sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại để đo


đạc,đánh giá những biến động nhỏ trong đất
đávới các thông số xử lý và hiển thị trực tiếp qua
máy tính.
-Nội dung:theo dõi sự biến dạng của của mặt
đấttheo dõi sự phát triển của các vết nứt,sự dịch
chuyển của các cột mốc quan trắc,tốc độ mất đất.
1.2 Lập bản đồ dự báo.

-Bản đồ phân vùng dự báo tai biến lở đất là cơ sở


để chọn lựa các vị trí quan trắc có hiệu quả và
phương pháp quan trắc thích hợp.
-Nội dung chính của bản đồ là khoanh định
những vùng có mức độ rủi ro về trượt đất theo
mức độ,theo nguồn gốc và theo cơ chế khác
nhau.
-Bản đồ phân vùng dự bảo phải trên những thông
tin cơ bản kết hợp với các thông tin trong lịch
sử.Đó là những thông tin quan trọng để dự báo
tai biến trượt lở đột ngột.
Hiện trạng
và dự báo
trượt đất
được trình
bày trên hình
2.Phòng chống tai biến lở đất.

-Quản lý quy hoạch sử dụng hợp lýtài


nguyên đất đai là biện pháp hữu hiệu để
giảm thiểu tai biến và tổn thất do lở đất.
-Biện pháp phòng chống tai biến lở đất
thường được triển khai theo hai hướng
sau:
+Làm tăng lực kháng trượt.
+Làm giảm lực trượt.
2.1.Các biện pháp làm tăng lực trượt.

-Tháo khô nước ở sườn: mục tiêu là thoát


nhanh nước mặt và nước dưới đất tầng
nông,chống lại việc tích nước ở sườn.
-Tăng cường độ ổn định của bờ vách bằng
lớp phủ thực vật,bằng lớp phủ đá,bằng
bơm phụt xi măng.
-Tạo đê chắn ở chân khối trượt.
2.2.Các biện pháp làm giảm lực trượt.

-Dở bỏ tải trọng trên bờ vách.


-Làm giảm gốc nghiêng của mái dốc và
giảm độ chênh lệch địa hình.
-Làm giảm sự phá hủy chân đôi bờ vách.
3.Một số biện pháp khác.

*Để phòng chống trượt đất có hiệu quả, ngoài những


giải pháp về khoa học công nghệ nêu trên, cần phải
kết hợp với các giải pháp khác như:
- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nguyên
nhân và hậu quả của các tai biến thiên nhiên nói
chung và trượt đất nói riêng.
- Thành lập các Ban phòng chống tai biến thiên nhiên
cấp xã và các nhóm tình nguyện viên cấp thôn bản để
đối phó với tai biến có hiệu quả.
-Phương pháp thiết kế thi công, khắc phục sự cố
trượt lở, duy tu, bảo dưỡng đường.
-Biện pháp gia cố và phòng hộ bề mặt sườn dốc, mái
dốc.
-Các biện pháp phòng chống và thoát nước mặt.
-Các biện pháp phòng chống tác dụng phá hoại của
nước ngầm.
-Biện pháp giảm tải trọng phía trên khối trượt.
-Các biện pháp xây dựng công trình chống đỡ.
-Các biện pháp cải tạo tính chất của đất đá.
-Biện pháp phân vùng dự báo nguy cơ trượt.
Ruộng bậc thang ở Hà Giang. Ruộng bậc thang ở Tây Bắc nước ta.

Ruộng bậc thang là một


trong những biện pháp phòng
chống trượt lở đất.

Ruộng bậc thang ở Cao Bằng.


Biện pháp trồng rừng phát
triển rừng để bảo vễ đất
chóng lở đất.
VII.Khắc phục hậu quả do trượt đất gây ra.

-Sau khi trượt đất xảy ra, cách tốt nhất để làm cho nó dừng lại lạ tác
động vào quá trình mà khối trượt bắt đầu. Trong nhiều trường hợp, nguyên
nhân của trượt đất là tăng áp suất nước và trong những trường hợp như thế
thì ảnh hưởng của quá trình làm khô phải được đặt lên hang đầu.
-Nó bao gồm những rãnh thoát nước trên bề mặt tại điểm bắt đầu trượt
đất để bổ sung nước mặt từ sự thâm nhiễm và những ống tháo nước ngầm
hoặc giêngs để tháo nước và làm giảm áp suất nước. Sự tháo nước làm tăng
sự chống lại sức mạnh của vật liệu trượt và vì vậy làm ổn định mặt trượt.
-Sau khi mưa bão khủng khiếp xảy ra người ta ghi nhận được sự
chuyển động của mặt trượt 300 bị nhấn chìm xuống lớp đá biến đổi hình thể.
Khối trượt sâu xấp xỉ 40m, lan rộng 150m và dài 300m. Trượt đất thì gần
các nhà máy thủy điện vì vậy hành động ngay lập tức tưởng chừng như là
cần thiết.
. -Điều tra khoa học cho rằng nếu mực nước hạ xuống khoảng 5m sẽ
tăng cường sự chống chịu tăng cường sự ổn đinh của dốc trượt. Sự làm khô
được thực hiện bởi việc đào hầm, mương, làm các thanh ngang, khoan các lỗ
để tăng khả năng chống chịu của nền đá ở khu vực đó. Sau khi làm khô, sự
dịch chuyển sẽ kết thúc vào mùa mưa tới, thậm chí lượng mưa có tăng cũng
không quan sát thấy một hiện tượng dịch chuyển nào xảy ra.
B.Các hiện tượng liên quan của trượt đất.
I.Sụp lún.

1.Sụp lún là gì?


Sụp lún là sự di
chuyển theo chiều
thẳng đứnglàm mặt
đất bị hạ thấp từ từ
cho đến đột ngột
của một vùng với
diện tích với diện
tích thay đổi rất
nhỏ(chừng vài m2)
hoặc rất rộng lớn
(hàng ngàn km2).
2.Nguyên nhân gây sụp lún.

-Qúa trình địa chất nguồn gốc nội sinh(hoạt


động đứt gãy).
-Qúa trình địa chất nguồn gốc ngoại sinh(tác
dụng phá hủy của mạch nước ngầm).
-Do con người tạo ra trong quá trình con
người tác động vào tự nhiên(khai đào,khai
thác ti nguyên…).
3.Các nhân tố ảnh hưởng tới sụp lún.

-Tương tác giữa hoạt động của con người


và điều kiện địa chất là nhân tố ảnh hưởng
to lớn đến sụp lún, với tốc độ lún xuống và
ổn định vật chất Trái Đất rất chậm
-Sự vận động của các vật liệu bên trong
lòng đất cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự
sụp lún.
4.Phân loại sụp lún.

-Phần lớn các chuyển động sụp lún là sản


phẩm của quá trình ngoại sinh và nhân
sinh.
-Theo phương thức thể hiện có thể chia
sụp lún làm ba nhóm sau:
+Sự do mất đi vật liệu phía dưới.
+Sụp lún do sự tháo khô chất lỏng.
+Lún do sự gia tăng tải trọng trên bề mặt.
4.1 Sụp do mật đi vật liệu phía bên dưới.

Phần vật liệu bị


mất có thể là địa
chất dễ hòa
tan.Nơi có phần
vật liệu bị mất sẽ
tạo thành hố sụp.
4.2 Sụp lún do sự thao khô chất lỏng.

Sụp lún được gây


ra bởi chất lỏng rút
khỏi nguồn nước ngầm
hoặc sự sụp đổ tầng
nước mặt và đất đá
gần mặt đất qua những
khoảng trống dưới đất.
Sự thu dầu có kết
hợp khí và nước ở tầng
nước ngầm, hỗn hợp
hơi và nước của năng
lượng địa nhiệt gây ra
sụp lún
4.3 Lún do sự gia tăng tải trọng trên bề mặt.

Đây là kiểu
thường gặp trên
những vùng đất
có nền kết cấu
yếu nhưng lại
bố trí các công
trình xây
dựnglớn.
5.Cơ chế sụp lún.

Cơ chế sụp lún thực sự liên quan đến sự kết nối của
các hạt riêng lẻ với nhau hình thành một khối bởi áp suất
thấp của chất lỏng. Sự sụp lún của các khu vực có dầu
nói chung liên quan đến sự giảm to lớn của áp suất chất
lỏng cho đến 2,8.107 Pa, ở độ sâu lớn (hàng ngàn m) và
diện tích nhỏ hơn 150m2.
Mặt khác, hậu quả sụp lún từ việc thu hồi nước
ngầm có quan hệ với sự giảm mạnh áp suất chất lỏng,
thường nhỏ hơn 1,4.106 Pa, tại độ sâu ít hơn 600m có
liên hệ tương đối với khu vực rộng lớn khoảng hàng trăm
km2
Cơ chế của chuyển đọng khói thẳng đứng thay đổi
theo các kiểu dịch chuyển khác nhau.
5.1 Sụp,sụt lún do mất vật liệu rắn.
-Khi một bộ phận
trong nền đất bị mất
đi phía trên khoảng
trống vừa được hình
thành lực căng nén
ép xuất hiện kéo
phần đá bên trên vào
chỗ rỗng để tạo lập
sự cân bằng mới,kết
quả làm cho mặt đất
bị hạ thấp xuống.
-Về nguyên lý dịch
chuyển này sẽ dừng
lại khilực căng này
đạt tới giới hạn cân
bằng.Ngược lại,lực
căng này tạo khe nứt
cắt trong phần vòm
của mái lõ hỏng.
-Quy mô vùng bị ảnh hưởng phụ thuộc vào quy mô vùng
bị mất đi và khoảng cách từ trần lỗ hỏng cho đến mặt đật.
5.2 Sụp lún do tháo khô.
-Khi lưu chất trong đá bị khai thác mà không bổ sung kịp
thời,lực căng bề mặt giữa các hạt giảm,dưới áp lực của khối
nền phía trên,sự dồn tụ vật liệu sẽ xuát hiện làm giảm thể tích
các lỗ rỗng.Kết quả làm giảm bề dày của trầm tích,gây nên
hiện tượng hạ thấp mặt đất-hiện tượng lún.
-Do sự dồn tụtrong đá không có tính đàn hồi nên những
vùng bị lún hông thể phuc hồi.Biên độ lún không chỉ phụ
thuộc vào độ lỗ rỗng của đất đá mà còn phụ thuộc vào bề dày
của tầng đất đá bị tháo khô.
-Sự dịch chuyển trong cơ chế này diễn ra chậm chạp,khó
nhận biết trực tíêp,nhận biết qua các dấu hiệu gián tiếp thông
qua các số liệu quan trắc.
5.3 Lún do biến đổi thành phần vật liệu
của nền và tải trọng bên trong.

-Khi bị thấm nước


nhiều các vật liệu dễ bị
hòa tan và bị mang đi
làm cho khối nền
chuyển về trạng thái
không ổn định.Khi tải
trọng bên trên lớn hơn
sức chịu đựng cụa
nền,hiện tượng lún xảy
ra.
6.Tai biến sụp lún.

-Cũng như tai biến trượt lở hàng


năm gây thiệt mạng hàng trăm
nghìn người khắp nơi trên thế
giới bên cạnh đó còn có các vấn
đề về kinh tế xảy ra.
-Ở Việt Nam vấn đề sụp lở ở hai
bên bờ các dòng sông vân đang
diễn ra gây thiệt hại về kinh tế và
ngừời.
-VD:Sụp lún xảy ra gần bờ sông Hình ảnh sụp lún xảy ra ở thị xã Ngã Bảy.

Cai Côn đã làm sập nhiều nhà


của người dân.Ước tính thiệt hại
khoảng 350 triệu đồng.
Sự sụp lún ở Hồ Peigneur, Louisiana
- Abizare là thí dụ của sự sụp lún liên quan đến mỏ muối
vào ngày 21 tháng 10 năm 1980 ở phía nam Louisiana, khi hồ
cạn với chiều sâu trung bình 1m, được rút hết muối trong lỗ sụt
bên dưới. Sụt xảy ra sau khi một mũi khoan dầu đẩy xuống lỗ
trong một mỏ muối còn đang hoạt động, vị trí của nó ở dưới độ
sâu 430m so với bề mặt vỉ muối của đảo Jefferson. Khi lỗ mở
rộng ra do nước cột muối được làm sạch và hòa tan, muối nay
nằm trên mặt của lỗ sụt, mà lỗ sụt là sản phẩm của sự sụt lún lỗ
lớn.
-Hồ rút quá nhanh khiến 10 sà lan, một tàu kéo và một lỗ
khoan dầu biến mất trong vùng xoáy dòng nước vào bên trong
mỏ, nơi có đường hầm rộng như 4 xa lộ và cao 25m.( Sự khai
mỏ được thực hiện với sự trợ giúp của xe tải và xe ủi đất.)
Thông thường có 50 thợ mỏ và 7 người trong 1 lỗ khoan dầu. Sự
sụp lún đã gây tổn thất hơn 25ha ở đảo Jefferson, bao gồm khu
vườn sinh học lịch sử, tòa nhà xanh, và 500.000$. Bên trái của
khu vườn thì bị phá vỡ bởi khe nứt lớn, là sự dịch chuyển mạnh
mẽ của đất đến bờ hồ. Những đứt gãy do lực căng và thường xảy
ra ở rìa hố sụt lớn.
7.Dự báo và phòng chống tai biến sụp
lún.
7.1 Dự báo tai biến sụp lún.
-Lập bản đồ phân vùng dự báo tai biến sụp lún đây là phương tiện
hữu hiệu để dự báo và phòng chống tai biến sụp lún.Bản đồ phân
vùng cũng thích hợp cho từng loại nghiên cứu như:
+Bản đồ địa chất công trình.
+Bản đồ đia chất thủy văn.
+Bản đồ sử dụng đất.
+Bản đồ phân bố các công trình khai thác khoáng sản.
+Các đập nước các giếng khoan dưới nước và dầu khí.
-Khảo sát theo dõi vùngđang nằm trong nguy cơtai biến sụp lún.Nội
dung:
+Thống kê các tai biến xảy ra.
+Tổ chúc quan trắc sự hạ thấp mặt đất.
+Dự báo mức độ tổn thất có thể xảy ra.
-Dự báo các tai biến đột biến.
7.2 Phòng chống tai biến sụp lún.

-Quản lý việc khai thác nước dưới mặt đất,dầu


mỏ và khí đốt trên đất liền.
-Quy hoạch và giám sát chặt chẽ vịêc khai thác
khoáng sản.
-Xây dựng quy phạm giám sat công tác tháo khô
khi thi công các công trình ngầm.
-Quản lý quy hoạch,thiết kế nhà cửa theo đăc
điểm của nền đất.
-Tuyên truyền cho mọi người dân thấy được tác
hại của việc sụp lở đất.
II.Tuyết lở.
-Lở tuyết là hiện tượng
thiên nhiên gây nguy
hiểm cho nhiều người.
-Do sự chấn động nào đó
xảy ra trên núi tuyết cũng
làm cho tuyết có sự dịch
chuyển trên các sườn
dốc.

-Băng là phần cứng hơn của


tuyết.Phần lớn nước trên trái
đất chúng ta tồn tại dưới dạng
băng tuyết.
Cơn tuyết băng lở di chuyển rất là nhanh chóng. Nếu
như có nhiếu đá, đất và cây cối kết hợp với nhau thì nó cũng
giống như một khối băng lở. Giống như trượt đất, ở sự trượt
lở tuyết vật chất cũng được mang đi và chống lại lực trượt
lở.
*Phân loại lở tuyết.

-Trượt lở tuyết có thể xảy ra ở tuyết ướt và


tuyết khô và có 2 loại: trượt lở dòng và trượt
lở khối
-Trượt lở dòng: xuất hiện khi tuyết có độ kết
dính kém, có xu hướng kết thành những
khối nhỏ và thiệt hại mà nó gây ra không
lớn.
-Trượt lở khối: lúc đầu một khối trượt có thể
thay đổi 100-10.000m2 và bề dày 0,1-10m.
-Những khối trượt lở
lớn rất là nguy hiểm,
giải phóng ra một lượng
năng lượng vô cùng lớn
bởi việc huy động hang
triệu tấn băng và tuyết
đổ xuống với tốc lực 5-
30 m/s (tương ứng 18-
100km/h) hoặc hơn thế
nữa. Sự dịch chuyển
trên mặt ngang hay sự
va chạm thay dổi giá trị
từ 5-50 tấn/m2 nhưng ở
trường hợp lớn hơn,
nguy hiểm hơn có thể
lên đến 100 tấn/m2. Tầm
quan trọng của sự tấn
công mạnh này cho thấy
chỉ cần 3 tấn/m2 cũng
gây sụp đổ cả những
cấu trúc bêtông vững
chắc.
-Sự trượt lở được bắt đầu khi một khối lượng
băng tuyết lớn trên cao trượt xuống do sự quá tải
của lượng tuyết mới hoặc sự thay đổi bên trong một
khối tuyết ở khu vực có sức chống chịu kém kèm
theo sự phá hủy. Thậm chí ở những điều kiện khá
bất ổn, trọng lượng của một người trượt tuyết cũng
có thể gây ra trượt lở.
-Khi mới bắt đầu, sự trượt lở có khuynh hướng
đi theo các đường trượt, cầu trượt, vết trượt. Đây là
xu hướng chủ yếu, tuy nhiên trên vùng sạt lở cũng
xuất hiện những đường mòn không giới hạn. Những
lối sạt lở thường có một vài nhánh , rãnh gần đỉnh
hợp lại và trượt xuống.
Những mối đe dọa của lở tuyết.

-Những người trượt tuyết ở các núi cao hay các vách núi là
những người bị đe dọa đầu tiên khi hiện tượng trượt lở xảy ra,
tiếp đến là các khu du lịch miền núi, biệt thự, đường tàu,
đường quốc lộ và các khu vực khác của một vài thành phố.
-Một ví dụ đáng chú ý ở Juneau-thủ đô Alaska xảy ra một vụ
trượt lở tuyết hết sức nghiêm trọng. Khoảng 100 năm trước,
một dốc lao nguy hiểm trên Junian gây ra băng và tuyết 6 lần
và nó tiến ra tới biển.Không có thiệt hại nghiêm rọng nào từ
việc trượt lở tuyết xảy ra hơn ¼ thế kỉ qua nên có các công
trình được xây dựng ngay qua đường trượt. Người ta ước tính
rằng, ở khu vực trượt lở xảy ra, những gia đình sống ở đó 40
năm có 96% bị ảnh hưởng nhưng hầu hết họ trở nên thờ ơ với
mối nguy hiểm này.
III.Ngoài ra còn có một số tai biến khác.

-Nứt đất cũng là Những dòng chảy như


một tai biến về thác bùn có thể di chuyển với
trượt đất. tốc độ 160 km/giờ.
C.Mặt trái của trượt đất.
-Ngoài những thiệt hại do trượt đất gây ra trượt đất còn
có những tác động cho các nhà khoa học và các nhà địa chất
nghiên cứu về trượt đất,về cấu tạo của vỏ trái đất...
-Trường đại học Mở-Địa chất nghiên cứu khoa học về
các vấn đề trượt lở,địa chất,trắc địa... Nội dung nghiên cứu
cần tiến hành là tìm hiểu sâu về hiện trạng các dạng tai biến
địa chất, phân loại, xác định các nguyên nhân xảy ra tai
biến; cơ chế hình thành, dự báo nguy cơ các tai biến; phân
vùng dự báo và đề xuất các giải pháp quy hoạch, phòng
tránh, bảo vệ môi trường
-Các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về trượt đất
nhằm tìm những tư liệu về sự hình thành trái đất.
Phần kết luận.
-Trượt đất là một dạng tai biến thiên nhiên xảy ra tương
đối phổ biến ở các vùng đồi núi.
-Hậu quả gây ra do các vụ trượt đất rất lớn gây tổn thất
về người và của ở nhiều nước trên thế giới.
- Quá trình trượt đất chịu tác động của các yếu tố tự
nhiên như: địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, thảm thực
vật..., đồng thời vừa chịu sự tác động của con người như: cắt
xén chân dốc, tăng tải trọng trên sườn dốc, nổ mìn, hoạt động
của các phương tiện cơ giới...
- Hậu quả của trượt đất là rất nghiêm trọng nên cần kết
hợp các giải pháp khoa học công nghệ và giải pháp kinh tế -
xã hội một cách đồng bộ để việc phòng chống trượt đất có
hiệu quả cao.
Xin chân thành cảm ơn sự
theo dõi của thầy và các
bạn.

You might also like