You are on page 1of 7

2.1.

Quá trình phèn hóa


a. Khái niệm
Đất phèn được hình thành trên các sản phẩm bồi tụ
phù sa với vật liệu sinh phèn. Nếu để đất màu đen đó hong
khô ngoài không khí sẽ xuất hiện màu vàng và bốc mùi của
chất lưu huỳnh - đó chính là chất phèn gồm hỗn hợp của
sunphát nhôm và sunphát sắt. Hiện tượng này liên quan
đến nguồn gốc hình thành của đất phèn.
b. Phân loại
- Về khía cạnh phát triển và thuần thục của đất, có thể
chia đất phèn làm 2 dạng:
+ Phèn tiềm tàng: tồn tại trong điều kiện nhiễm mặn
thường xuyên và luôn ngập nước. Đất ở trạng thái kém
thuần thục, chưa ổn định về cơ giới.
+ Phèn hoạt động: xảy ra ở những nơi nước không tồn
tại thường xuyên, khi tiếp xúc với không khí, lượng oxy
trong đất nhiều, quá trình oxy hóa diễn ra mạnh.
 - Theo độ sâu của tầng phèn trong đất, đất phèn được
chia thành 3 loại:
 + Đất phèn nặng: có tầng phèn hoạt động nằm ở cách
mặt đất khoảng 50cm.
 + Đất phèn trung bình: tầng phèn nằm cách mặt đất
từ 50 – 100cm.
 + Đất phèn nhẹ: tầng phèn nằm cách mặt đất 100 –
150cm.
 C. Nguyên nhân
Sự ôxy hoá các sản phẩm hữu cơ chứa lưu huỳnh (xác
các cây sú, vẹt, mắm, đước, tràm,...) là nguyên nhân
chính để sinh ra chất phèn:
 Những vùng đất bị biển lấn sâu và thực vật đầm lầy
biển khi chết sẽ bị chôn vùi và phân hủy, phóng thích ra
lưu hùynh dưới dạng khoáng. Trong môi trường nước lợ
lại có nhiều sắt, nhôm trong các lớp sét trầm tích kết hợp
với lưu huỳnh tạo thành tầng bùn giàu pyrit (FeS2). Đây
chính là vật liệu sinh phèn.
 d. Tính chất
 - Bản chất của quá trình phèn hóa là sự oxy hóa
pyrit (FeS2) thành khoáng sulfat và axit sulfuric làm cho
đất trở nên rất chua. Khoáng đặc trưng trong quá trình
chuyển hóa này là jarosite KFe3(SO4)2(OH)6 có màu
vàng rơm tươi.
 - Hàm lượng độc tố trong đất cao: trong đất phèn,
lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao.
 - Hình thái phẫu diện của đất phèn rất đặc trưng, và
chia ra bốn tầng rõ rệt: tầng canh tác, tầng đế cày, tầng
đất cái chứa nhiều xác thực vật và cuối cùng là tầng cát
lỏng màu xám đen.

- Hai loại đất phèn:
 + Đất bị phèn là do trong đất có chứa vật liệu
sinh phèn gồm lưu huỳnh kết hợp với sắt tạo
thành dạng sunfua sắt (FeS2). Đây là dạng phèn
tiềm tàng nằm dưới tầng đất mặt và chưa gây
độc cho cây trồng trong điều kiện đất luôn ngập
nước. Chỉ khi tiếp xúc với không khí thì chúng
mới tạo thành phèn hoạt động và gây độc cho
cây trồng.
 + Khi phèn tiềm tàng trở thành phèn hoạt động
thì tùy theo loại độc chất mà chúng có thể tan
hoặc không tan, có thể tạo nên váng màu vàng
hay ánh bạc nên biểu hiện trên đồng ruộng cũng
khác nhau. Nếu độc chất phèn là sắt thì sẽ thấy
màu đỏ nâu của rỉ sắt (còn gọi là phèn nóng) và
độc chất phèn nhôm sẽ có màu trắng (còn gọi là
phèn lạnh).
 e. Ảnh hưởng của phèn hóa
 - Trong đất phèn, độ pH thấp, lượng độc chất Al3+,
Fe2+, SO42- rất cao và pH môi trường xuống thấp khả
năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ,
không thể tự làm sạch được nữa nên cả môi trường bị ô
nhiễm nặng.
 - Động vật, thực vật, vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt,
đa dạng sinh học môi trường không còn nữa.
 - Hàm lượng muối cao trong đất phèn càng làm cho
đất phèn có diễn biến phức tạp và thường gây ra những
bất lợi cho sản xuất cũng như môi trường.
 f. Cải tạo
 - Trong đất phèn có chứa rất nhiều lưu huỳnh ở các dạng
khác nhau, trong đó có những dạng gây độc cho cây
trồng như sunfua, sunfit, sunfat... Như vậy trên đất phèn
thì không nên bón những loại phân có chứa lưu huỳnh
như đạm sunfat hay phân 16 – 16 – 8 – 13 S.
 - Sử dụng super lân hoặc kết hợp phun phân bón lá có chứa
lân. Phân lân sử dụng riêng và bón lót sớm lúc làm đất lần
cuối sẽ hiệu quả hơn.
 - Làm cho các độc chất trở nên bất động không gây hại cho
cây trồng bằng cách bón vôi để giảm nhanh độ chua, nâng pH
đất lên nhưng thường rất tốn tiền.
 - Vấn đề khá quan trọng là bón phân hữu cơ hoai mục: khi
bón vào ruộng sẽ kết hợp với các độc chất phèn làm cho
chúng không gây độc mà lại ít tốn kém.
 - Trong quá trình quản lý đất phèn, trước hết phải ngăn chặn
không cho các vật liệu sinh phèn bên dưới có cơ hội tạo thành
độc chất gây hại. Do đó việc dùng nước ém phèn là rất quan
trọng mà căn cơ là hệ thống thủy lợi phải luôn được đảm bảo.
 - Tạo ra các loại giống cây trồng có khả năng chống chịu phèn
 - Cách làm đất để ruộng không bị xì phèn:
 + Đối với đất phèn nhẹ trung bình: có thể cày sâu khoảng
20 – 25cm, sau một thời gian sẽ làm cho tầng canh tác đất
dày lên và tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ, giảm được
độc sắt.
 + Đối với đất phèn nhẹ trung bình: có thể cày sâu
khoảng 20 – 25cm, sau một thời gian sẽ làm cho tầng canh
tác đất dày lên và tăng khả năng khoáng hóa chất hữu cơ,
giảm được độc sắt.
 + Đối với đất phèn nặng: do có tầng phèn tiềm tàng gần tầng
đất mặt thì không được cày sâu vì nếu cày sâu thì vô tình sẽ
lật cả tầng phèn lên trên và gây độc cho lúa.
 - Cày ải trên đất phèn thì cần chú ý:
 + Đối với đất phèn nhẹ và trung bình: có thể làm đất
nhuyễn để tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng tốt và cày ải
nhằm cắt đứt được các mao dẫn phèn từ dưới lên trên và
tạo điều kiện cho sắt hóa trị 2 (Fe2+) là loại sắt gây độc cho
cây lúa bị oxit hóa chuyển sang sắt hóa trị 3 (Fe3+) có màu
vàng sậm không còn gây độc nữa.
 + Trên đất phèn nặng: không nên làm đất nhuyễn quá vì
nó sẽ tạo thành những mao dẫn giúp chất độc từ dưới dẫn
lên trên và axit nhôm trong đất phèn sẽ có cơ hội giải phóng
ra các độc chất nhôm. Và cũng không nên cày ải vì nó sẽ tạo
điều kiện cho không khí chui xuống bên dưới tiếp xúc với
tầng phèn và oxy hóa chất sinh phèn tạo thành chất độc gây
hại cây lúa.

You might also like