You are on page 1of 42

I/ KHÁI NIỆM:

•Toàn cầu hóa (Globalization) là “một xu hướng


làm các mối quan hệ trở nên ít bị ràng buộc bởi
địa lý lãnh thổ”.

•Là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi


trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra
bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa
các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc
độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.

•Về bản chất thì toàn cầu hóa là sự mở rộng thị


trường ra ngoài biên giới quốc gia.
II/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ NHẤT (1492 –
1760)
•Được đánh dấu bởi sự kiện Christopher
Columbus tình cờ phát hiện ra Châu Mỹ, kéo
dài cho đến cuối thế kỷ 18 và đã để lại nhiều
hệ quả sâu sắc.
•Là lịch sử của các cuộc chinh phạt và sự manh
nha của chủ nghĩa thực dân. Thế giới co lại từ cỡ
lớn -> trung bình
•Sức mạnh quốc gia như thế nào trong tổng
thể nền kinh tế?
LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA THỨ HAI
(1760 - 2000)
•Đánh dấu bằng cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ nhất khởi thủy từ nước Anh vào nửa
cuối thế kỷ 18 và kéo dài cho đến thế chiến
thứ nhất.

•Khẳng định vai trò chi phối của các công ty


xuyên quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Vị trí
các công ty trong tổng thể nền kinh tế thế giới?
GIỮA HAI LÀN SÓNG TOÀN CẦU HÓA
(1914 - 1980)
•Thế chiến thứ 2 cũng đã cho thế giới thấy nhu
cầu hợp tác và xích lại gần nhau giữa các quốc
gia, và một số thể chế toàn cầu đã được hình
thành ngay sau chiến tranh như UN, WB, IMF
v.v.
•Làn sóng toàn cầu hóa trên thế giới có nhích
lên chút ít nhưng không thể lan xa được do bị
chặn đứng bởi bức màn thép và bởi vực thẳm
khác biệt về ý thức hệ giữa hai phe xã hội chủ
nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
LÀN
LÀN SÓNG TOÀN
SÓNG TOÀN CẦU
CẦU HÓA
HÓA THỨTHỨ BA -(1980
BA (1980 ?) - ?)
•Thực sự nổi lên vào những năm 1980, đánh dấu
bởi sự gia tăng của công-ten-nơ hóa, sự phát triển
vận tải hàng không, cước phí thông tin liên lạc giảm
đi một cách nhanh chóng, sự phát triển ứng dụng
rộng rãi của CNSH và điện tử, và sự xuất hiện và
phát triển như vũ bão của Internet.
•Toàn cầu hóa gia tăng tốc độ và vì vậy thu hẹp
khoảng cách không chỉ trong không gian vật lý mà
còn trong mọi chiều kích của cuộc sống loài người,
thế giới co từ cỡ nhỏ -> siêu nhỏ -> thế giới phẳng.
Vị trí các cá nhân trong nền kinh tế thế giới?
TOÀN CẦU HÓA Ở VIỆT NAM:
Tình hình:
•Sau thế chiến thứ hai, hệ thống thuộc địa hoàn
toàn sụp đổ và thế giới được chia làm hai phe thù
địch: phe XHCN và phe TBCN, đóng chặt cửa
với nhau về kinh tế một cách nghiêm ngặt.
=> Vấn đề toàn cầu hóa không thể đặt ra.
•Các nước tư bản có nền kinh tế phát triển rất cao,
sản xuất ra nhiều hàng hóa tiêu dùng
nhìn ngắm cái thị trường to lớn của phe XHCN.
•Các nước XHCN cắn răng chịu đựng, cố sản xuất
các hàng hóa nhu yếu phẩm một cách nhanh,
nhiều, tốt, rẻ để phục vụ nhân dân mình.
•Quá trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam
từ 1986.
•Kinh tế Việt Nam thời phong kiến mang tính
“trọng nông ức thương"
•Cảng Vân Đồn, Phố Hiến, Lẻ Chợ là những
nơi buôn bán sầm uất thời thế kỷ XVII với sự
hiện diện của các thương gia, các thương
điếm và tàu bè nước ngoài như Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Hà Lan, Anh, Bồ Đào
Nha...
III/ ĐẶC ĐIỂM:
Các dấu hiệu của toàn cầu hoá:
•Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc
độ tăng trưởng kinh tế thế giới
•Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài
•Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua
việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh
liên lạc và điện thoại
Các dấu hiệu của toàn cầu hoá:

•Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân
ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá
làm mất đi bản sắc văn hoá riêng thông qua sự đồng
hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của
văn hoá.
•Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới
quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc
thành lập các tổ chức như WTO và OPEC
•Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
•Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
Các dấu hiệu của toàn cầu hoá:

•Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu


•Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
•Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu;
v.d. luật bản quyền
•Vai trò các tổ chức tài chính quốc tế chi phối nền
kinh tế thế giới: IMF, WB,…
Đặc điểm chính:

1) Toàn cầu hóa diễn ra trong sự thống nhất và mâu


thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia với nhau và lợi
ích chung toàn thế giới. Xu hướng vừa hợp tác, vừa
cạnh tranh là phổ biến.
2) Sự phát triển của cách mạng khoa học
và công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của
cách mạng tin học đã tạo ra những biến
đổi to lớn. Hình thành nền kinh tế tri
thức, tri thức và công nghệ hiện đại trở
thành yếu tố quyết định nhất đối với sản
xuất
Đặc điểm chính:
3) Kinh tế thị trường hiện đại phát triển thúc đẩy
tự do hóa kinh tế và sự thâm nhập kinh tế giữa các
nước. Quan hệ kinh tế rất đa dạng. Sự phân bổ lại
các nguồn lực trên thế giới diễn ra nhanh chóng.
4) Nhà nước vẫn đóng vai trò quyết định để bảo vệ
lợi ích các nhà kinh doanh của mình trong toàn cầu
hóa. Đường lối, chính sách của Nhà nước đóng vai
trò quyết định nhất. Hình thành các thể chế, các tổ
chức kinh tế, tài chính, thương mại trên toàn cầu, khu
vực và các hiệp định song phương với nhiệm vụ thúc
đẩy, điều phối, trọng tài...
Tác động của toàn cầu hoá
Khía cạnh kinh tế
Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực về tay
các tổ chức đa phương như WTO.
Tác động của toàn cầu hoá

Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ


•Tạo ra một sự đa dạng cho các cá nhân, giúp con
người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở
quy mô toàn cầu.
•Tạo ra một sự đồng nhất đối với các dân tộc
•Hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh
toàn cầu"
Tác động của toàn cầu hoá

Khía cạnh chính trị


Phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống
chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm
nhà nước-quốc gia.

 cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế
nào đó
IV/ CƠ HỘI:

•Cơ hội phát triển về kinh


tế - kỹ thuật

•Khả năng giao lưu văn


hóa, trí tuệ, chuyển giao
công nghệ
IV/ CƠ HỘI:
•Đối với Việt Nam thì đây là cơ hội rất lớn để
chúng ta có thể phát triển và xây dựng những
tiền đề vật chất – kỹ thuật cho quá trình xây
dựng CNXH.
V/ THÁCH THỨC:
1. Mở rộng thêm khoảng cách giàu - nghèo
2. Thách thức mới
đối với nền độc lập,
chủ quyền quốc gia,
làm xói mòn quyền
lực của Nhà nước,
dân tộc.
3. Nhiều mặt hoạt động và đời sống của con
người trở nên kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài
chính đến an toàn văn hoá, xã hội, môi trường.
Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam có lẽ là
thách thức về kinh tế .
Cùng với thách thức về kinh tế, toàn cầu
hóa đang đặt ra cho nước ta những thách
thức lớn về mặt xã hội.
Tỉ lệ thất nghiệp theo quốc tịch:
Ngoài thách thức về kinh tế và xã hội, Việt Nam
còn phải đối mặt với thách thức không nhỏ về
văn hóa.
Những vấn đề đặt ra trong quá trình toàn cầu
hoá và hội nhập đối với các nước đang phát
triển.

•Cần nhận thức đúng đắn toàn cầu hoá và hội


nhập là một xu thế khách quan.
•Điều quan trọng nhất là phải chuyển đổi cơ cấu
kinh tế trong nước và phải cải cách bộ máy nhà
nước, điều chỉnh cơ chế chính sách, luật lệ, tập
quán kinh doanh của nước mình cho phù hợp với
thể chế (luật chơi) của quốc tế.

You might also like