You are on page 1of 43

GVHD : ThS Lê Việt Thắng

Nhóm 3 : Cao Diệu Tiên 07092582


Trần Quốc Tài 07092530
Lê Đình Trạng 07092519
Nguyễn Hồng Sơn 07092515
Nguyễn Thanh Tâm 07092547
Nguyễn Ngọc Thành 07092435
Phạm Lê Ngọc Tú 07092562
Nguyễn Thị Xuân Thiện 07092475
Nguyễn Thị Hoài Trang 07092479
Mục lục
 Lời mở đầu
 Biến đổi khí hậu là gì ?

 Nguyên nhân của biến đổi khí hậu

 Hậu quả biến đổi khí hậu

 Cách khắc phục biến đổi khí hậu

 Kết luận
Lời mở đầu
Biến đổi khí hậu và hậu quả của nó không
phải là những điều chỉ nằm trong dự đoán
tương lai. Thực tế, nó đã và đang diễn ra từng
ngày, từng giờ trên thế giới nói chung và ở
Việt Nam nói riêng.Cụm từ “ Biến đổi khí
hậu” hay “Climate Change” trong thời gian
gần đây đã xuất hiện nhiều hơn trên các
phương tiện thông tin đại chung,các buổi diễn
đàn,các cuộc hội nghị mang quy mô.Vậy biến
đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là gì?
 Biến đổi khí hậu trái đất là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh
quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai
bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
 Nói một cách khác: Biến đổi khí hậu là sự biến

đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình


dao động khí hậu duy trì trong khoảng thời
gian dài,thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn.
Đặc điểm của biến đổi khí hậu
 Quá trình biến đổi diễn ra từ từ, khó bị phát
hiện,không thể đảo ngược trở lại.
 Diễn ra trên phạm vi toàn cầu, tác động đến tất cả các
châu lục, ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của sự
sống(thực vật,động vật, đa dạng sinh học, cảnh quan,
môi trường sống…)
 Cường độ ngày một tăng và hậu quả ngày càng nặng
nề khó lường trước được.
 Nguy cơ lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong
lịch sử phát triển của mình
Các biểu hiện của sự biến đổi khí
hậu trái đất gồm:
 Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung.
 Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
 Sự dâng cao mực nước biển do tan băng dẫn tới sự ngập úng
của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
 Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên
các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự
sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của
con người.
 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí
quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu
trình sinh địa hoá khác.
 Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng
và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Các biểu hiện của BĐKH
Giới khoa học khẳng định sự biến mất của hồ Aral sẽ gây
nên thảm họa sinh thái và kinh tế cho khu vực.
Con tàu hơi nước đang di chuyển rất khó khăn giữa các tảng
băng lớn trên sông băng Muir ở Alaska (ảnh trên). Tuy nhiên,
băng ở vị trí này đã hoàn toàn biến mất từ 4 năm trước đây
(ảnh dưới).
Sông băng khổng lồ McCarty ở Alaska nhưng vào năm
2004 cây đã mọc kín những vùng trước đây được bao phủ
bởi băng
Các nhà
khoa học đã
tiến hành so
sánh hình
ảnh của các
sông băng
được chụp
trong những
năm gần
đây với hình
ảnh của
chúng được
chụp cách
đó hàng
chục năm
Nguyên nhân gây BĐKH là gi?
 Qua trình tự nhiên do sự tương tác giữa trái
đất và vũ trụ, sự biến đổi khí hậu qua các hoạt
động địa chất : động đất, tro núi lửa, sự biến
đổi của lượng mây…
 Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trái
đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các
chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác
quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà
kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển,
ven bờ và đất liền khác.
Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính
 Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ
chiếm 78% khối lượng, khí oxy chiếm 21%, còn lại
khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon,
mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô, ôzôn,… và hơi
nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, nhuưng các
khí đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là
các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất
khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ
lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC
 Nhưng thời gian trở lại đây,do hoạt động
của con người mà lượng khí nhà kính
trong khí quyển đã tăng đến mức không
kiểm soát được gây nên hiện tượng hiệu
ứng nhà kính.
 Gần như hoạt động nào cũng có thể thải

ra khí gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là


ngành công nghiệp,chăn nuôi,điện lạnh,
sản xuất ôtô, giao thông, chiến tranh…
Hiệu ứng nhà kính
Và dẫn tới…
 Đây cũng được xem là nguyên nhân chính
dẫn đến hàng loạt những hiện tượng bất
thường de doạ đến sự sống trên Trái đất
 Nhiệt độ trái đất tăng lên;
 Băng tan: hai cực, Greenland, Himalaya;
 Nước biển dâng lên: (0,69, 1m, > 1m)
 Bão lũ, úng lụt, hạn hán, sa mạc hóa;
 Hải lưu đại dương thay đổi> Elnino;
Lanina.
 Tần suất thiên tai, cường độ và thời gian
xảy ra đều thay đổi theo hướng xấu đi
Hậu quả của BĐKH
Bãi biển ở Miami nằm trong số rất nhiều những khu vực khác
trên thế giới đang bị đe dọa bởi nước biển dâng ngày cao.
Các núi băng và sông băng đang
teo lại dần
Những đợt nắng nóng gay gắt gây nên hạn hán,thiếu nước
sử dụng ảnh hưởng đến tính mạng của con người và động
vật
Nhiệt độ nước ở các biển và đại dương ấm lên là nhân tố
tiếp thêm sức mạnh cho các cơn bão, lũ lụt.
Maldives, được mệnh danh là một thiên
đường giữa Ấn Độ Dương là đất nước có
tới 1.200 hòn đảo. vị trí cao nhất của quốc
đảo này chỉ còn cách mặt nước biển
khoảng 2,5m do thay đổi khí hậu toàn cầu,
thiên đường xinh đẹp này có thể biến mất
dưới đáy biển.
Mất đa dạng sinh học
Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc
có nguy cơ tuyệt chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt
với nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm
từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa. Tình trạng đất hoang hóa và mực nước biển
đang dâng lên cũng đe dọa đến nơi cư trú của chúng ta. Và khi cây cỏ
và động vật bị mất đi cũng
đồng nghĩa với việc
nguồn lương thực,
nhiên liệu và thu
nhập của chúng ta
cũng mất đi.
Ảnh hưởng đến sức khoẻ
 Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm như muỗi,
ve, chuột,… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây
nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên
thế giới.
 Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi
khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.
 Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở
nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ
đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Lượng phấn hoa của thực vật
tăng lên trong mấy thập kỷ qua
do hiệu ứng nhà kính, khiến
số người bị dị ứng phấn tăng
lên.
Các hệ sinh thái bị phá hủy
 San hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên chỉ là
một trong rất nhiều tác hại của biến đổi khí hậu
đến các hệ sinh thái.
 Biến đổi khí hậu và lượng cacbon dioxite ngày
càng tăng cao đang thử thách các hệ sinh thái
của chúng ta. Các hậu quả như thiếu hụt nguồn
nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng
lượng và nhiên liệu khan hiếm, và các vấn đề y tế
liên quan khác không chỉ ảnh hưởng đến đời sống
của chúng ta mà còn là vấn đề sinh tồn.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ
chiến tranh
 khi nhiệt độ tăng, sản lượng lương thực sẽ
giảm do cây trồng sinh trưởng kém hơn. Ngoài
ra năng suất lao động trong nhiều ngành kinh
tế khác cũng giảm. Tình trạng đó khiến kinh tế
tụt dốc. Khi nền kinh tế suy yếu, căng thẳng xã
hội và nguy cơ xung đột sẽ tăng. Sự ấm lên
toàn cầu cũng khiến số lượng nguồn nước ngọt
giảm dần. Trong tương lai tranh chấp nguồn
nước sẽ trở thành một trong những nguyên
nhân gây mâu thuẫn giữa các quốc gia.
Việt Nam đang chịu tác động mạnh của
BĐKH
 Theo các chuyên gia môi trường, Việt Nam là một trong 5
nước chịu tác động mạnh nhất theo chiều hướng ngày càng
phức tạp.
 Về nước biển dâng: mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm
2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng 75cm. Tương đương
với mực nước biển dâng 75cm thì phạm vi ngập khu vực
TP.HCM là 204km2 (10%), ĐBSCL diện tích ngập
7.580km2 (19%).
 Những vùng, khu vực được dự tính chịu tác động
lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói
trên là dải ven biển Trung bộ, vùng núi phía Bắc và
Bắc Trung bộ, vùng đồng bằng Bắc bộ và ĐBSCL.
Biện pháp khắc phục
 Đây là một vấn đề được đặt ra với tất cả các quốc gia
trên thế giới,không phải một sớm một chiều có thể
thực hiện được.
 Trước tiên là ý thức của mỗi người, đây là một yêu
cầu cần thiết nhất trên con đường đi cứu lấy hành tinh
của chúng.
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường,TNTN, sử dụng
tiết kiệm năng lượng…trong cộng đồng
 Mỗi nhà nước phải vạch ra những kế hoạch,chính
sách cụ thể về bảo vệ môi trường và chống BĐKH;
như trồng rừng,giảm lượng khí nhà kính…đưa ra
những hình phạt mạnh đối với hành vi gây hại cho
môi trường và sự sống trên trái đất
Cám ơn
Thầy và các
bạn đã theo
dõi

You might also like