You are on page 1of 72

ĐỀ TÀI:

1
DANH SÁCH NHÓM 5
Phạm Bảo Chi 0517005
Văn Thị Ngân Hà 0517032
Trần Thanh Hải 0517035
Nguyễn Thị Kim Ngân 0517068
Trần Như Ngọc 0517069
Lê Đình Thúy Phương 0517074
Nguyễn Lê Hà Thanh 0517084
Nguyễn Thị Mai Thy 0517089
Vũ Thị Thược 0517092
Nguyễn Thị Diễm Trang 0517103
2
NỘI DUNG
I. Nước – Viễn cảnh toàn cầu
II. Nước là dung môi quý nhất
III. Nước mặt và lượng trầm tích
IV. Nước ngầm
V. Việc sử dụng nước
VI. Quản lý nước
VII. Các đập nước, hồ chứa và những kênh đào
VIII. Nước và hệ sinh thái
IX. Ảnh hưởng lên môi trường
địa chất
X. Kết luận
3
I. NƯỚC – VIỄN CẢNH TOÀN CẦU

4
I. NƯỚC – VIỄN CẢNH TOÀN CẦU
Ở quy mô toàn cầu, vấn đề đáng quan tâm
không phải là sự dư thừa nước mà là lượng
nước có ích ở đúng nơi, đúng thời gian và đúng
hoàn cảnh. Nước là dạng tài nguỵên không đồng
nhất có thể được tìm thấy ở dạng rắn, lỏng và
hơi ở nhiều vị trí trên bề mặt trái đất. Phụ thuộc
vào vị trí đặc biệt của nước mà thời gian hình
thành có thể là vài ngày hay vài ngàn năm. Hơn
nữa, 99% nước trên trái đất không sử dụng
được do tính mặn (nước biển), vị trí và dạng tồn
tại (đỉnh núi băng, sông băng).Như vậy tổng
lượng nước mà con người sử dụng được chỉ gần
1%.
5
6
I. NƯỚC – VIỄN CẢNH TOÀN CẦU
Ô nhiễm và sự gia tăng quá trình sản xuất công nghiệp
làm tăng việc sử dụng nước.
Sản lượng nước trung bình mỗi năm (dòng chảy tràn)
từ các con sông và nước ngầm xấp xỉ 47.000 km3 nhưng
sự phân phối không đều. Phần lớn dòng chảy tràn xuất
hiện ở những nơi hoang vắng như Nam Cực, khoảng
2310 km3 chiếm khoảng 5% dòng chảy tràn trên trái đất.
So với những nguồn tài nguyên khác thì nước được sử
dụng với khối lượng rất lớn.
Hội đồng tài nguyên nước của Mỹ dự đoán, trong năm
2020, lượng nước được sử dụng có thể vượt quá 13%
tổng lượng nước mặt
7
II. NƯỚC LÀ DUNG MÔI QUÝ NHẤT
Nước là dung môi quan
trọng nhất, nếu không có
nó, sự sống không thể tồn
tại
Mỗi phân tử nước được
cấu tạo từ 2 nguyên tử
hidrogen và 1 nguyên tử
oxygen. Chúng bị ràng buộc
với nhau bởi liên kết cộng
hoá trị(covalen)
Nước là dung môi lưỡng
cực với nhiều thụôc tính
quan trọng tác động đến
môi trường
8
II. NƯỚC LÀ DUNG MÔI QUÝ NHẤT
Phân tử nước cũng có thể hút
các bề mặt rắn (adhesion); Mặt
khác, cực âm (oxygen) của nước
có thể hút các ion dương như:
Na, Ca, K, Mg…
Hai cực của nước có tác dụng
hình thành lực căng mặt ngòai:
Phân tử nước có khả năng hút
cả những phân tử khí. Đặc tính
này rất quan trọng đối với quá
trình lý, hóa học liên quan sự di
chuyển của nước qua khe hở, lỗ
nhỏ.

9
II. NƯỚC LÀ DUNG MÔI QUÝ NHẤT
Tính tan trong nước phụ thuộc vào bản chất và
thành phần của vật chất, Nước là thành phần quan
trọng trong hoạt động phong hóa đá, khoáng sản,
quá trình lý, hóa học hình thành đất.
Nước ở thể rắn nhẹ hơn thể lỏng, Nước ở sông, hồ
và đại dương đóng băng từ dưới lên trên.
Đặc trưng khác của nước là triple point - điểm
nhiệt độ và áp suất mà tại đó nước tồn tại cả ở 3
pha: rắn (băng), lỏng (nước), khí (hơi nước). Triple
point của nước trong tự nhiên ở gần bề mặt trái đất.
Nước có khả năng là điều hoà môi trường nhờ
nhiệt dung riêng, so với các chất lỏng khác nước có
dung tích lớn nhất.
10
III. Nước mặt và lượng trầm tích
Nước mặt có ảnh hưởng quan trọng đến sự xói mòn và vận
chuyển vật chất.
Nước di chuyển vật chất ở dạng hòa tan hoặc những phần tử
nhỏ lơ lửng, và nước mặt có thể chuyển dời các hạt đất, hạt cát
nhỏ. Khi va chạm (h 10.2), số lượng và kích thước của những hạt
lơ lửng này một phần tùy thuộc vào thể tích, độ sâu của nước
cũng như vận tốc dòng chảy.
Dòng chảy trên mặt đất bị phân chia bởi các lưu vực sông
(vùng thoát nước) (h 10.3).
Những lưu vực lớn được chia thành các lưu vực nhỏ hơn.
Ví dụ: sông Missisipi thoát khoảng 40% nước ở nước Mỹ
nhưng lại bao gồm nhiều lưu vực nhỏ như Ohio, Missouri, Red
river và nhiều lưu vực nhỏ khác, và các lưu vực này có thể chia
nhỏ hơn như Ohio.
11
III. Nước mặt và lượng trầm tích
•Yếu tố ảnh hưởng đến dòng chảy tràn :
•Yếu tố địa chất: chủ yếu ảnh hưởng đến dòng chảy và
sự lắng đọng bao gồm loại đất đá, khoáng vật, nhiệt độ
phong hóa và đặc điểm cấu trúc đất đá.
Đất có thể kết thành các hạt nhỏ, dày, có nhiều hạt sét
và đá ít để lộ những khe nứt cho phép ít thấm nước xuống
đất và trở thành dòng chảy ngầm. Dòng chảy tràn sẽ
tương đối nhanh khi nước mưa rơi xuống những lớp vật
liệu trên. Trái lại đất đá có cát, sỏi dễ gãy và hòa tan hấp
thụ một lượng lớn nước mưa hơn và có ít dòng chảy tràn
trên bề mặt hơn (H 10.3).

12
III. Nước mặt và lượng trầm tích
•Yếu tố địa văn: bao gồm hình dạng vùng thoát nước, đặc
điểm địa hình, độ dốc và hướng của lưu vực sông bị bão
chiếm ưu thế.
Hình dạng của lưu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các điều
kiện địa chất.
Một ảnh hưởng chủ yếu của hình dạng lưu vực lên dòng
chảy mặt và sự lắng đọng trầm tích là vai trò của nó trong việc
chi phối tỉ lệ nước được cung cấp cho dòng chảy chính.
Lưu vực có dòng chảy chính dài, phụ lưu ngắn nhận được
lưu lượng từ phụ lưu nhiều hơn lưu vực có dòng chảy chính
ngắn, phụ lưu dài và ngoằn ngoèo

13
III. Nước mặt và lượng trầm tích
•Các yếu tố địa hình và độ dốc có mối quan hệ tương
tác:
Địa hình càng lớn càng giống dòng chảy vì có đường
dốc và độ dốc cao, và làm nghiêng những đất ở sát dòng
sông.
Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến vận tốc dòng chảy,
lượng nước xâm nhập vào đất đá và ảnh hưởng tới lưu
lượng nước mặt và nước ngầm.
Hướng của lưu vực đối với bão ảnh hưởng đến:
–Tỷ lệ dòng chảy
–Lưu lượng lớn nhất
–Thời gian tồn tại của nước mặt
14
–Lượng nước di chuyển và bốc hơi
III. Nước mặt và lượng trầm tích
•Yếu tố khí hậu:
Bao gồm kiểu mưa, lượng mưa, thời gian mưa hàng năm và dạng bão.
• Yếu tố sinh học:
Thực vật có thể ảnh hưởng đến dòng chảy mặt bằng cách:
Gia tăng lượng che phủ và bốc hơi.
 Việc giảm hay mất đi thực vật do sự biến đổi khí hậu, cháy, hay việc sử dụng
đất sẽ tăng dòng chảy mặt và sinh ra trầm tích (H 10.4)
Thực vật ở cạnh dòng suối tăng sự cản trở đối với dòng chảy làm nước lũ chảy
xuống chậm.
 Ở những lưu vực sông có trồng rừng, những mảnh vụn hữu cơ lớn có thể gây
ảnh hưởng sâu sắc đến dạng sông suối và các quá trình ở đây.
Thực vật ở cạnh suối ngăn chặn xói mòn bờ dốc bởi vì rễ của nó bám và giữ đất

15
III. Nước mặt và lượng trầm tích
• Động vật ảnh hưởng đến dòng suối bằng
cách làm mất thực vật hoặc đào hang.
• Những động vật lớn ăn cỏ có thể phá hủy
môi trường cạnh dòng suối, gây xói mòn
bờ dốc.
• Những động vật đào hang xuyên qua đê
ngăn lũ có thể gây xói mòn, thậm chí làm
hư hỏng đê.

16
III. Nước mặt và lượng trầm tích
Sinh vật đất làm thay đổi cấu trúc
đất và kết quả là làm thấm một lượng
lớn nước vào đất, hạn chế dòng chảy
và xói mòn. Rễ cây và động vật đào
hang có thể tạo ra các lỗ to trong đất
và làm gia tăng tỉ lệ nước thấm vào đất.
Đất chứa nhiều chất hữu cơ có khuynh
hướng hết hợp lại với nhau – chúng
làm giảm đi sự xói mòn bề mặt và giữ
nước được lâu - Đất cát có độ kết hợp
thấp, dễ thấm và độ thẩm thấu cao.

17
III. Nước mặt và lượng trầm tích
•Hướng dòng chảy
Dòng chảy mặt hay thay đổi và phụ thuộc các điều kiện địa chất, thủy
văn, khí hậu, sinh học. Những nơi có rừng bao phủ, dòng chảy trực tiếp ít
thấy vì cây và các thực vật thấp che chắn nước mưa rơi xuống. Trong trường
hợp này nước có thể dễ dàng thấm vào đất ở dốc đồi và dòng chảy gọi là
through flow, là dòng nước ngầm nông ở trên mực nước ngầm (10.5)
Dòng chảy ngầm nông có thể xuất hiện gần con suối hay ở những chỗ
lõm của ngọn đồi, nếu mực nước ngầm gặp bề mặt đất.
Ở những vùng thực vật bao phủ thưa thớt, vùng bán khô cằn, nhiệt đới và
cận nhiệt đới giàu đất sét cản trở nước mặt xâm nhập và vùng sử dụng để
trồng trọt hay đô thị hóa, overland flow được sinh ra vì mưa xuống nhiều
hơn nước thấm vào đất.

18
III. Nước mặt và lượng trầm tích
Vì vậy ta có thể chia thành ba hướng
chính mà nước ở trên đồi chảy xuống
đường dốc ra con suối và chảy vào các lưu
vực là through flow, overland flow và
groundwater flow.
Hiểu được hướng của dòng chảy ở một
vùng để đánh giá tác động thủy học liên
quan đến sự thay đổi sử dụng đất.
Ví dụ: Mất thực vật và nén ép đất khi
đô thị hóa sẽ sinh ra overland khi đó sẽ
thay đổi từ đất rừng sang trồng trọt.
19
III. Nước mặt và lượng trầm tích
•Lượng trầm tích:
Lượng trầm tích được mang lại bởi sông như là một
phần công việc của nó trong chu trình đá.
Bảng 10.4 diễn tả sự khác nhau khá lớn của lượng
trầm tích chuyển tải trên một đơn vị diện tích ở những
vùng khác nhau.
Ví dụ: trung bình sông Lô ở Trung Quốc mang đi
lượng trầm tích gấp 200 lần so với sông Nile ở Ai Cập.
sông Missisipi không đục ngầu như sông Missouri, sông
Colorado.
Mối quan hệ giữa kích thước và lượng trầm tích ở lưu
vực đó là khi kích thước lưu vực tăng thì lượng trầm tích
trên một đơn vị diện tích cũng tăng (10.5)
20
IV. NƯỚC NGẦM
Nước dưới đất thật
quan trọng đó là nguồn
cung cấp nước ngọt chủ
yếu của chúng ta. Nó
nuôi sống thực vật và
làm phong hóa đá, đặc
biệt là đá carbonate,
hang động được tạo
thành là do đá bị hòa tan

21
1. Sự xuất hiện nước dưới đất
Nước dưới đất là một bộ phận trong chu trình thủy văn
Nước xâm nhập vào hệ thống đất đá từ bề mặt đất hoặc từ ao hồ,
sông suối trên mặt đất.
Các nguồn nước cung cấp cho nước dưới đất:
Mưa
Dòng chảy mặt
Hồ, ao, kho chứa nước
Cấp nước nhân tạo, chẳng hạn khi tưới vượt khả năng giữ ẩm
của đất
Nước ngầm ở vùng ven biển cũng có thể bị nhiễm mặn
Nước sau khi vận chuyển qua vùng đất không bão hòa dưới tác
dụng của trọng lực và lực khuyếch tán sẽ tới vùng bão hòa. Lượng
nước đến vùng bão hòa thuộc vào điều kiện thủy lực môi trường đất đá
xung quanh
Nước ngầm chảy ra khỏi lòng đất sẽ chảy vào ao hồ, sông suối
và cuối cùng chảy ra biển cả, trong quá trình ấy một phần có thể trực
tiếp bốc hơi trở về khí quyển. Bơm nước từ giếng là một lọai xuất lưu
nước ngầm nhân tạo 22
Sơ đồ chu trình thủy văn hình thành nước dưới đất
Bốc hơi Mưa khí quyển

Tổn thất cất giữ Tổn thất trực tiếp

Trữ mặt Tràn sườn dốc Lưới


Trữ sát mặt Chảy sát mặt
sông

Trữ ngầm tầng nông Nước ngầm tầng nông

Trữ ngầm tầng sâu Nước ngấm tầng sâu Bốc hơi

biển

23
2. Phân bố của nước dưới đất theo phương thẳng đứng

•Đới thoáng khí (vadose zone)


Nguồn gốc chủ yếu của nước ngầm là lượng nước mưa
thấm từ bề mặt trái đất vào trong và di chuyển xuyên qua
phần phía trên của đới thoáng khí.
Đới thoáng khí gồm tất cả những vật liệu của trái đất
nằm phía trên mặt nước ngầm (water table) (ví dụ: đất, đá
trầm tích).
Nước thấm từ bề mặt có thể di chuyển xuống xuyên qua
đới thoáng khí, đới hiếm khi bão hòa. Từ trước đến nay
đới thoáng khí được gọi là đới không bão hòa.
Đới thoáng khí có ý nghĩa đặc biệt vì những chất gây ô
nhiễm tiềm tàng thấm từ bề mặt được lọc qua đới thoáng
khí trước khi vào đới bão hòa (zone of saturation) 24
Ở giữa đới thoáng khí có lớp đất đá không thấm nước,
nước dưới đất bị giữ lại tạo ra tầng nước phụ hay còn
gọi là tầng chứa nước treo.

25
Đới thoáng khí có thể chia thành các vùng
nhỏ như:
–Vùng rễ cây: Vùng này kéo dài từ bề mặt
đất đến hết chiều sâu họat động của rễ cây
–Vùng trung gian: kéo dài từ bên dưới tầng
rễ cây đến biên trên của tầng mao dẫn.
–Vùng mao dẫn :Kéo dài từ mực nước ngầm
đến giới hạn dâng mao dẫn của nước.

26
•Đới bão hòa
Nước được lọc qua đới thoáng khí có thể vào hệ
thống nước ngầm hoặc đới bão hòa nơi diễn ra các
dòng bão hòa (flow occurs). Mặt trên của đới này là
mặt nước ngầm. Các viền mao dẫn (Capillary fringe)
ở phía trên mặt nước ngầm, trong hoạt động mao
quản nước đi lên theo các khe nhỏ do lực hút của điện
phân tử đối với phân tử nước khác .
Sự dịch chuyển của nước vào đới bão hòa xuyên
qua các vật liệu là toàn bộ chu trình thủy học và chu
trình đá.
Ví dụ : Nước có thể phân hủy khoáng chất từ
những vật liệu, tạo ra đá trầm tích. Nước ngầm có thể
vận chuyển trầm tích, nhiệt, khí, vi sinh vật
27
28
3. Phân loại hệ tầng chứa nước
•Tầng chứa nước (Aquifers)
Một tầng vật liệu có khả năng cung cấp nước ngầm với số
lượng lớn từ một cái giếng được gọi là tầng chứa nước.
Các vật liệu địa chất tạo ra các tầng chứa nước có năng suất
gồm: Cát sỏi, đất và những đá nứt nẻ mạnh như đá granit và đá
biến chất với tính xốp cao đủ để tạo ra các khoảng rỗng lớn ở
dưới mặt đất để vận chuyển và trữ nước ngầm.
Tầng với những vật liệu có thể giữ nước nhưng không truyền
nước đủ nhanh để bơm ra giếng gọi là tầng đá không thấm nước
(aquiclude) hay tầng cách nước (aquitard)

29
3. Phân loại hệ tầng chứa nước
•Tầng chứa nước được gọi là tầng chứa nước
không bị chặn (unconfined aquifer) nếu ở đó không
có lớp giới hạn để thu hẹp mặt trên của đới bão hòa
ở mặt nước ngầm. Nếu lớp giới hạn tồn tại thì gọi
là tầng chứa nước bị chặn (confined aquifer) hay
còn gọi là tầng chứa nước có áp.
•Giếng hình thành trong loại tầng chứa nước này
sẽ chảy không cần trợ giúp của máy bơm gọi là các
giếng có áp tự chảy. Khi giếng đào xuyên qua đới
thoáng khí đến đới bão hòa thì mới có nước, nếu
tìm được nơi có mặt nước ngầm cao thì đào giếng
cạn cũng có nước.
30
3. Phân loại hệ tầng chứa nước
•Thông qua việc bơm nước ngầm làm hạ mục thủy
cấp theo thời gian, đòi hỏi hạ thấp vị trí đặt máp bơm
hoặc khoan giếng sâu hơn. Những sự điều chỉnh này
thường rất tốn kém, chúng có thể hoặc không thể vận
hành tốt phụ thuộc vào điều kiện thủy học.
•Ví dụ: Tiếp tục đào sâu để điều chỉnh lại việc bơm
nước cho tốt hơn bằng cách khoan vào đá hóa thạch và
đá biến chất thì bị hạn chế. Nước ở các giếng được
bơm từ hệ thống các khe nứt có khuynh hướng đóng
lại hoặc giảm bớt số lượng khi độ sâu càng tăng. Cứ
như thế chất lượng nước ngầm sẽ bị suy thoái
31
•Tầng thấm nước yếu (aquitard):
Là một hệ địa chất có tính chứa nước và dẫn
nước kém. Đất thịt, đất sét pha cát là loại đất chứa
nước yếu.
•Tầng chứa nhưng không thấm nước
(aquiclude):
Là một hệ địa chất có khả năng chứa nước mà
không có khả năng dẫn nước. Ví dụ: Đất sét
•Tầng cách nước( aquifuge):
Là một hệ địa chất không có khả năng chứa nước
và cũng không có khả năng dẫn nước. Ví dụ: Các
loại đá granite. 32
3. Phân loại hệ tầng chứa nước
Tầng chứa nước có thể được phân loại thành tầng chứa
nước có áp và tầng chứa nước không áp, tầng chứa nước
bán áp là trung gian giữa hai loại trên.
•Tầng chứa nước không áp: là lọai tầng chứa nước
trong đó có mực nước ngầm biến đổi dưới dạng sông và
dưới dạng dốc
•Tầng chứa nước có áp: xuất hiện ở những nơi nước
ngầm bị nén ép dưới một áp suất khá lớn (lớn hơn áp suất
khí quyển).
•Tầng chứa nước bán áp: là tầng chứa nước có áp
nhưng tầng phía trên có khả năng xuyên thấm.
33
4) Sự dịch chuyển của nước ngầm
Tốc độ và hướng của sự dịch chuyển nước ngầm phụ
thuộc gradien thủy lực của mực nước ngầm và tính chất của
vật liệu hiện có.
Độ dẫn thủy học: một thông số rất quan trọng trong
thủy lực nước ngầm, gồm tính chất của vật liệu (đường kính
hạt, kích cỡ) và tính chất của chất lỏng di chuyển xuyên qua
nó (độ dẻo, tỷ trọng).
Độ thấm: Sức thu hút và di chuyển của nước trong đất
đá dưới tác dụng trọng lực được gọi là độ thấm. Độ thấm
chẳng những liên hệ với độ rỗng mà còn liên hệ với mật độ
hạt của đất đá. Giới hạn của tính thấm được dùng như một sự
đo lường của khả năng truyền chất lỏng của những vật liệu.
34
5. Định luật DARCY
Phát biểu: Lưu lượng dòng chảy qua một môi
trường lỗ rỗng tỉ lệ với cột nước tổn thất và tỉ lệ
nghịch với chiều dài quãng đường dòng chảy
Q = KIA
Lực truyền của dòng chảy nước ngầm được gọi
là cột thủy lực, với tại điểm của sự đo lường là
tổng của sự dâng lên của nước và tỉ lệ của áp lực
thủy lưu đối với từng đơn vị khối lượng của nước
Khi áp dụng định luật Darcy phải hiểu rõ phạm
vi ứng dụng của nó. Luật Darcy có nhiều ứng
dụng quan trọng đối với các vấn đề nước ngầm 35
6. Sự tương tác giữa nước mặt và nước
ngầm
Một điều đáng ghi nhớ là
nước dưới đất và nước trên mặt
không thể tách rời và cô lập
trong chu trình thủy quyển,
chúng là một chu trình kín. Sự
trao đổi giữa nước mặt và nước
dưới đất xảy ra ở mọi nơi như
sông, suối, ao, hồ, đầm lầy
Sự ảnh hưởng qua lại giữa
nước mặt và nước ngầm là vấn
đề quan trọng của môi trường
bởi vì ô nhiễm ở tầng nước mặt
có thể gây nhiễm bẩn tầng
nước ngầm a) Gaining stream
36
b) Losing stream
7. Các yếu tố ảnh hưởng đến mực nước
ngầm
•Áp suất khí quyển
Sự thay đổi áp suất khí quyển gây ra do sự dao động
mực nước thủy áp trong tầng chứa nước có áp. Mối quan
hệ đó là quan hệ nghịch biến hay có nghĩa là tăng áp suất
khí quyển sẽ làm giảm mực nước thủy áp và ngược lại
•Mưa
Mưa không phải là một chỉ thị chính xác của lượng bổ
sung nước ngầm do tổn thất trên mặt và dưới mặt đất cũng
như như là thời gian vận chuyển của thấm thẳng đứng .
Mực nước ngầm có thể chỉ ra sự biến động theo mùa do
mưa nhưng thông thường sự thay đổi này còn do sự xuất
lưu tự nhiên và ảnh hưởng của bơm hút. Hạn hán kéo dài
làm trong một vài năm làm cho mực nước ngầm hạ xuống
thấp. 37
•Gió
Gió thổi trên mặt của giếng gây ra ảnh hưởng thứ yếu đến
mực nước ngầm thông qua ảnh hưởng của áp suất khí quyển.
•Thủy triều
Trong những tầng chứa nước tiếp giáp với biển, sự dao động
của thủy triều dẫn đến sự biến động của nước ngầm.
•Ảnh hưởng của sự đô thị hóa
Quá trình đô thị hóa thường gây ra những sự thay đổi mực
nước ngầm do kết quả của việc làm giảm lượng bổ sung nước
ngầm và tăng cường khai thác nước ngầm. Ở những vùng nông
thôn nước dùng thường được lấy từ các giếng nông, trong khi đó
hầu hết các nước thải của đô thị trở lại đất thông qua các hồ
chứa nước bẩn. Do vậy sự nhiễn bẩn tăng lên, sau này người ta
đã phải đặt các hệ thống xử lý nước cống, nước thải, nước mưa
trong khu vực
38
• Ba điều kiện làm mực nước ngầm
giảm
– Làm giảm lượng bổ sung nước
ngầm do lát bề mặt
– Bơm hút tăng
– Giảm lượng bổ sung nước
ngầm do hệ thống thu nhận
nước ngầm từ trên xuống
• Ngoài ra còn có những ảnh
hưởng khác như ảnh hưởng của
động đất, ảnh hưởng của tải
trọng bên ngoài.
39
V. Việc sử dụng nước
•Offsteam use làm di chuyển hay làm lệch hướng
nước ra khỏi nguồn. Ví dụ bao gồm nước để tưới
tiêu, chăn nuôi, nước dùng cho các nhà máy nhiệt
điện, các hoạt động công nghiệp…. Hao phí ở đây
là nước sau khi sử dụng không trở về nguồn nước
mặt ngay lập tức. Nước sẽ bị bay hơi hay sẽ vào
các sản phẩm nông sản hay được tiêu thụ bởi con
người và động vật.
•Instream use liên quan đến việc dùng nước
nhưng không đem nó ra khỏi nguồn. Ví dụ như
nước sông dùng để tàu thuyền di chuyển, các nhà
máy thủy điện, môi trường sống cho cá và các loài
động vật khác và nước cho các hoạt động vui chơi.
40
V. Việc sử dụng nước
•Cá và các loài động vật hoang dã cần một
lượng nước nhất định và tốc độ dòng chảy để tối đa
các khả năng sản xuất sinh hóa và nó có thể khác
với các điều kiện dành cho việc sản xuất thủy điện,
nó đòi hỏi sự dao động lớn của dòng chảy để đạt
đến mức năng lượng cần thiết.
•Dòng nước cần thiết để di chuyển các thành
phần vật chất trong dòng sông có thể đòi hỏi các
kiểu dòng chảy khác. Vấn đề ở đây là bao nhiêu
nước có thể đem ra khỏi dòng nước và vận chuyển
tới nơi khác mà không làm tổn hại hệ thống này

41
V. Việc sử dụng nước
•Sự di chuyển của nước đến với con người
Trong xã hội hiện đại của chúng ta, nước
thường di chuyền một quãng đường rất lớn từ
những nơi có lượng mưa nhiều đến những nơi
khác.
Các hệ thống kênh đào được xây dựng từ các
dự án “ nước California ” và dự án “ thung lũng
trung tâm “ đã đưa một khối lượng lớn nước từ
miền Bắc đến các nơi thuộc miền Nam, gây các
ảnh hưởng bất lợi đến các hệ thống sinh thái
42
V. Việc sử dụng nước
Thành phố Los Angeles đã từng chịu các
trận hạn hán vào gần cuối thế kỷ 19 và đã tìm
kiếm các nguồn cấp nước tiềm năng và được
đặt trên thung lũng Owens. Bằng các biện
pháp khác nhau, một số trong đó gây ra các
tranh cãi, thành phố đã kiểm soát được dòng
nước và xây dựng xong “ hệ thống ống dẫn
nước từ sông Owens “ vào năm 1913. Kể từ
đó, lượng nước mặt được bơm hút từ thung
lũng Owens. Kết quả là vùng thung lũng
Owens đã bị sa mạc hóa.
43
V. Việc sử dụng nước
Nhiều thành phố lớn trên thế giới phải tìm kiếm nguồn
nước từ các vùng xa xôi. Ví dụ, thành phố New York phải
nhập khẩu nước từ các khu vực lân cận trong cả thế kỷ. Nước
sử dụng và cung cấp cho thành phố New York là một mẫu
hình lập lại. Nguồn nước mặt tại địa phương, các dòng suối
và nước sông Hudson đều được sử dụng. Dù gì đi nữa thì
lượng nước sử dụng vượt quá mức cung cấp tại địa phương,
vì thế nên vào năm 1842 con đập lớn đầu tiên được xây dựng
với chiều dài hơn 48 km ở phía Bắc của thành phố khi thành
phố phát triển một cách nhanh chóng từ Manhattan đến Long
Island, vấn đề nước lại gia tăng. Tầng chứa nước ở Long
Island mới đầu là nguồn nước uống nhưng sau này nguồn
nước tiêu thụ quá nhanh nên lượng nước mưa không bù đắp
lại kịp. Kết quả tại đó đã làm ô nhiễm nước mặt và nó còn bị
nhiễm mặn từ nước biển.

44
V. Việc sử dụng nước
Một con đập lớn hơn được xây dựng tại Croton ở khu
ngoại ô New York vào năm 1900, nhưng sự phát triển của
dân số đã tái diễn lại cùng một kiểu cũ: tình trạng sử dụng
ban đầu của nước mặt, sự ô nhiễm, sự nhiễm mặn và sự
cạn kiệt của nguồn tài nguyên này và tiếp theo đó là việc
xây dựng con đập mới lớn hơn, xa hơn. Các khu của
Brocklyn và Queen, ở phía Tây của Long Island, đã phải
hứng chịu ô nhiễm nước mặt kể từ những năm đầu của
thế kỷ 20, và họ phải nhập khẩu nước từ các vùng khác.
Các hạt ở phía Đông của Long Island ( Nassau và Suffolk
) không nhập khẩu nước đã ban hành các đạo luật rất
nghiêm khắc để bảo vệ và bảo tồn nguồn cung cấp nước.
Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm,
nhiễm mặn và sự cạn kiệt nguồn tài nguyên
45
V. Việc sử dụng nước
•Các khuynh hướng trong việc sử dụng nước.
Khuynh hướng trong việc sử dụng nước ở Mỹ cho ta
thấy về những sự quan tâm và cần thiết của việc quản lý
nguồn tài nguyên nước.
•Việc bảo tồn nguồn nước.
Cải tiến việc tưới tiêu nông nghiệp có thể làm giảm
lượng nước thất thoát từ 20 – 30 %. Đã có nhiều cải tiến
trong việc bảo tồn nguồn nước ví dụ như dùng máy tính để
điều khiển và sắp xếp lượng nước giải thoát từ các kênh đào,
kết hợp việc sử dụng nước trên bề mặt và nước ngầm, cải
tiến hệ thống tưới tiêu….
46
V. Việc sử dụng nước
Tỷ lệ nước cũng tạo nên những sự khác biệt.
Người dân ở Tucson trả nhiều hơn 75 % so với những
người ở Phoenix, nơi mà nguồn cấp nước chủ yếu từ
sông Salt chứ không phải từ nước ngầm. Tỷ lệ nước ở
Tucson được kết cấu để cổ vũ sự bảo tồn, và một vài
ngành công nghiệp sử dụng nước đều có những thước
đo lượng nước sử dụng. thông điệp ở đây chính là bởi
vì nước ở vùng Tây Nam nước Mỹ, và những nơi
khác sẽ sớm cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương
lai. Chúng ta có thể áp dụng mô hình ở vùng Tucson,
đặc biệt là ở những đô thị lớn như Los Angeles và San
Diego
47
VI. Quản lý nước
Quản lý tài nguyên nước là một vấn đề phức tạp, rắc
rối mà nó sẽ trở nên khó khăn hơn trong những năm
sắp tới khi nhu cầu sử dụng nước gia tăng.
•Việc quản lý nước trong tương lai:
Nước cung cấp cho người dân được xử lý giống như
một mặt hàng, nó có thể được mang đi và bán ra thị
trường như dầu hay gas. Nếu những người dân sẵng
sàng trả tiền cho việc dùng nước thì được phép điều
khiển dòng chảy, vì vậy sự phân phối và định giá như
họ được biết sẽ thay đổi.Nếu giá tăng cao thì “new
water” từ một nguồn khác có thể được dùng
48
VI. Quản lý nước
•Tính chất triết lý quản lý nước của
Leopold:
Nước mặt và nước ngầm là hai nguồn nước
thay đổi theo thời gian. Trong những năm mưa
nhiều, nước mặt sẽ phong phú và nguồn nước
ngầm gần nước mặt được bổ sung. Trong suốt
những năm này chúng ta hy vọng rằng những
công trình xây dựng, cầu cống và hệ thống chống
bão sẽ chống cự lại được lượng nước thừa ra.
Mỗi công trình được thiết kế để chịu được một
dung lượng nhất định nếu vượt quá có thể gây
nguy hiểm hoặc lũ lụt 49
VI. Quản lý nước
Vậy nước có thể được sử dụng khi nhu cầu
lớn, nhưng điều này sẽ chỉ có thể nếu những dự
án ở những nơi có khoan giếng và liên kết chúng
lại cho sự tồn tại những đường dẫn nước khi
mực nước dâng lên. Trong trường hợp nguy cấp
xảy ra có thể xử lý nước thải để dùng lại. Cơ bản
của việc sử dụng lại nước có thể quá mắc hoặc bị
phản đối bởi những lý do khác, nhưng trong thời
kỳ khẩn cấp những dự án thuận lợi cho việc sử
dụng lại nước đã được xử lý có thể đem ra dùng.
50
VI. Quản lý nước
•Việc quản lý nước sông Colorado
Người ta đã sử dụng nước sông Colorado khoảng 800
năm sớm nhất là những người dân Mỹ sống trên lưu vực
sông đó đã khai hóa nền văn minh với hệ thống phân phối
nước tinh vi.
Thượng nguồn của sông Colorado bắt đầu từ vùng
Wyoming và nó trải dài 2300 km đến biển, sông chảy
xuyên qua và tiếp giáp với 7 bang và quốc gia: Wyoming,
Colorado Utah, New Mexico, Nevada, Arizona, California
và Mexico. Mặc dù hệ thống lưu vực sông rất rộng lớn, bao
quanh miền Tây Nam nước Mỹ nhưng dòng chảy hàng năm
chỉ khoảng 3% sông Mississippi và ít hơn 1/10 của
Columbia.
51
Nước sông Colorado thích hợp cho nhiều
người dùng bao gồm 7 bang và nước cộng hòa
Mexico.
Có 2 hiệp ước quan trọng: hiệp ước sông
Colorado năm 1922 và hiệp ước Mexico năm
1944.
Việc quản lý lưu vực sông Colorado và nước
của nó đã làm nản lòng nhiều người bởi vì lưu
vực sông được mô tả là vốn có tính không ổn
định.
Việc xây dựng đập và hồ chứa làm trệch đi
sông Colorado đã được xem như một dự án
thành công từ quan điểm sử dụng nước 52
VII. Các đập nước, hồ chứa và những
kênh đào
Nhiều vùng nông thôn và thành thị yêu cầu nước được
phân phát từ nơi gần và trong một vài trường hợp thì xa
nguồn nước. Để hoàn thành hệ thống chứa nước và sự di
chuyển của nó thì những kênh đào và ống dẫn nước từ hệ
thống hồ chứa là cần thiết.
Những đập nước và hồ chứa thường được thiết kế với
nhiều chức năng khác nhau. Đó là, xây dựng đập và hồ
chứa cho nhiều hoạt động như nó là nơi điều hoà lượng
nước khi có lũ; là nơi vui chơi, nghỉ ngơi… Điều đó thật
là quan trọng để nhận ra sự điều hoà từ những thay đổi về
sử dụng thường là khó khăn
53
VII. Các đập nước, hồ chứa và những
kênh đào
Ví dụ, nhu cầu nước cho nông nghiệp sẽ tăng lên
trong suốt mùa hè, kết quả là làm cạn hồ chứa nước và
sản sinh ra bùn ở lòng sông. Tất cả đó là sự phản ứng
lại khi giảm lượng nước và lượng bùn, sẽ làm giảm giá
trị thẩm mỹ của con sông và hậu quả của nhu cầu nước
tăng cao là cản trở cuộc sống hoang dã (đặc biệt là đối
với loài cá) bởi sự nguy hiểm hoặc giới hạn cơ hội đẻ
trứng của chúng. Cuối cùng, những đập nước và hồ
chứa có khuynh hướng là làm cho ta có những cảm
giác sai lầm về bảo vệ cuộc sống dưới việc sở hữu cấu
trúc này, bởi vì những đập nước này không đủ khả
năng bảo vệ chúng ta chống lại những trận lũ lớn.
54
VII. Các đập nước, hồ chứa và những
kênh đào
Sự xung đột bên trên việc xây dựng thêm
các đập và hồ chứa nước luôn xảy ra. Những
người có khuynh hướng phát triển nước có
thể xem vị trí của đập nước như một nguồn
tài nguyên, ngược lại những người khác xem
nó như một vùng hoang du và điểm nghỉ
ngơi, giải trí trong tương lai.

55
VII. Các đập nước, hồ chứa và những
kênh đào

Đập nước hoover Glen Canyon Dam


56
VIII. Nước và hệ sinh thái
Các hệ sinh thái chính của thế giới tiến
hóa cùng với các điều kiện vật lý mà nó bao
gồm khí hậu, các chất dinh dưỡng, các loại
đất và thủy học.
Các sự thay đổi trong những yếu tố này
ảnh huởng đến hệ sinh thái, đặc biệt, những
sự thay đổi được gây do con ngưòi có thể
có những hậu quả, ảnh hưởng rộng rãi.

57
VIII. Nước và hệ sinh thái
Việc mở rộng sử dụng tài nguyên nước
có tác động lớn vào hệ sinh thái. Ví dụ việc
xây dựng đập nước High Dam ở Aswan, Ai
Cập đã lấy đi phù sa ở phía đông Địa Trung
Hải từ sông Nile làm giảm 1/3 việc tạo ra
các phiêu sinh vật phù du. Kết quả là cá
sardine, cá vằn, tôm hùm, việc đánh bắt tôm
giảm sút ở Địa Trung Hải, vì các loài này
phụ thuộc vào nguồn thức ăn là các phiêu
sinh vật phù du. 58
Đập high dam 59
VIII. Nước và hệ sinh thái
• Lưu vực sông Amazôn ở
Nam Mỹ có lưu lượng
trung bình chiếm 20%
lượng nước ngọt so với các
con sông của thế giới.
• Kế hoạch hồ chứa Tucurui
sẽ làm ngập hơn 2000 km2
rừng mưa nhiệt đới chưa
khai phá. Vấn đề này và dự
án tương tự chắc chắn sẽ
tác động đến lưu vực sông
Amazôn, đến dòng chảy hạ
lưu ảnh hưởng đến thực vật (Hồ chứa tucurui)
và động vật hoang dã 60
VIII. Nước và hệ sinh thái
• Các hồ nước mới được tạo ở các vùng nhiệt đới làm
nảy sinh những vấn đề kèm theo gồm sự phân hủy kỵ
khí của các vật liệu hữu cơ ở trong nước sâu và sự lấp
đầy của cặn lắng trong hồ chứa nước.
• Điều đáng lo ngại là việc khai thác gỗ ở đầu nguồn và
thượng lưu của Đập Tucurui vẫn tiếp diễn và đáng
quan tâm là hồ chứa sẽ gia tăng xói mòn đất và việc
sản xuất chất lắng đáng quan tâm, vì vậy làm giảm
tính có ích của hồ chứa.

61
VIII. Nước và hệ sinh thái
Đầm lầy
Swamps (đầm lầy do cây cối hoặc cây bụi
chiếm ưu thế).

black swamp,australlia
62
Marshed (Loại đầm lầy thường xuyên hay
liên tục bị ngập nước)

summer

winter

America's wetlands 63
Bogs (dạng đầm lầy có tích luỹ một số lượng
lớn than bùn)

Peat bogs in Northern Ireland


64
Prairie potholes (loại đầm lầy ngập nước
nhỏ như hồ).

Prairie potholes in Canada


65
Vernal pools (những nơi thấp nông thỉnh
thoảng giữ nước)

Northern Pine Plantation , australlia


66
Đầm lầy và các hệ sinh thái kèm theo có những đặc trưng
môi trường quan trọng :
•Những đầm lầy ven biển như đầm lầy ngập mặn cung cấp
vùng đệm cho vùng đất liền từ xói mòn ven biển cùng với bão
và những cơn sóng lớn.
•Nhiều đầm lầy là những nhà máy lọc tự nhiên của thiên
nhiên. Các thực vật trong đầm lầy có thể giữ lại cặn bã và
những độc tố một cách hiệu quả.
•Những đầm lầy nước ngọt là miếng bọt biển lọc tự nhiên.
Trong suốt mùa lũ chúng giữ nước, góp phần giảm bớt dòng lũ
hạ nguồn. Nước được giữ lại thoát ra chậm sau cơn lũ.
•Các đầm lầy thường là những vùng đất lớn,nơi mà nhiều
dưỡng chất và hóa chất là chu trình tự nhiên cung cấp nơi ở cho
một lượng lớn các động vật hoang dã và thực vật khác nhau.
•Các đầm lầy nước ngọt thường là vùng đất của tải lượng
nước ngầm cho tầng thủy cấp. Một vài cái trong số chúng -
chẳng hạn như đầm lầy (spring – fed marsh)- các điểm đổ ra
của nước ngầm.
67
IX. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐỊA
CHẤT
•Nước chảy tràn vận chuyển các vật liệu trầm tích, ở
những nơi không có thảm thực vật. Góp phần lớn trong
việc gây xói mòn đất
•Nước dưới đất là một loại động lực ngoại sinh đáng
chú ý về các mặt: rửa rũa, hoà tan, xói ngầm, vận chuyển
và tích tụ vật liệu. Ngoài ra nước dưới đất cũng tham gia
tích cực vào hoạt động phong hoá hoá học như oxi hoá,
hydrat hoá, thuỷ phân.
•Bơm nước nhiều làm hạ mực thuỷ cấp theo thời gian.
•Đập và hồ nhân tạo có nhiều giá trị hữa dụng: thuỷ
điện, lưu trữ nước, kiểm soát lũ…Nhưng chúng cũng có
nhiều tác hại: Bồi tích lòng hồ, xói mòn phía hạ lưu, thay
đổi mực nước ngầm…
68
• Việc đào kênh mương nếu không dược tính toán cẩn
thận, sẽ bị xói mòn thất thường, gây hại cho nghề nuôi
trồng thuỷ sản, làm thay đổi độ muối và nhiệt độ (thậm
chí làm bẩn) các thuỷ vực nhận nước, gia tăng bùn lắng
ở vùng nhận nước, giảm chất dinh dưỡng ở vùng bị tháo
khô.
• Tại các đô thị và khu công nghiệp bơm hút nước quá
sức tự phục hồi của bồn nước ngầm đã gây nên hiện
tượng hạ mực thuỷ cấp. Khi mực thuỷ cấp ngầm bị hạ
thấp, các lớp trầm tích chứa nước bị nén chặt và giảm
thể tích, gây ra hiệu ứng lún bề mặt
• Trong vòng 200 năm qua qua một nửa số lượng đầm lầy
ở Hoa Kỳ , bao gồm 90% các đầm lầy nước ngọt bị biến
mất là kết quả của sự tưới tiêu cho mục đích nông
nghiệp hay cung cấp nước cho thành thị hoặc sự phát
triển công nghiệp.
69
X.Tổng kết
Vòng tuần hoàn của nước bao gồm sự di chuyển, sự lưu trữ, sự chuyển
đổi của nước từ 1 phần của vòng tuần hoàn sang các dạng khác. Sự di
chuyển của nước trong đất – sự chảy tràn trên bề mặt và dưới bề mặt đất -
là 1 phần của vòng tuần hoàn có liên quan trực tiếp nhất đến con người.
Một cách toàn cầu, nước là một trong những nguồn tài nguyên phong phú
nhất có thể tái tạo được.
Nước là 1 dung môi phổ biến, nó là thành phần cơ bản của tất cả các cơ
thể sinh vật và đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành phần
của đất. Nước ở dạng các màng mỏng loãng bao quanh phân tử đất.
Nước có 3 cách chảy chính: chảy trên bề mặt, chảy dưới bề mặt đất
nông, và nước chảy ngầm. Hiểu được ba kiểu vận hành này có ý nghĩa
quan trọng trong việc hiểu bằng cách nào đất sử dụng thay đổi lại có thể
ảnh hưởng đến việc chảy tràn và sản phẩm trầm tích.

70
Việc xây dựng đập của sông giúp cho việc đảm
bảo công suất phân phối nước, cho phép tưới
những vùng hạn hán trước đây, nhưng việc này
đã mang lại các dấu hiệu về sự thay đổi hệ sinh
thái. Thêm vào đó, tưới theo hướng ngược dòng
sông đã làm tăng lên một cách đáng kể độ mặn
của nước chảy xuôi dòng. Xây dựng đê, hồ chứa
nước, và hệ thống kênh đào đã gây nên vấn đề
liên quan đến môi trường và các vấn đề về sức
khỏe, đặc biệt là ở những nước đang phát triển.
Vì vậy quản lý nguồn tài nguyên nước cần một
triết lý mới gồm các nhân tố địa chất, địa lý, khí
hậu và những cách tận dụng sáng tạo khác.
71
72

You might also like